BẠN CÓ BIẾT TRÒ CHƠI ''VÒNG QUANH THẾ GIỚI'' KHÔNG?
Năm 1859, Hamington - Nhà toán học nổi tiếng người Anh đã đưa ra một trò chơi toán học có tựa đề ''vòng quanh thế giới''. Ông coi 20 đỉnh của 12 mặt phẳng là 20 thành phố, yêu cầu người chơi xuất phát từ 1 thành phố, đi qua tất cả các thành phố còn lại mà không bị trùng lặp ở bất cứ thành phố nào, rồi quay trở về thành phố xuất phát. Đường đi giữa các thành phố này sẽ phải ra sao? Việc giải bài toán này không hề đơn giản do 12 mặt phẳng có 12 mặt, 20 đỉnh và 30 góc - quá nhiều dữ liệu. Lại thêm hình lần này không nằm ở trong mặt phẳng mà lại nằm ngoài không gian nên sẽ càng phức tạp. Ở câu đố 71 chiếc cầu lần trước, chúng ta đã biết được những yếu tố như vị trí giao điểm, độ dài ngắn của các đoạn thẳng không ảnh hưởng tới tìm ra lời giải. Do đó ta có thể cắt phần bên trong của hình không gian để tạo ra một hình phẳng như ở H2 lúc này, bài toán đã trở nên dễ dàng hơn.
Vị trí ở mỗi đỉnh ở 12 mặt là như nhau. Do đó ở (H2) có thể chọn bất kỳ điểm nào làm điểm xuất phát. Ví dụ chọn điểm số 1 theo thứ tự từ 1 - 20, chiều từ trong ra ngoài sẽ có thể giải được câu đố vòng quanh thế giới này).
Trò chơi ''vòng quanh thế giới'' có một ý nghĩa quan trọng đối với lý luận hình học. Người ta gọi những hình như trên là hình Hamington. Song điều kiện cần và đủ để một hình trở thành hình Hamington là gì thì tới nay vẫn chưa có câu trả lời cụ thể nếu giải quyết được vấn đề này thì sẽ thúc đẩy được khách hàng thông tin, lý thuyết mã hóa phát triển bởi 2 ngành này áp dụng rất nhiều ''hình Hamington''.
Bạn hãy thử tạo ra một trò chơi theo kiểu này với các góc và các đỉnh là góc, đỉnh của một trái bóng.