CON NGƯỜI CÓ THỂ ĐIỀU KHIỂN ĐƯỢC NGUYÊN TỬ KHÔNG?
Thập kỷ 70 của thế kỷ 20, khả năng phóng to của kính hiển vi điện tử là khoảng 100 vạn lần. Thập kỷ 80 của thế kỷ 20, kính hiển vi đường hầm rađa ra đời. Đó là do nhà vật lý người Đức K.Blinker và H. Roley cùng nhau thiết kế, chế tạo ra, hai ông dùng dụng cụ này để chụp ảnh không gian ba chiều của nguyên tử Si với độ phóng đại gấp 1 tỷ lần, đây là lần đầu tiên con người thật sự quan sát được thế giới vi mô của nguyên tử. Khi đó, một dòng tít lớn trên báo có ghi ''Nguyên tử giống khoai tây''. Vì thế, giải Nobel về vật lý năm 1986 đã được trao cho kính hiển vi điện tử của Loska phát minh cách đó nửa thế kỷ và kính hiển vi đường hầm rađa của Blinker và Roley.
Cấu tạo của kính hiển vi đường hầm rađa phức tạp hơn kính hiển vi điện tử, nó được bố trí một thiết bị tự động điều khiển, dùng để theo dõi những khu vực cần quan sát, nó không chỉ quan sát được kết cấu nguyên tử ở bề mặt vật chất, mà còn có thể thông qua tác dụng qua lại giữa đầu kim và không gian thử trên bề mặt, sẽ tiến hành di chuyển và trực tiếp điều khiển các nguyên tử ở trên bề mặt vật chất hoặc các nguyên tử bị hút bám, sắp xếp chúng một cách có mục đích, tạo thành các hình ảnh, kích thước chỉ có vài mm. Thực hiện việc điều khiển nguyên tử sớm nhất là phòng thí nghiệm IBM của Mỹ vào năm 1990, họ đã sắp xếp 35 nguyên tử xe thành 3 chữ ''IBM'' trên bề mặt Ni, mỗi chữ 5mm, trở thành nhãn hiệu nhỏ nhất trên thế giới. Sau đó, họ lại di chuyển một phân tử cacbon oxy sắp xếp thành một hình người trên bề mặt Pt, gọi là người phân tử. Mỗi một chấm trắng trên hình là phân tử cacbon oxy, phân tử đứng thẳng, oxi ở trên, cao 5mm. Năm 1995 có một bài báo nói ràng, đã chế tạo được 16 kính hiển vi đường hầm rađa ở trên một tấm mái 2mm x 2mm, đang trưng bày, nhưng đồng thời cũng được dùng.
Không khó tưởng tượng, nếu kỹ thuật này hoàn thiện thêm một bước nữa, thì có thể hy vọng nghiên cứu chế tạo ra những máy móc lượng tử cấp nanomet...việc này đối với việc hình thành kỹ thuật mới trong tương lai có ảnh hưởng rất lớn, là một lĩnh vực mới cung cấp cho cơ sở vật chất.