Thành phố Meidan Emam ở Esfahan
“Esfahan là một nửa thế giới”, các nhà thơ của thành phố này, một thời đã từng tuyên bố như vậy. Bởi vì vào thế kỷ XVII, Shah Abbas I đã dời đô lên ốc đảo này nằm ở trung tâm đất nước Iran Hồi giáo và Essfahan đã trở thành một thành phố hoa lệ sầm uất, một trung tâm văn hoá chính trị kinh tế của đất nước, giữa những đại lộ thênh thang có cây trồng hai bên cùng với các khu vườn, cung điện và những mặt hồ lung linh ánh nước, đã trang điểm cho thành phố có nửa triệu dân sinh sống, một nhà biên niên sử người Pháp đã thống kê được 102 nhà thờ, 273 nhà tắm công cộng, 1802 quán trọ, nơi của du khách, thương gia cho lạc đà ăn và ở qua đêm.
Từ ban công của cung điện Hoàng gia nhà vua xem các trận đấu polo, hay những trận đấu dã thú trên quảng trường Meidan. Vào những ngày khác các lái buôn dựng lều trên khắp trung tâm thương mại (Plaza) này. Shah Abbas có thể dẫn các ngài đại sứ tới các quán cà phê tại mặt phía Bắc của Meidan, hoặc tới các khu chợ bán hàng tiêu dùng như sạp bán vải bán da thú và bán các đồ trang sức, kim hoàn... Các sạp hàng, lều quán xếp hàng dài tới hàng dặm trên những con đường có mái che. Ban đêm nhà vua có thể vui vẻ nhìn các toà nhà bao bọc Meidan sáng rực với 50.000 chiếc đèn dầu. Ở đầu phía Nam của quảng trường, Shad Abbas cho xây dựng một nhà thờ Hồi giáo, dành cho nhà vua, đặt một góc của nhà thờ hướng về thánh địa Mecca. Truyền thuyết kể rằng, nhà vua rất háo hức hoàn thành nhà thờ này đến nỗi ông ta phải ra lệnh xây các bức tường bằng gạch trước khi xây mang. Vì thấy rằng nếu xây như vậy thì sẽ rất nguy hiểm, nên người kiến trúc sư trưởng phải đi trốn lánh mặt, vì nhà kiến trúc biết rằng công việc sẽ không tiến triển được nếu thiếu ông ta. Và ông chỉ lộ diện sau khi móng đã xây xong và xin nhà vua tha tội.
Mặc dầu các vị vua kế tiếp nối ngôi vẫn tiếp tục tô điểm cho Esfahan, nhưng thành phố này ngày càng đi vào suy thoái. Quân Afghanistan đã xâm chiếm thành phố này vào năm 1722, đã tàn phá một số công trình của thành phố, khiến nó trở nên hoang phế. Vì thế trong suốt thế kỷ XX, các nhà phục chế đã và đang sắp xếp, lắp ghép lại các tượng đài ở xung quanh điện Meidan, phục chế những viên gạch và ốp đá lại cho “hình ảnh thế giới” của nhà vua Shad Abbas.
Thành phố Meidan Emam được UNESCO ghi vào danh sách Di sản văn hoá thế giới năm 1979.