TẠI SAO NÓI TOÁN HỌC
LÀ MÔN HỌC CÓ TÍNH QUAN HỆ?
Học toán là học cách tìm ra quan hệ giữa các số khác nhau và cách thức liên kết giữa các số. Từ đó xây dựng nên các quan hệ đặc biệt giữa các số để đạt tới mục đích cuối cùng là nắm chắc quy luật của sự vật khách quan chính vì đặc điểm này, ta có thể gọi toán học là môn học có tính quan hệ.
Ví dụ: Khi học tiểu học, chúng ta đã làm quen với các phép tính x, +, -. Các phép tính này cũng phản ánh một loại quan hệ: quan hệ cộng, trừ, nhân, chia giữa 2 số thừa số. Khi đã nắm được quan hệ này ta sẽ có thể giải quyết được các vấn đề trong cuộc sống một cách dễ dàng. Cũng như vậy, khi nắm được quan hệ so sánh 2 số, ta hiểu được rằng 2 sự vật: hoặc lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng nhau. Ví như để nói rằng học sinh A học tốt hơn học sinh B ta lấy kết quả của A so sánh với B, khi so sánh 2 hộp đựng đồ vật 2 hình vẽ ta tính diện tích hay thể tích của chúng, sau đó làm phép so sánh. Rất nhiều các định lý trong toán học đều cho ta thấy quan hệ bên trong giữa 2 sự vật, hiện tượng. Ví dụ trong 1 tam giác vuông: Bình phương 2 cạnh góc vuông bằng bình phương độ dài cạnh huyền (Định lý Pitago). Định lý này nói lên quan hệ giữa các cạnh trong tam giác vuông.
Còn có các dạng công thức. Ví dụ công thức tính diện tích tam giác S = 1/2 x đáy x chiều cao (S = 1/2 a.h) cho thấy mối quan hệ giữa cạnh đáy a, chiều cao và diện tích tam giác.
Hàm số cũng là một dạng quan hệ. Nó trực tiếp phản ánh môn quan hệ giữa các biến số, Ví dụ hàm y = f (Xl,..., Xn) Phản ánh quan hệ giữa y và x1, x2,... xn.
Toán học luôn tồn tại vô vàn các quan hệ qua lại. Trong thực tế nghiên cứu toán học chính là nghiên cứu quan hệ đó. Vì vậy, ta hoàn toàn có thể nói rằng toán học là môn học về quan hệ.