SAO CHỒI CÓ ĐÂM VÀO TRÁI ĐẤT KHÔNG?
Nói đến sao chổi, rất nhiều người sẽ nghĩ rằng sao chổi là một thiên thể xinh đẹp có chiếc đuôi dài. Còn ở thời cổ đại thì sự xuất hiện của sao chổi thường được coi là dấu hiệu của tai họa. Trên thực tế, sự xuất hiện của nó chỉ là một hiện tượng tự nhiên mà thôi.
Sao chổi mà chúng ta nhìn thấy do 3 bộ phận là thân, tóc và đuôi sao chổi tạo nên. Trong đó, đuôi sao chổi là cái thu hút sự chú ý của mọi người nhất, nó có thể dài trên mấy chục triệu kilomet, thậm chí còn dài hơn. Thành phần chủ yếu của thân sao chổi là băng và có một ít bụi. Tóc sao chổi, đuôi sao chổi là lớp bụi ở thể khí được hình thành do thân sao chổi phóng ra dưới tác dụng của bức xạ mặt trời.
Vào đầu thế kỷ 20, các nhà thiên văn học đã tính ra rằng: năm 1910, sao chổi Haley sẽ trở về gần mặt trời, đồng thời sao chổi sẽ quét qua trái đất. Lúc đó, mọi người vô cùng sợ hãi, một số tờ báo thậm chí còn nói rằng ngày tận cùng của thế giới sắp đến rồi. Ngày 19/5, sao chổi Haley đã đi qua quỹ đạo của trái đất và trái đất đã bình yên xuyên qua chiếc đuôi của nó. Trên thực tế, đuôi sao chổi do một lớp khí rất mỏng và loãng tạo nên, cho nên việc trái đất xuyên qua đuôi của sao chổi chỉ như chú chim yến xuyên qua màn sương mà thôi, không hề chịu bất cứ ảnh hưởng gì.
Đuôi của sao chổi quét qua trái đất sẽ không gây ảnh hưởng gì, nhưng nếu như phần chính của sao chổi - thân sao chổi mà đâm phải trái đất thì sẽ không được yên bình như thế. Vậy thân sao chổi có đâm phải trái đất không?
Sáng sớm ngày 30/6/1908, một thiên thể mang theo quả cầu lửa cực lớn, bỗng phát nổ mạnh trên bầu trời khu vực Tugus, cách phía tây bắc của hồ Beijiaer của Xibêri khoảng 800 mét. Quả cầu lửa rơi xuống còn chói mắt hơn cả mặt trời buổi sớm, tiếng nổ kinh thiên động địa truyền đi xa hơn 1.000km. Nhiều cuộc khảo sát sau khi sự kiện này xảy ra đã cho thấy, vụ nổ này rất có thể là do việc sao chổi đâm vào trái đất gây ra.
Ngày 16 -21/7/1994, 21 mảnh vỡ của sao chổi ''Sumaker - Levi 9'' xếp thành một hàng giống như một chuỗi hạt chân trâu dài mấy triệu kilomet, liên tục đâm vào sao mộc. Trong các vết đen cực lớn để lại sau khi đâm vào sao Mộc thì vết lớn nhất có thể chứa được hai nửa bán cầu. Có thể tưởng tượng được là năng lượng va đập sẽ lớn biết bao!
Từ đó có thể thấy, khả năng sao chổi đâm vào trái đất là có tồn tại, nhưng mọi người không thể vì quá sợ hãi mà để phạm sai lầm được, bởi vì khả năng xảy ra sự kiện này là cực nhỏ. Nhưng các nhà thiên văn học lại rất coi trọng vấn đề này. Ví dụ, nước Mỹ có một kế hoạch thăm dò các tiểu hành tinh gần trái đất, mục đích là giám sát các tiểu hành tinh và sao chổi gần trái đất, để tránh cho chúng khỏi đâm phải trái đất. Kỹ thuật khoa học hiện đại đang phát triển mạnh, một khi phát hiện ra việc sao chổi sẽ va phải trái đất thì có thể sẽ phóng tàu vũ trụ có đem theo bom nguyên tử để tìm cách thay đổi quỹ đạo vận hành của nó, tránh để nó đâm vào trái đất.