TẠI SAO CHÁO SÔI LẠI CÓ THỂ TRÀO RA NGOÀI?
Đun một nồi nước, hơi nước ''sùng sục, sùng sục'' bốc ra ngoài nhưng nước lại không trào ra, nhưng sau khi nấu một nồi cháo thì lại trào ra khỏi nồi. Nguyên nhân gì vậy? Khi nhiệt độ nước trong nồi đạt đến điểm sôi thì nước có thể sôi sùng sục tạo ra hơi nước. Lúc đầu hơi nước có thể hình thành bọt khí nhỏ trong nòi, cùng với sự tăng nhanh của hơi nước, bọt khí càng nhiều càng lớn và tăng lên và vỡ trên mặt nước, như vậy đã mang hơi nước ra khỏi mặt nước mà không thể tích tụ lại trong nước. Cho nên đun nước không dễ trào ra ngoài.
Nhưng nấu cháo lại không giống như vậy. Thành phần chủ yếu của hạt gạo là bột nếp, khi cho gạo và nước cùng nấu, bột nếp của hạt gạo chứa trong nước biến thành bột nếp nóng, độ dính và sức căng bề mặt của thể lỏng này đều lớn hơn nước. Do vậy, khi nấu cháo trong nồi, hơi nước trào ra tạo nên bọt khí, bên ngoài bọt khí sẽ ôm lấy lớp màng bột nếp này, màng bột nếp rất sánh, có sức căng bề mặt rất lớn không dễ làm vỡ. Cùng với sự tăng lên của hơi nước, bọt nước càng tụ càng nhiều, càng tăng càng cao, khi chúng tăng đến mép nồi thì sẽ trào ra ngoài.