Tài liệu: Tại sao tàu hỏa chạy với tốc đô cao khi nhảy lên vẫn có thể rơi ở vị trí cũ?

Tài liệu
Tại sao tàu hỏa chạy với tốc đô cao khi nhảy lên vẫn có thể rơi ở vị trí cũ?

Nội dung

TẠI SAO TÀU HỎA CHẠY VỚI TỐC ĐỘ CAO

KHI NHẢY LÊN VẪN CÓ THỂ RƠI Ở VỊ TRÍ CŨ?

 

Bất cứ vật thể nào đều có quán tính, vận động của vật thể đều phải tuân theo định luật quán tính. Cái gọi là định luật quán tính chính là định luật thứ nhất của Newton, cho dù vật thể ở trạng thái không bị tác động của ngoại lực thì trạng thái vận động của nó là không hề thay đổi. Trên tàu hỏa chạy với tốc độ nhanh, cho dù một người đứng im một chỗ thì trên thực tế, anh ta đã đi về phía trước theo tàu, và tốc độ tiến về phía trước giống như tàu hỏa. Khi anh ta nhảy lên, vẫn tiến về phía trước giống như tốc độ của tàu. Do đó, khi anh ta rơi xuống thì vẫn ở vị trí cũ.

Text Box:  Đã từng có người nghĩ đến một ý tưởng ''tuyệt vời'', anh ta nói: tôi chỉ cần ngồi trên một chiếc khí cầu để lên không trung, do chuyển động tự do của trái đất thì có thể nhìn thấy mọi thứ chuyển động nhanh dưới mặt đất, nếu bay lên từ mặt biển, dừng lại trên không trung một tiếng rưỡi, rồi lại hạ xuống thì chẳng phải là đến Lasha của khu tự trị Tây Tạng hay sao? Rõ ràng đây là chuyện không thể. Bởi vì tất cả mọi thứ xung quanh địa cầu như con người chúng ta, khí cầu, không khí đều cùng chuyển động với địa cầu.

Quán tính có ở khắp nơi, khi một chiếc ô to đang chạy với tốc độ rất cao đột nhiên phanh gấp mọi người trong xe đều xô về phía trước, khi chiếc xe đột nhiên chạy thì mọi người trong xe lại bị ngã về phía sau. Đây đều do quán tính.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/208-26-633361748867757500/Vat-ly/Tai-sao-tau-hoa-chay-voi-toc-do-cao...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận