Tài liệu: Tại sao máy vi tính có thể phiên dịch?

Tài liệu
Tại sao máy vi tính có thể phiên dịch?

Nội dung

TẠI SAO MÁY VI TÍNH CÓ THỂ PHIÊN DỊCH?

 

Phiên dịch là quá trình chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Máy tính phiên dịch còn gọi là phiên dịch máy móc chính là dùng máy vi tính để mô phỏng hoạt động phiên dịch của con người, thực hiện tự động hoá phiên dịch. Nó là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của trí năng con người.

Khi máy vi tính điện tử vừa mới ra đời, con người đã nghĩ đến việc sử dụng máy tính để tiến hành công việc phiên dịch. Ban đầu con người định thiết lập từ điển trong máy vi tính, sau đó bằng cách tra từ điển để dịch bản nguyên văn thành bản dịch. Nhưng do lúc đó chưa giải quyết được các vấn đề ở các phương diện như một từ đa nghĩa, văn phạm đa nghĩa và việc sử dụng các thành ngữ.v.v. . . Phiên dịch máy móc không thành công và còn gây nên một số trò cười. Cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật máy vi tính, phiên dịch máy móc bắt đầu phục hưng từ những năm 70 của thế kỷ 20, hiện nay đã bước vào giai đoạn công trình hoá và thực dụng hoá.

Khi phiên dịch, con người cần phải nắm vững từ vựng và ngữ pháp của hai loại ngoại ngữ, cần phải tra từ điển, đồng thời cũng cần phải hiểu ngữ cảnh của văn cảnh, và kiến thức về bối cảnh các lĩnh vực.v.v. . . Phiên dịch máy móc cũng giống như người phiên dịch, hệ thống phiên dịch máy móc trong máy vi tính có chứa từ điển máy móc đã được biên soạn và ngữ pháp cùng với các kiến thức về các lĩnh vực có liên quan. Từ điển bao gồm từ điển tổng hợp, từ điển thành ngữ, từ điển kết cấu, từ điển đa nghĩa. Sau khi bản nguyên văn được đưa vào hệt hống phiên dịch máy móc, trước tiên hệ thống náy sẽ tiến hành phân tách từ pháp và tách các từ trong từng câu được đưa vào, thông qua việc tra từ điển để xác định ý nghĩa của từ, từ tính và thuộc tính từ pháp của từ, sau đó lại dựa vào văn cảnh, các kiến thức về từng lĩnh vực để lựa chọn hàm nghĩa trong từ đa nghĩa. Sau đó qua phân tích ngữ pháp để xác định rõ từng thành phần ngữ pháp, từng quan hệ giữa các từ với nhau và được thể hiện bên trong máy. Cuối cùng, đưa vào yêu cầu của văn phạm để điều chỉnh trật tự các thành phần câu, tiến hành chỉnh sửa, tức là thêm hoặc loại bỏ bớt một số thành phần, một số từ nào đó rồi thông qua việc tra từ điển để đưa ra bản dịch.

Phiên dịch có thể được chia làm ba loại dựa vào yêu cầu và mức độ khó dễ. Một loại là tái sáng tác, ví dụ như phiên dịch kịch bản, cần phải viết lại bản dịch trên cơ sở đã hoàn toàn nắm chắc nguyên văn; một loại khác là phiên dịch tài liệu khoa học kỹ thuật. Loại thứ ba là dịch sơ như dùng ngôn ngữ tự nhiên để tiến hành thông tin hoặc kiểm tra tài liệu. Ngày nay hệ thống phiên dịch máy móc chủ yếu thuộc hai loại sau. Muốn thực hiện tái sáng tác, độ khó vẫn rất cao, cần phải nghiên cứu thêm. Nhưng bạn có thể tin tưởng rằng phiên dịch máy móc sẽ ngày càng phù hợp với yêu cầu phiên dịch của con người, ngày càng làm hài lòng con người.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/211-26-633371160956147273/Cong-nghe-thong-tin/Tai-sao-may-vi-tinh-co...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận