QUÊ HƯƠNG CỦA SAO CHỔI Ở ĐÂU?
Các nhà thiên văn học hàng năm đều có thể phát hiện thấy vài ngôi sao chổi trên bầu trời, chúng đến từ đâu vậy?
Về vấn đề nguồn gốc của sao chổi có thể nói là có rất nhiều ý kiến, cho đến nay vẫn chưa có được ý kiến tương đối thống nhất.
Có một quan điểm cho rằng, núi lửa trên những thiên thể thuộc hệ mặt trời hoạt động và ném một lượng lớn vật chất vào không gian, sao chổi được hình thành chính từ những vật chất này. Loại quan điểm này có thể nói là ''Thuyết phun trào''. Còn một quan điểm khác gọi là ''Thuyết va đập'' lại cho rằng, trong những năm tháng rất xa xưa, hai thiên thể nào đó trong hệ mặt trời đã va phải nhau, từ đó hình thành nên một lượng lớn các mảnh vật chất, hình thành nên sao chổi trong hệ mặt trời ngày nay. Những giả thiết này đều tồn tại một số vấn đề khó giải thích, rất khó có được sự thừa nhận của đa số các nhà thiên văn học.
Trong số các giả thiết về nguồn gốc của sao chổi, giả thiết được giới thiệu tương đối nhiều và được một bộ phận các nhà khoa học khen ngợi, đó chính là cái gọi là ''Giả thuyết nguyên vân''. Trên cơ sở các nghiên cứu thống kê của một lượng lớn quỹ đạo sao chổi, giả thuyết nguyên vân cho rằng: Rất nhiều điểm viễn nhật của quỹ đạo hình elip của sao chổi có chu kỳ dài đều nằm ở khoảng 3 vạn ~ 10 vạn đơn vị thiên văn, từ đó đưa la kết luận rằng: ở vùng rìa hệ mặt trời cách mặt trời khoảng 15 vạn đơn vị thiên văn có tồn tại một tập đoàn vật chất được gọi là ''Nguyên vân'', nó giống như 1 lớp bọc cực lớn, sao chổi chính là được hình thành từ những vật chất trong đó. Nguyên vân thường được gọi là ''Mây sao chổi'', lại chính vì giả thuyết này ngay từ những năm 50 của thế kỷ 20 đã được một nhà thiên văn học Hà Lan là Auster đưa ra nên còn được gọi là ''Mây Auster''. Mây Auster giống như ''Quê hương'' chính của sao chổi.
Theo Auster dự đoán, lớp bọc mây sao chổi này có thể tồn tại hơn 100 tỷ sao chổi. Đây quả là một ''Cái kho'' sao chổi động lớn biết bao! Mỗi ngôi sao chổi để quay một vòng quanh mặt trời phải mất hàng triệu năm. Chúng chủ yếu là dưới ảnh hưởng sức hút của hành tinh gần đó, một bộ phận sao chối đã thay đổi quỹ đạo và đi vào tầng bên trong của hệ mặt trời. Trong đó lại có một số sao chổi chịu ảnh hưởng của sức hút của các hành tinh lớn như sao Mộc mà trở thành sao chổi chu kỳ. Một số sao chổi khác có thể bị ném ra ngoài hệ mặt trời.