Tài liệu: Tại sao loài người phải thăm dò sao hỏa nhiều lần?

Tài liệu
Tại sao loài người phải thăm dò sao hỏa nhiều lần?

Nội dung

TẠI SAO LOÀI NGƯỜI PHẢI THĂM DÒ SAO HỎA NHIỀU LẦN?

 

Trong chín hành tinh của hệ mặt trời, sao Hỏa và trái đất có nhiều điểm, tương đồng Sao Hỏa tự quay một vòng hết 24,66h, một ngày trên sao Hỏa chỉ dài hơn trái đất 40 phút; Sao Hỏa quay quanh một trục với góc nghiêng gần giống trái đất, vì thế trên sao Hỏa cũng có khí hậu thay đổi thành bốn mùa xuân hạ thu đông; Sao Hỏa còn có cả tầng khí quyển.

Năm 1877, nhà thiên văn học người Italia là Sijipalei dùng kính viễn vọng đã phát hiện ra nhiều đường tối và vùng tối nhỏ dài trên sao Hỏa, ông gọi những đường tối đó là ''đường nước''. Có người nhất quyết dịch từ ''đường nước'' đó sang tiếng Anh là ''kênh đào'', những vùng tối thì thành ''hồ''. Có ''kênh đào'' thì phải có hoạt động quy mô lớn của sinh vật có trí tuệ. Thế là trong một thế kỷ trở lại đây, truyền thuyết, phỏng đoán và thám trắc có liên quan đến người sao Hỏa và cuộc sống trên hành tinh đỏ không ngừng xuất hiện. Tận mắt thấy thì mới tin là thật, nên chí có tiến hành quan trắc sao Hỏa ở khoảng cách gần thì mới có thể giải thích triệt để những bí mật này.

Text Box:  Những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ 20, loài người đã bắt đầu cố gắng sử dụng kỹ thuật hàng không vũ trụ để thăm dò sao Hỏa.

Ngày l/11/1962, Liên Xô trước đây đã phóng thiết bị thăm dò ''Sao Hỏa 1'', bắt đầu cho việc loài người thám trắc sao Hỏa ở khoảng cách gần, Năm 1965, Mỹ phóng tàu thăm dò ''Thủy thủ 1'', ở độ cao cách sao Hỏa 9280km đã lần đầu tiên chụp được 22 bức ảnh về sao Hỏa.

Năm 1969, tàu thăm dò ''Thủy thủ 6'' và ''Thủy thủ 7'' quan trắc được cực nam của sao Hỏa và phát hiện ra hàm lượng Sunfua oxit trong khí quyển của sao Hỏa lên tới 95%.

Năm 1972, tàu thăm dò ''Thủy thủ 9'' chụp hơn 7000 bức ảnh sao Hỏa, những bức ảnh này cho thấy 70% diện tích bề mặt sao Hỏa là núi lửa, lòng sông khô và khe sâu.

Năm 1974, Liên Xô cũ phóng tàu thăm dò ''Sao hỏa 5'', lần đầu tiên chụp những bức ảnh màu về sao Hỏa.

Một lượng lớn những bức ảnh chụp về sao Hỏa do một loạt tàu thăm dò “Thủy thủ” chụp đã chứng tỏ, cơ bản là trên sao Hỏa không có kênh đào.

Vậy thì rốt cuộc trên sao Hỏa có sự sống không? Điều này cần phải tìm hiểu thêm, ngoài việc quan trắc ở khoảng cách gần, thì còn phải tiến hành quan trắc địa chất.

Năm 1976, Mỹ phóng tàu thăm dò ''Hải tặc 1'' và ''Hải tặc 2'' mang theo hai máy tiếp đất, đã tiếp đất một cách thành công lên bề mặt sao Hỏa. Chúng đã đo được nhiệt độ, tốc độ gió, áp lực không khí, phân tích thành phần khí quyển và đất trên sao Hỏa. Từ trên không trung, tàu ''Hải tặc'' còn chụp được 4500 bức ảnh về sao Hỏa. Điều làm con người thất vọng là kết quả phân tích đất cho thấy không có sự tồn tại của sự sống, thậm chí cũng không tìm thấy dấu vết của chất hóa hợp. Nhưng hai máy này theo lập trình chỉ đáp xuống hai địa điểm của sao Hỏa, làm thế nào để hai máy này đi khắp bề mặt sao Hỏa, đi ''tìm kiếm'' mục tiêu mà loài người hy vọng? 21 năm sau, nguyện vọng này mới được thực hiện.

Tháng 12/1996, Mỹ phóng tàu thăm dò “người tìm đường sao Hỏa”. Ngày 4/7/1997, qua 7 tháng hành trình, vượt quãng đường là 474 triệu km, cuối cùng ''Người tìm đường sao Hỏa'' cũng tới sao Hỏa, đồng thời tiếp đất thành công trên bình nguyên Aruisi trên sao Hỏa. Sau tàu ''Hải tặc'', đây là lần tiếp theo con người đã đưa tàu vũ trụ lên bề mặt sao Hỏa, đây cũng là cái mở đầu cho một chuỗi kế hoạch thế kỷ đi vào quỹ đạo và thăm dò đổ bộ lên sao Hỏa của Cục hàng không vũ trụ Mỹ.

''Người tìm đường sao Hỏa'' mang theo một chiếc xe lăn nhỏ có 6 bánh gọi là ''Người dạo chơi''. Ngày thứ hai sau khi tàu đổ bộ, ''Kẻ dạo chơi'' đã rời khỏi tàu đổ bộ, bắt đầu tiến hành nghiên cứu những mục tiêu đã định sẵn. Trong vòng 90 ngày sau đó, tổng cộng ''Người tìm đường sao Hỏa'' đã gửi về cho nhân loại 16.000 bức ảnh.

Tháng 11/1996, Mỹ phóng tàu ''Người thăm dò toàn cầu sao Hỏa''. Tháng 9/1997, tàu ''Người thăm dò toàn cầu sao Hỏa'' đã đi vào quỹ đạo sao Hỏa, đây là thiết bị đầu tiên mà loài người thành công khi đưa nó vào quỹ đạo thứ nhất của sao Hỏa.

Cuối cùng ''Người tìm đường sao Hỏa'' cũng tìm thấy một vài chứng cứ khẳng định có sự tồn tại của người trên sao Hỏa, trong 16.000 bức ảnh mà nó gửi về, các nhà khoa học đã phát hiện ra, mấy tỷ năm trước, bình nguyên Aruisi từng xảy ra một trận hồng thủy, còn sao Hỏa hiện nay có thể có mây mù buổi sớm giống như trái đất, chứng tỏ rằng trên sao Hỏa có nước, có nước tức là có thể có sự sống. Còn kết quả nghiên cứu của ''Kẻ dạo chơi'' lại chứng thực một Sao Băng có ký hiệu là ALH84001 trên trái đất có thể là đến từ sao Hỏa, còn các nhà khoa học của Cục hàng không vũ trụ Mỹ lại tuyên bố, họ đã phát hiện thấy trong ngôi Sao Băng này những chứng cứ về khả năng tồn tại của cuộc sống nguyên thủy.

Để có thể hiểu toàn diện về sao Hỏa, tìm kiếm bảng chứng về sự sống trên sao Hỏa, Mỹ dự định trong vòng những năm từ sau năm 1999 đến 10 năm đầu của thế kỷ 21 sẽ phóng 10 tàu thăm dò sao Hỏa, đồng thời đến năm 2008 sẽ mang về trái đất hơn 1kg tiêu bản nham thạch về phòng thực nghiệm trên trái đất để tiến hành nghiên cứu.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633359852167187500/Vu-tru/Tai-sao-loai-nguoi-phai-tham-do-sao-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận