MÁY TÍNH ĐÁNH CỜ VỚI KIỆN TƯỚNG CỜ VUA NHƯ THẾ NÀO?
Tháng 5/1997, một trận đấu cờ vua quốc tế khác thường được tổ chức tại NewYork, đối thủ của quán quân thế giới Kesipailuofu không phải là một đại kiện tướng nào mà là máy tính siêu cấp ''Shenlan'' của công ty IBM. Khi tất cả mọi người đều nhìn thấy Kesipailuofu thua ''Shenlan'', rất nhiều người cảm thấy con người đã gặp phải sự khêu chiến chưa từng có từ trước đến nay.
Vậy, máy tính đánh cờ thế nào nhỉ?
Muốn cho máy tính có đủ khả năng đánh cờ, đầu tiên phải nghĩ ra cách dùng ngôn ngữ máy tính chỉ cho máy tính biết những quy tắc đánh cờ như ''mã chỉ có thể đi theo hình chữ ''Nhật'', hậu chỉ có thể đi theo đường chéo''. . . Ngoài ra, còn phải chỉ cho máy tính biết một số quy luật chung của các nước đi, loại quy tắc chung này được gọi là quy tắc gợi ý, nó có thể gợi ý cho máy tính tìm ra những nước đi hợp lý nhất.
Khi con người đánh cờ, mỗi khi đi một nước đều phải dựa vào thế cờ lúc bấy giờ mà suy nghĩ kết quả có thể của mấy chục nước sau, tức ''đi một bước nhìn mấy bước''. Máy tính có thể đánh cờ là do con người đã viết sẵn chương trình cho nó. Chương trình đánh cờ này đã bao gồm toàn bộ quy tắc đi, cách đánh. . . Như vậy, trong khi đánh cờ, máy tính đã có đủ khả năng biết được trong một thế cờ nào đó có những quân cờ nào có thể đi, mỗi quân cờ có mấy nước đi, sau đó máy tính với tốc độ rất nhanh, tính ra khả năng thắng bại của mỗi nước cờ của hai bên, tìm ra nước đi hợp lý nhất, tính xem nước sau nên đi như thế nào. Máy tính chủ yếu dựa vào tốc độ để giành thắng lợi. Trong một khoảng thời gian rất ngắn nó có thể tính ra cách đi của rất nhiều khả năng cùng với kết quả, từ đó chọn ra một cách đi có khả năng giành thắng lợi cao nhất. Chương trình đánh cờ của máy tính có càng nhiều quy tắc gợi ý, cách đánh cờ được nhớ vào càng nhiều, bản lĩnh đánh cờ của máy tính càng cao, số nước đi mà nó có thể dự đoán trước càng nhiều, khả năng giành chiến thắng càng lớn.
Nhưng, đó là phương pháp khá cứng nhắc, khi bạn đã tìm được một cách đánh có thể thắng được máy tính, lần sau nếu bạn vẫn dùng cách đánh đó, đa số máy tính sẽ không thể tuỳ cơ ứng biến và sẽ lại thua bạn như lần trước. Nguyên nhân là do, khi con người đánh cờ tuy ''đi một bước nhìn mấy bước'' nhưng điểm giỏi của kỳ thủ cờ là ở chỗ anh ta có thể xem xét tình hình, tuỳ cơ ứng biến. Anh ta quyết không thể suy nghĩ một cách máy móc mỗi khả năng, mà dựa vào kinh nghiệm đã tích luỹ trong thời gian dài, sau khi xem xét thế cờ hiện thời, dựa vào trực giác mà tập trung sự chú ý vào mấy nước cờ có khả năng giành thắng lợi tương đối cao, từ đó thu hẹp phạm vi suy nghĩ mấy nước đi sau một cách có hiệu quả.
Muốn máy tính có thể tuỳ cơ ứng biến, nhất định phải viết ra một chương trình đánh cờ có khả năng tự học, trong quá trình đánh cờ, máy tính có thể rút ra được kinh nghiệm từ sau những thất bại của bản thân mình, thu lượm được kinh nghiệm lâu năm và hay của đối thủ, không ngừng nâng cao nghệ thuật đánh cờ. Theo cách này, nếu máy tính bị thua một cách đánh cờ nào đó, nó sẽ thu lượm được bài học. Nếu vẫn dùng cách cũ thì máy tính sẽ không bị mắc mưu nữa.
Liên quan đến chương trình đánh cờ của máy tính có một vấn đề rất quan trọng, đó là vấn đề ''bùng nổ tổ hợp tin tức''. Khi máy tính đánh cờ, nếu mỗi nước đi có m lựa chọn, vậy thì nếu tính toán trước n nước đi thì sẽ có mn khả năng. Có thể thấy, số nước đi ''tính toán trước'' càng nhiều, tuy khả năng chiến thắng càng cao nhưng không gian cần tìm kiếm và thời gian cho việc tìm kiếm sẽ theo đó mà tăng lên. Đó cũng chính là nguyên nhân căn bản của việc hạn chế trình độ của các chương trình đánh cờ.
''Shenlan'' đánh cờ với Kesipailuofu, chủ yếu dựa vào tính toán và suy đoán siêu nhanh. Nhưng con người đánh cờ ngoài việc tính toán và suy đoán ra, còn dựa nhiều vào kinh nghiệm phong phú, cách tư duy từ suy luận đến trực giác. Về mặt này, máy tính không thể so sánh được với con người.