TẠI SAO MŨI ĐIỆN TỬ LẠI CÓ
NHỮNG KHỨU GIÁC RẤT NHẠY CẢM?
Mũi có thể ngửi được mùi vị của mọi vật đó là do trong mũi có rất nhiều tế bào khứu giác. Các tế bào khứu giác khác nhau sẽ có những phản ứng khác nhau với từng mùi vị khác nhau, thông qua các dây thần kinh truyền về đại não giúp phân biệt ra thuộc tính và nồng độ của mùi vị đó. Tế bào khứu giác càng nhiều thì mũi càng thính. Mũi chó có thể ngửi hơn 200000 loại mùi vị khác nhau là do mũi chó có rất nhiều tế bào khứu giác.
Vậy tại sao loại mũi được chế tạo từ kĩ thuật điện tử cũng có khứu giác đặc biệt nhạy cảm.
Hoá ra trong mũi điện tử có bộ phận truyền cẩm giác giống như các tế bào khứu giác, chúng được tạo ra từ các chất bán dẫn như CuO, ZnO... Các chất bán dẫn này được tán thành dạng bột không bị vón cục sau đó rắc lên trên một thanh kim loại nhỏ platin mô phỏng hàng ngàn những tế bào khứu giác nhỏ trong mũi. ở những nơi có mùi vị thì những phân tử này sẽ lập tức kết dính vào bề mặt lớp bán dẫn làm biến đổi mật độ electron của chúng khiến cho điện trở dòng điện giảm xuống. Nếu nồng độ của mùi vị càng cao thì số phân tử khí trên bề mặt lớp bán dẫn càng nhiều, giá trị điện trở giảm đi cũng càng nhiều. Vì vậy, căn cứ vào sự thay đổi nhỏ của giá trị điện trở trên máy cảm ứng mà có thể dễ dàng nhận ra nồng độ của mùi vị đó.
Những mũi điện được chế tạo tinh vi thì mũi có độ mẫn cảm rất cao. Vì vậy chỉ cần có một phần rất nhỏ của mùi vị lan toả trong không trung là mũi này có thể dễ dàng ngửi thấy. Trong các thiết bị báo cháy phòng chống độc, hại mũi bằng điện đã phát huy được tác dụng to lớn của mình.