NƯỚC MÁY CÓ THỂ BIẾN THÀNH NƯỚC TIÊU ĐỘC KHÔNG?
Trên thị trường có một loại dụng cụ điện tự chế nước tiêu độc. Dùng loại dụng cụ điện gia đình nhỏ này, chỉ cần cho vào nước một ít muối ăn, sau khi cho chạy điện không lâu sẽ có được nước tiêu độc, rất có ích khi lau rửa bếp.
Tại sao nước có thể biến thành nước tiêu độc? Đây chính là quan hệ giữa điện và phản ứng hóa học. Điện có thể làm cho vật chất sinh ra phản ứng hoá học, ví dụ sau khi cho dòng điện chạy qua nước sẽ phân giải thành khí hyđrô và oxy. Nguyên lý dùng điện để tự tạo nước tiêu độc cũng thuộc phản ứng điện hoá học. Nguyên liệu cần thiết cho phản ứng này là nước máy và một chút muối ăn. Khi làm đầu tiên hoà một thìa nhỏ nước muối đặc, sau đó đổ vào một cái ống nhỏ của máy, cái ống nhỏ đó có 2 điện cực. Sau khi cắm điện, khi điện chạy qua nước muối, ở cực âm sẽ sinh ra hyđrô, xung quanh cực âm sinh ra natri hydroxit; cực dương sinh ra khí clo. Clo là một loại khí độc nhưng lượng nhỏ khí clo đó sẽ được phân giải hoàn toàn trong nước. Đồng thời tác dụng với nước tạo thành axit clo yếu. Axit clo yếu này có tác dụng diệt khuẩn, tiêu độc rất mạnh. Nó có thể có tác dụng oxy hoá ở trong bất cứ nội bộ một loại vi khuẩn nào, phá vỡ hệ thống men vi khuẩn từ đó làm cho vi khuẩn chết đi. Axit clo yếu là một hợp chất không ổn định. Khi ánh sáng mặt trời chiếu rọi hoặc tăng nhiệt độ nó sẽ phân giải thành chất không có hại cho cơ thể người. Do vậy dung dịch axit clo yếu thường là một loại nước tiêu độc an toàn, ở trong bếp có thể dùng nó để rửa bát đũa, hoa quả. Ngoài ra còn dùng để giặt tẩy khăn mặt, khăn lau. Ngoài khả năng tiêu độc nó còn có khả năng tẩy trắng.
Thực ra, công ty nước cũng cho một lượng khí clo thích hợp vào trong nước máy với mục đích là diệt khuẩn, tiêu độc. Trong đó phản ứng hoá học và nguyên lý diệt khuẩn đều giống như máy tiêu độc gia đình.