Tài liệu: Đấu trường Colosseum

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Ở Rome (Italia) đã có nhiều đấu trường. Một trong những đấu trường to lớn đó là đấu trường Colosseum là một công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của Roma cổ đại, tên gốc của đấu trường này là Flavian Amphitheatre.
Đấu trường Colosseum

Nội dung

Đấu trường Colosseum

Ở Rome (Italia) đã có nhiều đấu trường. Một trong những đấu trường to lớn đó là đấu trường Colosseum là một công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của Roma cổ đại, tên gốc của đấu trường này là Flavian Amphitheatre. Hoàng để Vespasia là người khởi xướng xây dựng đấu trường này vào năm 70 đến năm 76 sau CN. Công trình ban đầu chỉ có hải tầng, được nâng lên bằng một hệ thống các cột chống dorique, ionique và corinthien, vòm cuốn, vòng cung giao thoa với hành lang vây quanh. Đến thời hoàng đế Titus (con trai vua Vespasia) và Domitia, cho xây thêm 3 tầng gồm toàn những cột có trổ những ô cửa nhỏ trang trí cờ xí cho phù hợp với không khí ngày hội, toàn bộ công trình cao khoảng 48 mét.

Công trình này được Hoàng đế Titus dành để tưởng nhớ vua cha Hoàng đế Vespasia sau một năm băng hà. Người ta đã mừng ngày hoàn thành đấu trường bằng việc tổ chức các trận đấu kéo dài 100 ngày tại đó.

Đấu trường Colosseum được xây ở nơi có ngôi biệt thự khổng lồ của bạo chúa Nero. Đấu trường này có tên gọi phổ biến là Colosseum (đấu trường vòng cung khổng lồ) vì nó được dựng lên gần nơi Nero cho xây một bức tường khổng lồ của chính mình. Đây là một bức tượng cổ dát đồng lớn nhất cao 100 feet. Vua Nero đứng đó trong thế của Thần Mặt Trời. Sau này người ta dùng 24 thớt voi để chuyển bức tượng này đi nơi khác.

Colosseum nằm ở giữa hai quảng trường hội họp Cesar và Romulo, là một công trình có mặt bằng hình êlíp với chu vi 527 m, được chia làm 4 phần đối xứng bởi hai trục dài và ngắn lần lượt có kích thước là 188m và 156m.

Khán đài được xây dựng cao dần lên theo kiểu nền dốc bậc, với sức chứa 5 vạn người trong đó có 4,5 vạn chỗ ngồi, và 0,5 vạn chỗ đứng. Hàng khán giả đầu tiên cao hơn bãi đấu 5m để đảm bảo an toàn cho người xem, còn khán giả trên cùng (có cả thảy 3 tầng) có độ cao khoảng 16m. Số dãy ghế chạy theo vòng tròn từ dưới lên trên có 60 hàng, chia thành 5 khu vực với những cửa ra vào riêng. Có tất cả 60 cửa ra vào như vậy. Hoàng đế và những người thân cận có lối đi riêng. Đó là đường ngầm dưới đất, nơi trực tiếp với chỗ ngồi danh dự trên khán đài trệt. Nằm sát cạnh đấu trường là khán đài dành cho tầng lớp thượng lưu. Còn các khán đài trên cao dành cho thứ dân. Dưới khán đài có những khoảng không gian trống dành cho việc nghỉ ngơi được bố trí chạy vòng theo ba tầng nhà.

Hệ tường cột chạy vòng quanh mặt đứng công trình gồm 80 vòm cuốn, cùng hệ thống ngang hình rẻ quạt - gồm 80 bức tường - đỡ toàn bộ khán đài và sàn của các tầng. Cách chọn lựa vật liệu chứng tỏ người La mã nắm rất vững kỹ thuật xây dựng. Phía trên tường chịu lực, người ta dùng cuốn hình ống và cuốn giao thoa, vật liệu đá dùng làm bê tông. Còn đá cẩm thạch dùng chỗ cần trang trí như: cột, bệ cột, bậc lên xuống và chỗ ngồi.

Tường vây quanh tầng giữa và tầng trệt, được thiết kế theo kiểu cột cuốn, nhờ đó tạo ra nhiều cửa cuốn: Lối thiết kể này làm bớt đi vẻ nặng nề của một công trình đồ sộ bằng đá, tăng vẻ đẹp bên ngoài. Trên mỗi bệ tường lan can tầng giữa, mỗi khoảng trống của các cửa cuốn, đặt một pho tượng. Tổng cộng gồm 160 pho tượng, góp phần làm tăng vẻ uy nghi, đồ sộ, hùng vĩ của đấu trường.

Tầng trệt, kiến trúc khá phức tạp. Nền được lát gỗ và được ngăn thành nhiều phòng. Nằm ngay tại trung tâm đấu trường là bãi đấu. Đó là khoảng đất phẳng, hình chữ nhật, trên rải cát, kích thước 86x54m, cách li với khán giả một bức tường cao vì người ta thường tổ chức những trận đấu của các thú dữ.

Sau khi đế chế La Mã sụp đổ (năm 476), đấu trường Colosseum bị bỏ hoang phế. Các nhà quý tộc thời Trung cổ đã tháo dỡ nhiều phiến đá cẩm thạch quý để mang về xây lâu đài, dinh thực của mình. Thêm vào đó là sự tàn phá của thiên tai. Vào thế kỷ XVIII đã xảy ra một trận động đất mạnh đã làm sụp đổ 213 đấu trường.

Dưới thời giáo hoàng Benoit (1740 - 1788), Giáo hội Thiên Chúa giáo đã dùng nơi đây làm lễ phong thánh, do đó đấu trường được tu bổ phần nào. Đến 1874, công trình lại được tu sửa một lần nữa. Ngày 7 tháng 7 năm 2007, đấu trường Colosseum được tổ chức New Open World Coporation (NOWC) bình chọn là một trong 7 kỳ quan thế giới mới.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4113-02-633704658525850000/Italia/Dau-truong-Colosseum.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận