Thành phố Naples (tiếng Italia: Napoli)
Thành phố cảng của Italia ở phía Nam thủ phủ Campanie, trên bờ biển Tayrrrhénienne, cuối vịnh Naples, ở chân núi Vésuve, 1.212.387 dân (1981).
Lịch sử: Do người Hy Lạp ở Cumes (Campanie) thành lập khoảng năm 600 sau CN với tên gọi Parthénopé. Khoảng 500 TCN, khi người Athens hay người Chaleis lập đô thị Néapolis (“thành phố mới”) thì mang tên Paléopolis (“thành phố cũ”). Liên minh với La Mã (326 TCN), chống lại Pyrrhus (280 TCN), và Hannibal không dám tấn công thành phố. Là nơi nghỉ của Virgile (1 TCN), của Claude và của Néron (thế kỷ I). Năm 493, bị người Ostrogoths chiếm, nhưng đến 544 thì Byzance chiếm lại. Năm 1137, Naples thuộc người Normandie và về sau, dưới thời Angevin, Naples trở thành thủ đô của vương quốc. Năm 1848 thành phố nổi dậy; Garibaldi chiếm được thành phố (1860), kết thúc thời vương quốc Deux - Siciles, Naples lại tái nhập vào vương quốc Italia (1861).
Naples thành phố có nhiều công trình di tích lịch sử văn hoá, trong đó đáng chú ý nhất là Trường Đại học Tổng hợp Naples, nhà thờ kiến trúc kiểu Gothique (Santa Chiara), tu viện dòng thành Brunô là San Marrtino, Bảo tàng Quốc gia. Có nhiều khu dân cư, nhiều khu nhà ổ chuột nằm cạnh những ngôi nhà thờ lớn có mặt trước sang trọng (khu phố hiện đại phát triển nhờ đầu cơ bất động sản) và biệt thự ở bờ biển dọc núi Vesuve, ngoài ra còn có nhà thờ Santa Restitata, tháp Guglia di San Domenico, lâu đài Castel Nuove do Augevins, nhà hát Opera Teatro San Carlo, Bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia. Đặc biệt trên đỉnh đồi Vumerro có pháo đài hình ông sao Castel Saint Elmo được xây dựng vào thế kỷ XIV, giờ đây là nơi tổ chức các cuộc triển lãm, hoà nhạc... Thương cảng (cung cấp thép, than cốc, quặng thép, nhập khẩu sản phẩm dầu hoả) và trung tâm du lịch (vận chuyển khách ra đảo, du ngoạn đường biển trong vịnh và dọc theo bờ biển): Khu vực công nghiệp rất phát triển: thép và xi măng, lọc dầu, cơ khí, dệt và thực phẩm.