Tài liệu: Vì sao trong không khí sinh ra sóng xung động lớn?

Tài liệu
Vì sao trong không khí sinh ra sóng xung động lớn?

Nội dung

VÌ SAO TRONG KHÔNG KHÍ SINH RA SÓNG SUNG ĐỘNG LỚN?

 

Một máy bay siêu thanh bay với tốc độ 1100 km/h, bay thấp cách mặt đất 60m, khi bay qua gần một tòa nhà, đột nhiên, tòa nhà này giống như bị rung động, rầm rầm đổ xuống. Trong niên đại 50 thế kỷ 20, khi máy bay siêu thanh ra đời không lâu đã xảy ra sự kiện này. Mọi người trong lúc điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn này, đã phát hiện ra do một loại sóng truyền trong không khí gây ra.

Khi canô chạy nhanh trên mặt nước sẽ kích động làn sóng. Giống như khi máy bay bay trong không khí cũng sẽ kích động không khí, khiến cho không khí truyền ra bốn xung quanh, chúng tôi gọi là sóng khí. Tốc độ của máy bay càng cao, thì dẫn tới sóng khí càng mạnh. Đặc biệt là khi tốc độ của máy bay so với tốc độ truyền âm thanh nhanh hơn, không khí của phía trước máy bay trong thời gian rất ngắn, bị ép lại làm cho cường độ chịu nén của không khí trong khu vực này biến đổi lớn, mật độ và nhiệt độ cũng đặc biệt cao. Trạng thái rung động của không khí trong khu vực này còn mang theo một năng lượng vô cùng to lớn, và được truyền đi ra bốn phía xung quanh hình thành một sóng khí cực mạnh. Theo tiếng nổ vang như sét đánh, sóng khí mạnh mẽ này giống như một quả bom nặng rơi từ không trung xuống mặt đất, làm đổ sập các vật cản. Người ta gọi sóng khí mạnh mẽ này là sóng xung động.

Do cường độ của sóng xung động theo khoảng cách truyền từ từ giảm xuống, cho nên máy bay siêu thanh nếu bay trên cao đối với mặt đất sẽ có ảnh hưởng rất nhỏ. Nhưng, nếu máy bay trong khi bay dưới bầu trời hoặc quá thấp để vượt tốc độ âm thanh, nguy hiểm của sóng xung động sinh ra khó mà tránh khỏi. Chúng sẽ làm cho cửa kính đổ vỡ, ống khói đổ gãy, nghiêm trọng hơn có thể làm cho các kiến trúc xây dựng lớn đổ sập thành đất bằng.

Ngoài máy bay siêu thanh ra còn có các vật thể khác bay với tốc độ cao trong không khí, ví dụ đạn và bom xuất phát từ nòng súng thậm chí là sao băng rơi trong không trung, đều có thể sinh ra sóng xung kích, chỉ có điều năng lượng lớn nhỏ của sóng xung kích, chỉ có điều năng lượng lớn nhỏ của sóng xung kích là khác nhau. Nghe nói, hồ sao băng Wenkaba nằm ở tỉnh Quebec của nước Canađa, chính là do một sao băng lớn 10.000 tấn, khi ở tốc độ cao rơi xuống mặt đất tạo ra sóng xung động. Hố nổ này có chiều sâu 435m, đường kính lớn tới 3,5 âm. Uy lực của sóng xung động vượt qua nổ bom nguyên tử. Mà sóng xung động do pháo bánh và đạn gây ra chỉ là phát ra tiếng vang và một tiếng rít gào lanh lảnh mà thôi.  




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/208-26-633361770647288750/Vat-ly/Vi-sao-trong-khong-khi-sinh-ra-song...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận