Tài liệu: Tại sao không nên đi giầy đi mưa, giầy cao su dưới ánh nắng?

Tài liệu
Tại sao không nên đi giầy đi mưa, giầy cao su dưới ánh nắng?

Nội dung

TẠI SAO KHÔNG NÊN ĐI GIẦY ĐI MƯA,

GIẦY CAO SU DƯỚI ÁNH NẮNG?

 

Giầy đi mưa, giầy cao su đi một thời gian nó sẽ trở nên cứng và giòn, dễ bị nứt. Hiện tượng này được gọi là sự ''lão hóa'' của cao su. Cao su lão hoá là một vấn đề rất phức tạp. Thông thường, oxy hoá, ánh sáng mặt trời và nhiệt độ cao đều thúc đẩy quá trình lão hoá của cao su.

Quê hương của cao su là châu Nam Mỹ, ở đó người Anh Điêng gọi nó là ''nước mắt của cây''. Bởi vì vỏ cây cao su sau khi bị cưa sẽ chảy ra mủ cao su màu trắng, giống như nước mắt chảy ra. Thêm một chút giấm chua vào mủ cao su, nó sẽ ngưng tụ thành một loại chất rắn đó chính là cao su sống. Phân tử của cao su sống giống như một sợi dây nhỏ, độ cứng không cao, mặc dù có tính đàn hồi nhưng dễ đứt. Đặc biệt là rất mẫn cảm với việc thay đổi nhiệt độ. Hơi nóng đã mềm da và dính. Hơi lạnh lại cứng và giòn, chẳng có công dụng gì ở xưởng chế biến cao su, người ta dùng lưu huỳnh để thay đổi diện mạo của cao su sống. Nguyên tử lưu huỳnh có thể làm cho các phân tử cao su liên kết lại với nhau, làm cho kết cấu dài của cao su trở thành kết cấu của một mạng lưới. Từ đó có thể nâng cao sức bền của cao su. Khi chế biến cao su ngoài việc cho thêm lưu huỳnh còn cần phải thêm các vật liệu đủ các loại màu sắc, như thuốc giữ màu, thuốc làm mềm, thuốc làm tăng cường độ bền của cao su, thuốc bổ sung, thuốc chống lão hoá...trong đó tác dụng của thuốc chống lão hoá là ngăn chặn sự lão hoá của cao su, làm tăng tuổi thọ của cao su.

Trong ánh mặt trời có một lượng lớn tia cực tím. Tia cực tím ngoài việc có thể diệt khuẩn, nó cũng là một vật “phá rối ngầm”. Sau khi nó ''thăm dò'' vào nội bộ các sản phẩm cao su, nó sẽ làm đứt liên kết phân tử của cao su. Đồng thời dưới nhiệt độ cao của ánh mặt trời làm cho các nguyên tử lưu huỳnh và phận tử cạo su sống tách xa nhau. Phá vỡ liên kết giữa các phân tử. Do đó làm nứt hỏng các sản phẩm.

Do vậy sau khi giặt sạch giày đi mưa và giày cao su nên phơi ở nơi râm mát thoáng gió chứ không được phơi dưới ánh nắng hoặc hơ bên cạnh lò lửa. Cũng đừng làm dính các chất như dầu hoả, xăng... bởi vì phân tử của các loại dầu này sẽ đi vào giữa các phân tử cao su, làm cho các phân tử cao su nở ra, làm cho giày đi mưa và giày cao su dãn ra và biến hình.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/209-26-633366179647465000/Hoa-hoc/Tai-sao-khong-nen-di-giay-di-mua-g...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận