TẠI SAO TRÊN SAO HOẢ LẠI
XUẤT HIỆN “NHỮNG CƠN BÃO LỚN”?
Sao Hoả là một hành tinh sáng màu đỏ, người Trung Quốc cổ đại gọi nó là ''Mê Hoặc''. Giống như trái đất, sao Hoả cũng có lớp khí quyển, nhưng điểm khác là tầng khí quyển của sao Hoả rát loãng và mỏng. Nắm đó, khi máy quan trắc ''Hải tặc'' đáp xuống sao Hoả, đã trực tiếp đo đạc thấy khí áp bình quân của bề mặt sao Hoả chưa bằng% khí áp lớn ở vùng mặt biển của trái đất. Thành phần chủ yếu của khí quyển sao Hoả là CO2 chiếm 95,3%, tiếp đến là khí Nitơ, chiếm 2,7%. Hàm lượng nước trong khí quyển của sao Hoả chỉ bằng 1/1000 hàm lượng nước trong khí quyển của trái đất. Trên sao Hoả cũng có các hiện tượng khí quyển như mây, bão..
Trên sao Hoả thường xảy ra bão, điều này chủ yếu là do sự hoàn lưu khí quyển gây ra. Khi tốc độ gió trên bề mặt sao Hoả tương đối lớn, đạt 50 ~ 100 m/s, nó sẽ cuốn theo cát bụi, gây ra bão bụi: Bão bụi là hiện tượng đặc biệt của khí quyển trên sao Hoả. Các hạt nhỏ trong những cơn bão điển hình phần lớn có đường kính khoảng 10 Micromet, một số hạt nhỏ hơn có thể bị gió cuốn lên độ cao 50.000m. Nguyên nhân gây ra các cơn bão bụi có thể có liên quan đến việc mặt trời làm nóng khí quyển. Sau khi khí quyển hấp thụ nhiệt, do chênh lệch nhiệt độ đã gây ra sự bất ổn định, nên đã cuốn bụi lên. Bụi bay lên trên không, có thể hấp thụ nhiều nhiệt lượng hơn, khiến cho dòng khí nóng bốc lên nhanh chóng. Lúc này, không khí lạnh bay đến lấp vào vị trí của nó khiến sức gió mạnh hơn, phạm vi cơn bão bụi trở nên rộng hơn. Tại một số vùng có tốc độ gió tương đối lớn, ví dụ như vùng gần cực quan (phần sáng trắng gần 2 cực của sao Hoả) (ở đây chênh lệch nhiệt độ tương đối lớn) và vùng đất cao, càng dễ xảy ra bão bụi.
Bão bụi thường có phạm vi mấy triệu mét. Bão bụi lúc này bốc lên thành từng đợt, mỗi năm sao Hoả (686,98 ngày) xảy ra khoảng vài trăm lần. Có lúc vài cơn bão bụi sẽ liên hợp lại, cuốn một lượng lớn các hạt bụi lên độ cao 30km, phát triển thành những cơn bão bụi lớn mang tính toàn cầu, có thể kéo dài vài tiếng đồng hồ, lúc mạnh có thể kéo dài vài tháng. Sau cơn bão, sự chênh lệch nhiệt độ giảm xuống, cơn bão bụi dần dần lắng xuống. Trong thời gian từ 1970 ~ 1980, đã xảy ra 5 cơn bão bụi lớn. Độ lớn về quy mô của những cơn bão bụi lớn này nếu từ trái đất có thể nhìn thấy bằng kính viễn vọng tương đối lớn.
Tàu vũ trụ còn chụp được những cơn bão xoáy trên sao Hoả. Loại bão này ở trên sao Hoả gần giống với những cơn lốc trên trái đất, độ cao có thể lên đến 6 ~ 7km.