Tài liệu: Người thăm dò mặt trăng đã tìm ra nước trên mặt trăng như thế nào?

Tài liệu
Người thăm dò mặt trăng đã tìm ra nước trên mặt trăng như thế nào?

Nội dung

NGƯỜT THĂM DÒ MẶT TRĂNG ĐÃ TÌM RA

 NƯỚC TRÊN MẶT TRĂNG NHƯ THẾ NÀO?

 

Cuối thế kỷ 20, ''Người thăm dò mặt trăng'' đã phát hiện ra nước trên mặt trăng, tin tức này gây kinh ngạc cho loài người như việc Colombo tìm ra châu Mỹ.

Từ năm 1996, sau khi nghiên cứu phân tách 1500 bức ảnh chụp toàn cảnh mặt trăng do ''Claimon 1'' chụp từ năm 1994, các nhà khoa học đã nảy ra tranh luận bởi vì có một bức ảnh được các nhà khoa học nghi ngờ là ảnh hồ băng ở cực nam của mặt trăng.

 

Text Box:  Thế là “Người thăm dò mặt trăng” có nhiệm vụ chứng minh xem trên mặt trăng có nước thật hay không. Ngày 6/1/1998, “Người thăm dò mặt trăng” được phóng vào vũ trụ, ngày 12/1 thuận lợi bay vào quỹ đạo mặt trăng, bắt đầu  nhiệm vụ tìm nước của nó. Trên mặt trăng, “Người thăm dò mặt trăng” đã tìm được nước như thế nào?

Thì ra “Người thăm dò mặt trăng” mang trên mình một loại thiết bị phát hiện nước rất tiên tiến, đó là máy quang phổ nơtron. Chúng ta đều biết, nước là do hai nguyên tử hidro và một nguyên tử oxy tạo thành.

Máy quang phổ nơtron đặc biệt nhạy cảm với nguyên tử hiđro, hơn nữa ở trên mặt trăng hầu như không có không khí, vì thế nếu máy quang phổ phát hiện ra trong khí quyển mặt trăng có một lượng lớn hldro thì có nghĩa là nó đã tìm ra nước. Khả năng tìm thấy nước của máy quang phổ nơtron là rất cao, nó có thể tìm thấy nước trong một ly nước rất nhỏ trong một mét khối đất trên mặt trăng.

Sau 7 tuần kiểm tra khắp bề mặt mặt trăng, ''Người thăm dò mặt trăng'' đã phát hiện ra ở vùng thấp nhất thuộc hai thung lũng của mặt trăng có nước. Do ở đây quanh năm mặt trời không chiếu sáng tới, nhiệt độ rất thấp, luôn ở dưới -150oC, nên nước ở trạng thái cố định - đóng băng. Trên mặt băng còn bị một lớp đất sâu hàng chục mét che lấp.

Vậy thì nước trên mặt trăng có từ đâu? Các nhà khoa học cho rằng, mặt trăng thường xuyên bị va đập với sao chổi, mà lượng nước ở sao chổi là từ 30 ~ 80%, hàm lượng nước bốc hơi ở đuôi sao chổi cao đến 90%. Lượng nước từ bên ngoài đến này khi ở bề mặt mặt trăng đã bị mặt trời chiếu mà bốc hơi hết, còn một phần hơi nước lại ngưng kết lại ở vùng thung lũng thấp ở hai cực của mặt trăng nơi có nhiệt độ ,cực thấp. Do vậy, lượng băng này không tập trung mà là những mảnh băng nhỏ trộn cùng bụi.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633359851890937500/Vu-tru/Nguoi-tham-do-mat-trang-da-tim-ra-nu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận