Tài liệu: Tại sao dưỡng khí rất được ưa chuộng?

Tài liệu
Tại sao dưỡng khí rất được ưa chuộng?

Nội dung

TẠI SAO DƯỠNG KHÍ RẤT ĐƯỢC ƯA CHUỘNG?

 

Hoạt động của cơ thể con người cần phải có năng lượng. Nguồn năng lượng của cơ thể con người là từ 3 loại chất dinh dưỡng đường, mỡ và màng xenlulô. Những chất dinh dưỡng này giống như là ''nhiên liệu'' của cơ thể con người. Để sinh ra năng lượng phải trải qua một quá trình sinh vật hoá học vô cùng phức tạp. Chúng ta đều biết, muốn đốt cháy cần có oxy, các chất dinh dưỡng trong cơ thể người thải ra năng lượng, cũng là kết quả của việc tác dụng với oxy.

Các loại ''nhiên liệu'' cất giữ trong cơ thể người. Con người ăn cơm có giờ giấc, nhưng oxy thì phải hố hấp vào liên tục. Thông thường như khi học, chạy chậm, hoạt động thể lực nhẹ... lượng oxy được cung cấp để khi đó chất dinh dưỡng trong cơ thể người như đường glucô, qua sự chuyển hoá của oxy, 1g đường glucô sinh ra năng lượng khoảng 16000 kalo. Vật chuyển hoá là CO2 và nước. Cũng tương tự như vậy, khi luyện khí công, trong cơ thể người tuy năng lượng tiêu hao rất nhiều, nhưng vẫn luôn đảm bảo được mức độ chuyển hoá của oxy.

Khi cơ thể hoạt động mạnh, nhu cầu về năng lượng đương nhiên là phải tăng. Khi đó việc cung cấp oxy rõ ràng là không đủ, sẽ xảy ra tình trạng không có sự chuyển hoá của oxy. Không có sự chuyển hoá của oxy cũng là một loại quá trình sinh lý của cơ thể người, nó có thể nhanh chóng sinh ra năng lượng để rút ngắn thời gian mất sức (như 100 mét nước rút). Thường xuyên rèn luyện thiếu oxy có thể phát hiện ra tiềm năng của cơ thể con người, nâng cao thành tích khi thi đấu thể dục thể thao. Tác dụng nhanh của việc không có sự chuyển hoá oxy là để giảm tỷ lệ sử dụng ''nhiên liệu''. Khi đó, 1g đường glucô sinh ra chưa được 1500 kalo năng lượng, mà vật chuyển hoá là axit sinh ra. Sau khi chúng ta hoạt động mạnh sẽ cảm thấy các cơ đau mỏi, chính là vì các cơ đã tích luỹ axit sinh ra.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/209-26-633366179199652500/Hoa-hoc/Tai-sao-duong-khi-rat-duoc-ua-chuo...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận