DÙNG TÚI NHỰA ĐỂ GÓI THỰC PHẨM CÓ ĐỘC KHÔNG?
Các loại thực phẩm như kẹo, bánh quy, mứt trái cây, hoa quả... thường được gói trong túi nhựa. Qua một lớp nhựa mỏng trong suốt, màu sắc thực phẩm không chỉ rất bắt mắt, mà còn cách khuẩn, đảm bảo vệ sinh. Nó có thể làm cho những thực phẩm cẩn một lượng nước nhất định không bị khô, những thực phẩm không khô bị chảy nước. Dùng túi nhựa để gói thực phẩm còn có một điểm tốt nữa là: thực phẩm không bị dính khắp nơi, cũng không dễ vỡ rất tiện khi mang theo.
Nhưng cũng sẽ có người nói với bạn rằng: dùng túi nhựa gói thực phẩm tốt thì tốt, nhưng sợ có độc. Điều này có đúng không?
Thông thường, túi nhựa chuyên dùng để gói thực phẩm không có độc vì nó được làm từ polyetylen hoặc nilông không độc. Khi chế tạo polyetylen người ta không pha tạp các chất khác. Như vậy polyten làm ra có mật độ thấp, mềm mại, có tính ổn định khá cao đối với ánh sáng mặt trời, không khí, nước và thuốc thử hoá học, do vậy không cần phải thêm một lớp chống độc ở bên ngoài. Do vậy, dùng loại túi mỏng làm từ polyten làm túi đựng thực phẩm là rất an toàn. Nhưng túi polyetylen mỏng cũng có tính chất thông khí nhất định, nếu dùng nó để gói những hương liệu hoặc những vật có mùi thì một phần hương vị hoặc mùi vị sẽ bị mất đi. Trong trường hợp này, dùng các túi nilông mỏng chắc là rất lý tưởng.
Như vậy nếu dùng các loại nhựa khác để làm túi nhựa mỏng có độc hay không? Cần phải phân tích cụ thể. Ví dụ như polyclovinyl: trong màng polyclovinyl có hoá chất dẻo và một phần clovinyl còn sót lại đều là những độc tố. Trong nhựa polyphenylen có lượng phân tử phenylen còn dư. Phenylen có thể phân giải trong dầu mỡ và gây hại con người; loại nhựa chủ yếu do aldehyt fomic tạo thành khi tiếp xúc với nước hoặc những vật có chứa nước, dầu mỡ… đặc biệt là khi nhiệt độ tăng cao, andehyt fomic sẽ hoà tan vào trong thực phẩm. Đây là một chất tổng hợp có hại cho sức khoẻ con người.