Tài liệu: Tại sao những người cận thị cũng có thể làm nhà du hành vũ trụ?

Tài liệu
Tại sao những người cận thị cũng có thể làm nhà du hành vũ trụ?

Nội dung

TẠI SAO NHỮNG NGƯỜI CẬN THỊ

CŨNG CÓ THỂ LÀM NHÀ DU HÀNH VŨ TRỤ?

 

Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên phải giới thiệu một chút về tổ chức của các nhà du hành vũ trụ.

Hiện nay, đội ngũ cấu thành các nhà du hành vũ trụ có ba cấp nhân viên: thứ nhất là những nhân viên lái tàu vũ trụ chở khách, phụ trách việc điều khiển các máy móc hàng không trong vũ trụ; Thứ 2 là các chuyên gia làm nhiệm vụ, phụ trách việc tu sửa các thiết bị máy móc hàng không trong khi bay, hoàn thành việc sửa chữa bảo dưỡng và việc phóng của các máy thăm dò và vệ tinh trong quá trình bay; Thứ ba là các chuyên gia chuyên chở, họ chính và các kiến trúc sư và các nhà khoa học bay vào vũ trụ để tiến hành các thực nghiệm khoa học. Hai cấp nhân viên phía trên là chức vụ chính thức của họ, còn cấp thứ ba là các nhà du hành vũ trụ không chuyên, chỉ được bay vào vũ trụ khi họ đảm nhận công việc có liên quan đến nhiệm vụ nghề nghiệp của mình. Điều kiện tuyển chọn phi công vũ trụ trước đây vô cùng khắt khe, thường thì là chọn lựa ra từ những phi công có kinh nghiệm lái máy bay phản lực, nhưng như thế có thể gọi là chọn được ra một người từ hàng nghìn người, cho nên những yêu cầu về cơ thể cũng vô cùng nghiêm khắc, đương nhiên những người bị cận thị sẽ không được chọn vào.

 Cùng với những phát triển kĩ thuật của ngành hàng không, các tàu vũ trụ và các máy bay đã lần lượt bay vào vũ trụ, số lần hoạt động đưa người lên trên vũ trụ cũng ngày càng nhiều, trạm không gian đã trở thành nơi dừng chân quan trọng của con người trong vũ trụ. Vì thế từ nay về sau sẽ còn rất nhiều người bay vào vụ trụ sinh sống và làm việc. Theo thống kê, số người cần phải chỉnh lại thị lực trên thế giới lên tới 48% (chủ yếu là bị cận thị), mà tỉ lệ những người mắc bệnh cận thị trong các nhà khoa học và các kỹ sư thì còn cao hơn nữa. Nếu như đeo kính lên không trung, như thế sẽ không hề thuận tiện và an toàn, nhưng nếu loại tất cả họ ra khỏi những phi công vũ trụ, như thế sẽ là một tổn thất rất lớn. Vậy nên giải quyết như thế nào?

Dùng kính áp tròng có thể giải quyết được vấn đề này. Ở nước ngoài đã để cho các nhà phi hành vũ trụ đeo kính áp tròng và làm qua các thực nghiệm mô phỏng trên trời, đều không xuất hiện các phản ứng tiêu cực, và kính áp tròng đã được coi là vật dụng lí tưởng để điều chỉnh thị lực của các nhà du hành vũ trụ.

Từ nay về sau, không chỉ các nhà khoa học và các kỹ sư sẽ không bị những hạn chế về thị lực, đối với những du khách vũ trụ trong tương lai cũng có thể mở rộng ra thêm một cánh cửa.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633359860054218750/Vu-tru/Tai-sao-nhung-nguoi-can-thi-cung-co-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận