Tài liệu: Kasni làm thế nào để tiến hành quan trắc thổ tinh vượt thế kỷ?

Tài liệu
Kasni làm thế nào để tiến hành quan trắc thổ tinh vượt thế kỷ?

Nội dung

KASNI LÀM THẾ NÀO ĐỂ TIẾN HÀNH QUAN TRẮC

THỔ TINH VƯỢT THẾ KỶ?

 

Text Box:  Thổ tinh có một vòng ánh sáng rất đẹp, điều này làm nó rất được mọi người chú ý trong hệ mặt trời. Thành phần khí quyển của sao thổ rất đặc biệt, tốc độ gió ở gần xích đạo vượt quá 500 m/s. Thổ tinh có hơn 20 vệ tinh tự nhiên, mọi người thích nhất là vệ tinh thứ 6 của sao Thổ, nó là vệ  tinh lớn nhất của sao Thổ, còn có tên là “Hecquyn'' (Thần sức mạnh trong thần thoại Hy lạp). Hecquyn thu hút sự chú ý của con người không phải chỉ vì nó to lớn, mà quan trọng hơn nó là thiên thể duy nhất trong hệ mặt trời ngoài trái đất ra có tầng khí quyển đậm đặc Nitơ. Các nhà khoa học dự đoán, trên vệ tinh Hecquyn có biển, trong biển có các chất hữu cơ và rất giống với Trái đất thời nguyên thuỷ. Nếu có thể thám trắc được chất hoá hợp hợp thành phân tử chất hữu cơ trên Hecquyn thì có thể suy đoán ra quá trình sinh ra cuộc sống của trái đất.

Sứ mệnh thám trắc sao Thổ của loài người được giao cho máy thám trắc sao Thổ ''Kasni''. Ngày 12/10/1997, Mỹ đã những kế hoạch vũ trụ tiêu tốn nhiều nhất của nhân loại trong thế kỷ 20.

Do Thổ tinh cách trái đất rất xa, khoảng 8,2 ~ 10,2 đơn vị thiên văn (1 đơn vị thiên văn khoảng bằng 150 triệu km), vì thế dù có sử dụng tên lửa có lực đẩy mạnh nhất lúc bấy giờ thì cũng không thể nào làm ''Kasni'' có trọng lượng là 6,4 tấn gia tốc đến tốc độ đến thẳng sao Thổ.

Thế là các nhà khoa học liền khéo léo thiết kế cho ''Kasni'' lộ trình mượn lực hút giữa sao Kim, trái đất và sao Mộc, tiếp lực gia tốc đi về hướng sao Thổ. Như vậy, hành trình của ''Kasni'' sẽ tăng thêm 3,2 tỷ kim, trong vòng 7 năm. Tháng 4/1998, “Kasni” bay vòng qua sao Kim, dưới tác dụng của lực hút sao Kim, nó tăng tốc và đổi hướng; Tháng 6/1999, lại một lần nữa nó bay qua sao Kim, lợi dụng sức hút của sao Kim để tăng tốc thêm, bay về hướng trái đất; Tháng 8/1999, ''Kasni'' bay qua trái đất, mượn sức hút của trái đất, gia tốc bay về hướng sao Mộc; Tháng 1/2001, sau khi ''Kasni'' tiến hành mượn sức hút và gia tốc lần cuối cùng, nó sẽ bay thẳng đến sao Thổ. Hai lần mượn sức hút của sao Kim, một lần mượn của trái đất, một lần mượn của sao Mộc, quỹ đạo bay được bố trí như thế này chính là ''Đường bay VVEJ'' nổi tiếng, ở đây V, E, J lần lượt là những chữ cái tiếng Anh đầu tiên của sao Kim, trái đất và sao Mộc, ''Đường bay VVEJ'' có thể làm cho chuyến bay của ''Kasni'' đến sao Thổ tiết kiệm được 77 tấn nhiên liệu, tương đương với 10 lần tổng trọng lượng của ''Kasni''.

Tháng 7/2004 “Kasni” mới đến được sao Thổ. “Kasni” thực chất do hai bộ phận hợp thành: Máy quỹ đạo mang theo 12 thiết bị khoa học thám trắc và máy thám trắc có tên là ''Huigengsi'' mang theo 6 thiết bị khoa học. Máy quỹ đạo sẽ bay quan sao Thổ tiến hành thám trắc khoa học một cách toàn diện trong 4 năm, còn máy thám trắc ''Huigengsi'' sẽ đổ bộ xuống vệ tinh Hecquyn của sao Thổ, giúp các nhà khoa học giải đáp rất nhiều những bí mật lâu nay về Hecquyn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633359852558750000/Vu-tru/Kasni-lam-the-nao-de-tien-hanh-quan-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận