TẠI SAO VÀO MÙA ĐÔNG SỜ VÀO SẮT
LẠI LẠNH HƠN SỜ VÀO GỖ?
Dường như mỗi một người đều có những kinh nghiệm như thế này: mùa đông ở ngoài trời chúng ta chạm vào sắt luôn cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào gỗ. Chẳng lẽ những sản phẩm bằng sắt và bằng gỗ lại nhiệt độ của chúng khác nhau dưới thời tiết như nhau?
Nhiệt độ của chúng đương nhiên giống nhau. Thế thì tại sao chúng ta lại cảm thấy sắt lạnh hơn gỗ? Vì vào mùa đông, nhiệt độ cơ thể con người cao hơn so với nhiệt độ không khí xung quanh, nhiệt độ của các vật thể trong không khí là giống nhau. Khi chúng ta chạm vào vật chất chế từ sắt, do sự truyền nhiệt của sắt nhanh hơn nhiều so với gỗ, vì vậy nhiệt lượng trên tay nhanh chóng truyền đến vật sắt tay ta cảm thấy lạnh nhưng khi tay chạm vào vật bằng gỗ, nhiệt lượng truyền đi chậm nên cảm giác ở tay không lạnh như thế.
Vào mùa hè, dưới bức xạ mặt trời, khi dùng tay chạm vào sắt và gỗ, cảm giác ở tay ngược hẳn với mùa đông, dường như sắt nóng hơn gỗ. Tuy cảm giác khác với mùa đông như nguyên nhân hoàn toàn giống nhau. Nhiệt Độ vào mùa hè lên 40oC mà nhiệt độ cơ thể của chúng ta chỉ khoảng 37oC, do nhiệt độ của sắt và gỗ cao hơn nhiệt độ cơ thể con người mà sự truyền nhiệt của sắt nhanh hơn gỗ, do vậy cảm giác ở tay là sắt nóng hơn gỗ rất nhiều.
Ứng dụng nguyên lý trên vào cuộc sống hàng ngày, phàm là những đồ dùng cần truyền nhiệt nhanh đều là dùng sắt hoặc những kim loại khác tạo thành, ngược lại truyền nhiệt chậm, nói chung đều dùng gỗ hoặc nhựa tạo thành.