Tài liệu: Thành phố Nara

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Năm 710, dưới triều đại Nữ hoàng Ghemmei, người ta xây dựng kinh đô ở phía Bắc bình nguyên Nara. Kinh thành Nara mô phỏng theo kiến trúc thành Trường An của Trung Quốc.
Thành phố Nara

Nội dung

Thành phố Nara

Năm 710, dưới triều đại Nữ hoàng Ghemmei, người ta xây dựng kinh đô ở phía Bắc bình nguyên Nara. Kinh thành Nara mô phỏng theo kiến trúc thành Trường An của Trung Quốc. Tại đây Nữ hoàng cho xây dựng một Hoàng cung lấy tên là Heijokyo, mà trung tâm là lâu đài Heijo (Heijo Palace). Đây là kinh đô tồn tại lâu đời nhất của Nhật Bản, kéo dài trong 74 năm, còn được gọi là thời đại Nara (710 - 784). Kinh đô Heijo - Kyo theo chiều Nam - Bắc dài 4,8 km, theo chiều Đông - Tây dài 4,3 km, với số dân khoảng 200 ngàn người.

Với 74 năm tồn tại, Nara trở thành cái nôi của nền văn minh Nhật Bản, nơi khai sinh và phát triển những nghề thủ công truyền thống, trở thành một trung tâm văn hóa, nghệ thuật, công nghiệp. Nara còn là trung tâm Phật giáo thời bấy giờ của Nhật Bản nhờ lòng ngưỡng mộ, sùng đạo của các vị Hoàng đế trị vì thời ấy, ảnh hưởng của Phật giáo rất rộng và sâu sắc, thể hiện trong việc các môn đệ rất hăng hái, nhiệt tình tham gia đóng góp trong việc đúc pho tượng Phật bằng đồng Daibusu thờ tại ngôi chùa Todaiju vào năm 752. Vì là một trung tâm Phật giáo, kinh đô Nara có hàng chục ngôi chùa cổ nổi tiếng vừa là quốc bản, vừa là bảo tàng lớn, nơi lưu giữ nhiều kiệt tác mỹ thuật cổ.

Tại kinh thành cổ Nara, một công trình được du khách quan tâm, đó là lâu đài Heijo (còn gọi là Bình Thành cung) là trái tim của cố đô, nơi xưa kia triều đình làm việc và là chốn ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia. Với kế hoạch khai quật khảo cổ học quy mô lớn được một đội ngũ các chuyên gia khảo cổ học tài năng thực hiện với những phương tiện hiện đại, từng ngày người ta đang tái hiện lại một Heijo - Kyo của gần 1300 năm trước đây. Cho nên có thể nói Heijo - Kyo vừa là một bảo tàng khảo cổ học vĩ đại, vừa là một di tích khảo cổ học đang từng bước được mở rộng.

Xưa kia Heijo - Kyo có khoảng trên 12 nghìn km2 diện tích kiến trúc nằm trên một khu vực rộng 1083 triệu m2, do đó ngày nay Heijo - Kyo là một di chỉ khảo cổ thu hút sự quan tâm lớn lao của nhiều giới nghiên cứu khoa học, được Chính phủ Nhật Bản đầu tư lớn.

Người ta dựng lên trên nền cung điện ngày xưa những cột gỗ cao khoảng 60 - 70 cm, đường kính bằng đường kính cột cũ. Trên nên điện Cần Chánh (Great Hall of State), chỗ nhà vua họp bàn việc triều chính, vị trí các cây cột được đánh dấu bằng các tảng đá tròn màu trắng. Trên nền một số cung điện khác, thay vì cột gỗ hoặc tảng đá, người ta trồng một loại cây cao khoảng 2m. Với cách làm này, giúp cho khách tham quan có một khái niệm rõ ràng về kích cỡ và cách bố trí các cột trong cung điện.

Trên một di chỉ khảo cổ học, người ta xây dựng một công trình kiến trúc lớn có mái che rộng bao trùm toàn bộ khu vực, có thang dẫn xuống tận nơi khai quật. Tại đây các chân cột của cung điện đã bị mục còn cắm vào lòng đất được bọc bằng nhựa tổng hợp trong suốt, nó vừa có khả năng bảo vệ phần cột còn lại, vừa giúp cho du khách thấy rõ nguyên gốc hiện vật tại những vị trí như xưa của chúng. Mọi đi vật khảo cổ có được trong suốt quá trình khai quật như các chân cột, mái lợp, các đồ dùng trang Hoàng cung đều được trưng bày tại bảo tàng nằm cạnh di chỉ khảo cổ Tất cả các hiện vật tìm thấy đều được chụp ảnh và mô tả tỉ mỉ. Trong bảo tàng có phòng trưng bày toàn bộ quá trình của công tác khai quật, mức độ chính xác và quang cảnh lao động khẩn trương trên công trường. Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện các mô hình này là Takigawa Jisha Architect Cơ. ltd, công ty chuyên tu bổ, sửa chữa các di tích.

Ngôi chùa Todji, còn gọi là “Đông Đại tự” là ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Nhật Bản và cũng là công trình kiến trúc bằng gỗ lớn nhất thế giới vẫn còn tồn tại đến ngày nay ở Nara. Todaji là một quân thể gồm nhiều kiến trúc, do Shomu, một vị vua sùng đạo Phật và ba vị cao tăng của Ấn Độ, Nhật Bản là Bodhisena, Gyogi và Roben xây dựng vào năm 752.

Kasuga cũng là ngôi đến nổi tiếng nhất Nara, do dòng họ Fujiwara, có thế lực nhất trong triều đình thời Tempyo (khoảng thế kỷ thứ VIII) xây dựng để thờ tộc thần. Đền dựng trên triền cao, khuôn viên nhỏ nhưng từng gốc cây, ngọn cỏ đều được chăm sóc tỉ mỉ. Kiến trúc đền giản dị nhưng độc đáo: sườn bằng gỗ, mái cũng lợp bằng gỗ. Dưới hàng hiên, sơn màu đỏ có treo hàng chục ngọn đèn lồng làm từ thế kỷ VIII.

Thành phố Nara cổ được UNESCO ghi vào danh sách Di sản văn hoá thế giới năm 1998.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4138-02-633705435835990242/Nhat-Ban/Thanh-pho-Nara.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận