Tài liệu: Tại sao tã ''không ướt'' có thể không ướt?

Tài liệu
Tại sao tã ''không ướt'' có thể không ướt?

Nội dung

TẠI SAO TÃ “KHÔNG ƯỚT” CÓ THỂ KHÔNG ƯỚT?

 

Thực ra, rất nhiều vật liệu cao phân tử tổng hợp nhân tạo đều có tính ưa nước như polyvinyl alcol (PVA), polyhydroxy etylen. Nếu dán chúng lên một tấm vải mềm thì có thể tạo thành ''tã không ướt''. Ví dụ trong một loại sản phẩm tã ''không ướt'', đã sử dụng một loại vật liệu có khả năng giữ nước gọi là tinh bột. Vật liệu giữ nước polyhydroxy etylen là làm cho các phân tử tinh bột và phân tử polyhydroxy etylen liên kết với nhau làm thành các phân tử dài. Nói về mặt lí luận, lượng nước hấp thụ của loại vật liệu này có thể đạt đến gấp 460 lần trọng lượng của nó. Lượng nước muối sinh lý có thế hấp thụ đến gấp 70 lần trọng lượng của nó.

Có nghĩa là, nếu quét trên tã ''không ướt'' 50gam vật liệu này, có thể hút được 23000gam nước, hoặc hút được 3500gam nước muối sinh lý. Tã không ướt còn có một ưu điểm nữa là khi chịu áp lực dù nhiều hay ít thì thành phần nước đã được hút vào cũng không chảy ra. Đương nhiên đây chỉ là số trị lý luận được trắc định trong phòng thí nghiệm, trong cuộc sống thực tế, chỉ cần hút khoảng 1000g nước là đủ. Lúc này vật liệu giữ nước trên tã ''không ướt'' sẽ không có sự thay đổi lớn về thể tích. Do vậy gọi là “tã không ướt” thật không hổ danh chút nào.

Vật liệu giữ nước ngoài việc dùng làm tã ''không ướt'' còn có thể dùng làm các dụng phẩm y tế, các đồ dùng trong bếp...




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/209-26-633366179936058750/Hoa-hoc/Tai-sao-ta-khong-uot-co-the-khong-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận