THẾ KỶ XXI CHÚNG TA SẼ MẶC QUẦN ÁO GÌ?
Thế giới trang phục ngày nay, đã vượt rất xa phạm trù chống lạnh giữ ẩm rồi, ngày càng phong phú: các loại vải muôn màu muôn sắc, kiểu dáng đa dạng, thích hợp với mọi loại hình thiết kế... Đến thế kỷ 21, việc mặc của con người còn có thay đổi gì? Điều này còn phải xem nhu cầu của người tiêu dùng. Ví dụ: các cô gái trẻ thích một loại quần áo, khi mặc trên người nó thường xuyên đổi màu. Những người đi du lịch thì thích một loại quần áo vừa có thể chống mưa lại vừa có ''tác dụng điều hoà'' giữ ẩm, chống nóng. Những người thường xuyên phải làm việc ở ngoài trời có thể thích loại quần áo lao động chống mồ hôi. Nhưng những bà mẹ trẻ em lại mong con trẻ có một loại quần áo khi con mình tè thì không ướt, không hôi. Những nhu cầu quần áo như vậy, trong thế kỷ 21 đều có thể thực hiện được. Bởi vì hiện nay các nhà khoa học nghiên cứu ra giai đoạn đầu của loại trang phục này.
Có một công ty sợi nhân tạo đã phát minh ra một loại sợi đổi màu. Dùng loại vải này may quần áo bơi, sau khi xuống nước nó sẽ đổi thành màu đỏ hoặc màu xanh. Loại sợi này khi ở ngoài trời, trong phòng và dưới nước với nhiệt độ khác nhau sẽ biến thành những màu khác nhau. Tại Luân Đôn tổ chức một lễ chúc mừng, các chuyên gia đã đưa ra giới thiệu trước công chúng một kiệt tác vượt thời đại - quần áo đổi màu. Một bộ trang phục màu đen treo trong tủ quần áo, khi mặc lên người lại hiện ra rất nhiều màu giống như một dải cầu vồng thanh thoát. Thì ra nó được làm từ bột dệt có chứa tinh thể lỏng thông qua các nhiệt độ khác nhau sẽ đổi màu. Loại bột này khi ở nhiệt độ 28oC có màu đỏ, khi 33oC sẽ biến thành màu vàng. Trong khoảng giữa từ 28 – 33oC có thể biến thành các loại màu khác nhau. Khi quần áo được mặc ở trên người do nhiệt độ ở từng phần cơ thể ảnh hưởng đến quần áo khác nhau do đó trên bộ quần áo đó có nhiều màu sắc khác nhau. Các nhà khoa học còn nghiên cứu ra một loại sợi cảm quang đổi màu, dùng vải này để may quần áo, khi gặp sự chiếu xạ của ánh sáng mặt trời sẽ đổi màu: khi ở trong phòng nó thường chỉ có một màu nhưng dưới tác dụng của tia cực tím sẽ xuất hiện những hoa văn màu xanh da trời và màu tím. Người ta còn phát minh ra một loại vải giữ được mùi hương thơm lâu dài. Loại vải này không cần có nước hoa cũng có thể toả ra các mùi hương. Mùi hương có thể lưu lại từ 5 - 7 năm. Mà các nhà hoá học của Sở nghiên cứu nông nghiệp của Mỹ còn nghiên cứu và làm ra một loại vải có chức năng, điều hoà. Khi nhiệt độ cơ thể hoặc nhiệt độ môi trường tăng cao, nó có thể hấp thu và dự trữ nhiệt lượng. Mà khi nhiệt độ cơ thể hoặc nhiệt độ môi trường giảm, vải sẽ phóng ra một nhiệt lượng đã dự trữ, giúp cho cơ thể luôn giữ được cảm giác bình thường. Một số vận động viên trượt tuyết của Mỹ sau khi mặc áo phông có ''chức năng điều hoà'' đều cảm thấy cực kỳ thoải mái. Vài năm gần đây, các nhà khoa học còn phát minh ra một chất liệu cao phân tử có tính hút nước mạnh. Chỉ 1g chất liệu này có thể nhanh chóng hấp thu được 1000g nước. Khi dùng lực ép vải sau khi đã hút nước nhưng không hề chảy ra một giọt nước nào. Quần không ướt, tã không ướt, và đệm giường làm bằng chất liệu này sẽ đem đến cho trẻ nhỏ và người bị ốm liệt giường sự thoải mái. Ngoài ra các chuyên gia còn tách từ chè xanh một chất đồng thau, nó có thể làm mất đi những mùi vị khó chịu như amoniiăc... quét một lớp trên vải thông thường hoặc chất liệu hút ẩm là có thể tạo ra quần áo chống mồ hôi...