Tài liệu: Tại sao lươn điện có thể sinh ra điện?

Tài liệu
Tại sao lươn điện có thể sinh ra điện?

Nội dung

TẠI SAO LƯƠN ĐIỆN CÓ THỂ SINH RA ĐIỆN?

 

Text Box:  Lươn điện thực ra không phải là lươn mà là một loài cá có cùng họ với cá chép. Nó sinh sống ở vùng sông Amzôn, Nam Mỹ. Bởi vì cơ thể dài dài của nó tương tự như lươn, nó tự vệ và kiếm mồi bằng cách phóng điện nên người ta thường gọi là lươn điện.

 Lươn điện sinh ra điện như thế nào? Điều này có liên quan với kết cấu cơ thể nó. 4/5 cơ thể nó được cấu thành từ các tế bào sinh điện, trong sự sắp xếp chặt chẽ của các tế bào dầu dây thần kinh một cục pin nhỏ. Thông thường mỗi tế bào dài khoảng 0,1mm và có thể sản sinh điện áp 0,14V. Rất nhiều tế bào với đủ các dạng xếp lại với nhau giống như xuyên nhiều cục pin lại, sẽ đạt được điện áp rất cao. Giọng như nguồn điện 3V cần cho đài bán dẫn mà bạn sử dụng, bạn có thể nối hai cục pin 1,5 V vào với nhau để được điện áp 3V.

Trong cơ thể một con lươn điện nhỏ, cứ trong một âm độ dài có thể có 230 tế bào đầy dây thần kinh có thể sinh điện, cũng có nghĩa là có thể sản sinh ra điện áp 32V. Đối với cá điện lớn, số lượng tế bào trong độ dài cơ thể mỗi cm ít hơn nhưng thể tích tế bào lại lớn hơn một chút, cơ thể của nó cũng dài hơn. Những tế bào này tập trung ở phần đuôi lươn điện.

Khi lươn điện phát điện ra cá mập hay gặp phải nguy hiểm, nó sẽ phóng ra dòng điện lớn với điện áp có thể đạt tới từ 400- 600V. Việc phóng điện có thể giật chết hoặc làm hôn mê các loài ếch nhái và cá nhỏ, giúp cho lươn điện có được nguồn thức ăn; Khi gặp nguy hiểm việc phóng điện còn có thể dẫn đường cho lươn điện bởi vì sau khi lớn, lươn điện sẽ bị mù hai mắt.

Ngoài lươn điện ra, còn có rất nhiều loài cá có thể sản sinh ra điện như cá trê điện và cá chuồn điện tổng cộng có tới vài trăm loài. Nguyên lý phóng điện của chúng giống hệt như lươn điện.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/208-26-633362677150257500/Vat-ly/Tai-sao-luon-dien-co-the-sinh-ra-di...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận