Tài liệu: Tại sao một số bảo kiếm bằng đồng đen thời cổ đại không bị gỉ?

Tài liệu
Tại sao một số bảo kiếm bằng đồng đen thời cổ đại không bị gỉ?

Nội dung

TẠI SAO MỘT SỐ BẢO KIẾM BẰNG ĐỒNG ĐEN

THỜI CỔ ĐẠI KHÔNG BỊ GỈ?

 

Text Box:  Năm 1965, khi bảo tàng tỉnh Hồ Bắc khai quật mộ vua Sở ở Giang Lăng đã phát hiện ra hai thanh bảo kiếm cổ có ánh sáng lạnh lấp lánh trên lưỡi kiếm màu vàng còn có các hoa văn hình thoa màu đen rất đẹp, trong đó, trên một thanh bảo kiếm có khắc: ''Kiếm do Việt Vương Câu Tiễn tự chế tác để dùng''. Đây chính là thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn rất nổi tiếng. Hai thanh bảo kiếm này đã chôn trong đất hơn 2000 năm, khi đào lên vẫn còn sáng loáng và sắc nhọn, không hề có chút gỉ nào. Năm 1973, khi thanh kiếm này được triển lãm ở nước ngoài, nhiều khách tham quan không khỏi ngạc nhiên.

Năm 1974, ở Lâm Đồng - Thiểm Tây đã phát hiện ra hố chôn đồ sứ tống táng của Tần Thủy Hoàng, lại đào được 3 thanh kiếm, lưỡi kiếm đen và sáng, ánh sáng lạnh. Ba thanh kiếm này được chôn hơn 2000 năm trong đất ẩm ướt ở độ sâu 5 đến 6m, khi đào lên không hề có dấu vết gỉ và còn sắc bén đến nỗi thoáng chốc đã chém gọn một xấp báo dầy hơn 10 tờ.

Để giải câu đố điều gì đã khiến cho những thanh kiếm này không bị gỉ, cần phải phân tích kết cấu hóa học của những thanh kiếm này, đặc biệt là thành phần hóa học của bề mặt kiếm. Để không làm tổn hại những văn vật quý giá này, những người làm khảo cổ đã dùng nhiều loại máy móc và thiết bị để kiểm tra và đo đạc vật lý đối với thành phần của kiếm. Qua kiểm tra phân tích, họ đã phát hiện ra thành phần của những thanh bảo kiếm này là đồng đen, cũng chính là hợp kim đồng và thiếc. Thiếc là một loại kim loại có khả năng những gỉ rất tốt, do đó khả năng chống gỉ và ăn mòn của đồng đen đương nhiên cao hơn nhiều so với đồ bằng sắt tuy nhiên hơn cả là bề mặt của những thanh bảo kiếm này đều đã qua xử lý đặc biệt.

Hoa văn hình thoi màu đen trên thân kiếm của Việt Vương Câu Tiễn đã được xử lý lưu hoa, cũng tức là đã dùng lưu huỳnh và các hợp chất của lưu huỳnh để tạo ra tác dụng hóa học với kim loại bề mặt của kiếm. Việc xử lý này không những làm cho kiếm đẹp mà còn làm tăng khả năng chống ăn mòn của bảo kiếm lên rất nhiều.

Việc xử lý bề mặt của 3 thanh kiếm cổ đời Tần càng tiên tiến hơn. Theo kiểm tra và phân tích, cách mà người xưa áp dụng là cách oxy hóa muối cromat. Muối cromat là một chất oxy hóa có khả năng oxy hóa rất nhanh, sau khi dùng muối cromat để xử lý, lớp kim loại bề mặt của kiếm bị oxy hóa, sinh ra một lớp màng oxy hóa kim loại mỏng rất chặt chẽ, bao trùm lên toàn bộ bề mặt của kiếm, lớp axít có tính chất ổn định này tuy chỉ dày 1% mm, nhưng nó lại là một chiếc áo khoác bảo vệ bảo kiếm rất tốt, khiến cho lớp kim loại bên trong không bị lộ ra, do đó cũng sẽ không bị gỉ ăn mòn. Điều này dường như hoàn toàn giống với việc xử lý làm cùn bề mặt trong kỹ thuật xử lý kim loại hiện đại. Còn ở các nước khác, kỹ thuật xử lý làm cùn bằng muối cromat này mãi cho đến thập niên 30 của thế kỷ 20 mới bắt đầu được áp dụng vào việc chống ăn mòn của kim loại, muộn hơn so với. Trung Quốc hơn 2000 năm. 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/209-26-633365308830284026/Hoa-hoc/Tai-sao-mot-so-bao-kiem-bang-dong-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận