Tại sao nói bữa sáng giúp đảm bảo sức khỏe của bạn?
Có một câu nói tổng kết khoa học về các bữa ăn trong ngày là: “Bữa sáng ăn ngon, bữa trưa ăn no, bữa tối ăn ít”. Tuy nhiên, một số bạn gái lại không mấy coi trọng hoặc thậm chí không bao giờ ăn sáng mà không biết rằng thói quen đó sẽ gây rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Khoảng thời gian trung bình kể từ khi bạn ăn bữa tối ngày hôm trước cho đến buổi sáng hôm sau là 12 tiếng. Khi đó, dạ dày của bạn thường ở trong trạng thái rỗng sau cả một đêm dài. Hơn nữa, trong ngày, cho dù công việc chính của bạn là học tập hay lao động nặng nhọc thì buổi sáng thường vẫn là lúc bạn hoạt động nhiều nhất. Nếu bạn không ăn sáng hoặc chỉ ăn ít, không đủ chất, sẽ khiến lượng đường trong máu giảm, mất tập trung, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập, làm việc.
Ba bữa ăn trong ngày nên được bố trí, sắp xếp như thế nào cho hợp lý? Giới y học đã tổng kết từ thực tiễn và đưa ra một phương án phân phối lượng ăn tương đối phù hợp cho tất cả mọi người như sau:
Bữa sáng chiếm 25% - 35% tổng lượng ăn trong một ngày; bữa trưa chiếm từ 35% - 45%; lượng ăn bữa tối không nên vượt quá 30% tổng lượng ăn một ngày. Như vậy cũng có nghĩa là: Nếu một người một ngày ăn hết 500g lương thực thì lượng ăn hợp lý cho ba bữa sáng, trưa, tối lần lượt là: 150g, 200g và 150g.
Vậy, chất lượng bữa ăn trong ngày nên như thế nào?
Các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và tìm ra được một phương pháp phối hợp thức ăn tương đối hiệu quả, đảm bảo đủ và cân bằng dinh dưỡng cho mọi đối tượng. Phương pháp đó là: Trong tổng lượng ăn hàng ngày của mỗi người thì lượng đường chiếm 73%, đạm chiếm 12% và chất béo chiếm 15%. Một bữa sáng lý tưởng nên bao gồm các thực phẩm chứa nhiều loại đường đồng thời có đủ cả đạm và chất béo, trong đó đạm là thành phần quan trọng nhất. Nếu điều kiện kinh tế cho phép, trong bữa sáng, bạn có thể ăn từ 50 - G món chính kèm với 250ml sữa bò hoặc sữa đậu nành. Ngoài ra, bạn cũng có thể đổi món bằng trứng gà hoặc các món yêu thích khác mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng. Một số bạn vì muốn nâng cao chất lượng bữa sáng nên thường xuyên chỉ uống sữa bò, ăn trứng gà. Cách ăn này không những không kinh tế mà còn không có lợi cho sự cân bằng dinh dưỡng của cơ thể.
Cũng có một số bạn gái vì muốn giảm béo để được thon thả hơn nên thường chỉ ăn sáng rất qua loa, vội vàng mà coi bữa tối mới là bữa ăn chính. Cách làm này cũng không khoa học chút nào. Lượng hoạt động của bạn trong buổi tối không nhiều nên nếu ăn quá nhiều vào bữa tối sẽ không có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ béo phì, dễ dẫn đến các bệnh về dạ dày.
Một số bạn gái nói rằng bạn ăn bữa sáng không “vào”. Vì sao lại như vậy? Có thể là do đồ ăn sáng bạn chọn không hợp khẩu vị nên không có cảm giác thèm ăn. Nguyên nhân khác có thể do bạn dậy quá muộn nên cũng không muốn ăn sáng. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bạn cần rèn cho mình thói quen ngủ sớm, dậy sớm và ăn sáng đầy đủ.
Để tăng cảm giác thèm ăn và ăn được nhiều hơn vào bữa sáng, bạn hãy tuân thủ theo một số nguyên tắc sau: Đồ ăn sáng cần nhỏ gọn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ nhiệt lượng; có mùi vị hấp dẫn, thơm ngon để kích thích vị giác; đảm bảo đủ và cân bằng chất dinh dưỡng.
Bạn cũng cần chú ý đến khung cảnh trong khi ăn bữa sáng: Nơi ngồi ăn cần đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh, mỹ quan; có thể mở nhạc nhẹ nhàng để tâm trí vui vẻ, thoải mái hơn trong khi ăn.