CÁC ĐỒ SẮT DÙNG TRONG BẾP, TẠI SAO XOONG NỒI
THÌ GIÒN, CÁI MÔI THÌ DẺO MÀ DAO LẠI SẮC?
Chảo xào rau, môi và dao thái rau đều được làm bằng sắt nhưng các loại sắt đó lại không giống nhau.
Sắt dùng để làm chảo gọi là “gang”. Đặc tính của nó là chỉ gõ là vỡ, rất là giòn. Như vậy, không thể dùng phương pháp rèn để dùng gang làm chảo gang được. Trong công nghiệp đều làm gang nóng chảy thành nước sắt cho vào khuôn để đúc. Do vậy người ta gọi là “gang”.
Thìa xào rau là dùng thép không gỉ (Inox) làm. Đặc tính của thép không gỉ là rất khác với gang - dẻo chứ không giòn. Người ta thường dùng búa để rèn thành các loại vật dụng khác nhau, do đó lại gọi là ''rèn sắt''.
Dao thái rau được làm bằng thép. Thép có tính dẻo và dễ dát mỏng, có thể lèn búa, bánh xe, dao cắt gọt, làm thành các loại máy móc, dụng cụ.
Gang, sắt, thép xem ra đều tương tự nhau, vậy tại sao ''đặc tính'' của chúng lại khác nhau nhiều đến vậy?
Thì ra, bí mật của sự khác nhau giữa 3 chất là do hàm lượng cacbon trong nó khác nhau: gang có hàm lượng cacbon trên 1,7%, tính chất cứng và giòn, không thể rèn khác được: Hàm lượng Cacbon của sắt dưới 0,2%, đặc biệt dẻo, nhưng hàm lượng cacbon của thép từ 0,2- 1,7%, do vậy rất cứng, mà tính dẻo và tính dễ dát mỏng đều rất tốt. Do vậy lượng cacbon trong sắt, mặc dù hàm lượng rất ít nhưng nó lại quyết định tính chất của sắt.
Ngoài ra, cách sản xuất của 3 loại cũng không giống nhau, sinh ra từ lò cao (lại gọi là lò thông gió, lò luyện sắt) là gang. Làm ra từ lò phản xạ là sắt (thép không gỉ, Inox); làm ra từ lò luyện thép (lò đúc thép, lò quay, lò điện) mới là thép.