Tài liệu: Tại sao thực phẩm phổng lại dễ được cơ thể tiêu hoá hấp thụ?

Tài liệu
Tại sao thực phẩm phổng lại dễ được cơ thể tiêu hoá hấp thụ?

Nội dung

TẠI SAO THỰC PHẨM PHỔNG

LẠI DỄ ĐƯỢC CƠ THỂ TIÊU HOÁ HẤP THỤ?

 

Text Box:  Bạn chắc chắn đã ăn bắp rang bơ rồi nhỉ? Ngày trước, lúc rang bắp rang bơ, đầu tiên là đổ hạt ngô vào trong cái máy chứa làm bằng sắt, sau đó phủ thêm mật ong lên, rồi dùng lửa to đun, lúc đó áp suất và nhiệt độ trong máy chứa từ từ tăng cao. Lúc đạt tới áp suất hoặc nhiệt độ nhất định nào đó, nước trong hạt ngô liền chuyển sang trạng thái khác, khi nhiệt độ vượt quá 100oC, hạt ngô do đó mà trở lên hết sức mềm. Lúc đó mở nắp máy chứa ra, do áp suất giảm đột ngột, nước đang ở trạng thái nhiệt độ cao ngay lập tức sẽ bốc hơi. Quá trình bốc hơi này rất mạnh, giống như xảy ra một vụ nổ lớn, thể tích của nước và sự nổ to đột ngột của nó có thể đạt tới gấp 2000 lần. Nước trong hạt ngô nổ và trương lên khiến cho hạt ngô đột ngột nổ to rất nhiều. Danh từ thực phẩm phồng cũng từ đó mà ra.

Ngoài ngô ra thì gạo, đậu tằm đều có thể làm thành thực phẩm phồm. Lương thực sau khi được xử lý khiến cho phồng to lên thì không chỉ hình dạng hạt thay đổi mà đồng thời cũng làm biến đổi kết cấu phân tử ở bên trong nó. Trong quá trình phồng lên, một số tinh bột có liên kết dài và không hoà tan bị cắt đứt thành tinh hồ và đường có liên kết ngắn và tan trong nước. Sự biến đổi này, rất giống với sự biến đổi của lương thực dưới tác dụng của enzim tinh bột trong cơ thể người. Nói như thế có nghĩa là thực phẩm phồng lúc còn chưa được đưa vào khoang miệng thì đã hoàn thành phần nào quá trình phân giải của tinh bột. Do đó thực phẩm phồng rất dễ được cơ thể tiêu hoá hấp thụ. Vì thế có người nói rằng thực phẩm phồng kéo dài tuổi thọ cho các cơ quan tiêu hoá của chúng ta. Theo kiểm nghiệm đo lường cho thấy, sau khi ăn thực phẩm phồng mức độ tiêu hoá hấp thụ nó có thể tăng trên dưới 8%.

Thực phẩm phồng còn có lợi trong việc giữ lại vitamin có trong thực phẩm. Ví dụ gạo sau khi làm phồng có tỉ lệ bảo tồn các loại vitamin B5, B6 có trong nó so với khi nấu chín thành cơm cao hơn khoảng 1/5 đến 2/3. Hơn nữa thực phẩm phồng do đã xử lý qua nhiệt độ và áp suất cao đã diệt khuẩn diệt trùng, càng hợp tiêu chuẩn vệ sinh.

Làm phồng thực phẩm là một kĩ thuật chế biến thức ăn vừa khoa học vừa lí tưởng. Đương nhiên trong sản xuất thực phẩm công nghiệp, lương thực sau khi được làm phồng còn phải được nghiền nhỏ, làm vụn v.v... sau đó lại chế biến thành các loại thức ăn. Với phương pháp chế biến như vậy các loại cao lương có giá trị dinh dưỡng không cao lắm cũng có thể trở thành lương thực loại tốt ăn ngon miệng và giàu dinh dưỡng, trở thành thực phẩm đại chúng, hàng tốt giá rẻ.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/209-26-633366182921527500/Hoa-hoc/Tai-sao-thuc-pham-phong-lai-de-duo...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận