Tài liệu: Thủ đô Kiev

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Thành phố, thủ đô nước Cộng hòa Ukraina và thủ phủ vùng cùng tên (29.000 km2, 3.331.000 dân, nằm trên hai bờ sông Dniep gần chỗ hợp lưu với sông Desna, 2.079.000 dân (1977).
Thủ đô Kiev

Nội dung

Thủ đô Kiev (Tiếng Ukraina: KIIV)

Thành phố, thủ đô nước Cộng hòa Ukraina và thủ phủ vùng cùng tên (29.000 km2, 3.331.000 dân, nằm trên hai bờ sông Dniep gần chỗ hợp lưu với sông Desna, 2.079.000 dân (1977).

Lịch sử: Là một trong những thành phố cổ nhất của Nga, có từ đầu thế kỷ VII, bị Oleg (người kế vị của Riourik) chiếm năm 882, Kiev trở thành thủ đô của Nhà nước Nga đầu tiên.

Là nơi diễn ra những trận chiến ác liệt giữa người Bônsơvich và người Ukraina theo chủ nghĩa quốc gia trong cuộc nội chiến. Thủ đô nước Cộng hòa Ukraina mới (1917) do Petlioura ra đời tại Kharkov. Thành phố trở thành thủ đô nước Cộng hòa Ukraina năm 1934. Bị Đức chiếm đóng (1941-1943) và bị tổn thất nghiêm trọng, ngày nay Kiev được xây dựng lại. Khi Liên Xô tan rã, ngày 24 tháng 8 năm 1991, Ukraina tuyên bố độc lập lấy Kiev làm thủ đô.

Nhà thờ lớn Sainte -Sophie (1017-1037) kiểu Byzance, có nhiều vòm và được trang trí nhiều tranh và tranh ghép. Nhà thờ Saint-André (xây theo thiết kế Rastrelli, thế kỷ XVIII). Nhà thờ tu viện Saint –Michel (1108, xây lại thế kỷ XVIII): Nhà thờ giáo phận (1843), Nhà thờ lớn Saint-Vladimir. Tàn tích của Cổng vàng (1037), bị phá hủy năm 1732. Ở ngoại ô, tu viện Kiev. Sân bay Đại học Tổng hợp (1834). Thành phố đứng thứ ba Liên Xô (cũ) sau Mátxcơva và Léningrad về dân số, cảng trên sông và tuyến đường sắt quan trọng, một trung tâm văn hóa, thương mại và công nghiệp lớn. Nhà máy thủy điện, công nghiệp cơ khí (thiết bị cho công nghiệp thực phẩm), hóa chất, dệt và thực phẩm. Điện gia dụng – Quê hương Aldanov, N.Berdiaeff, M.Boulgakov.

Nghệ thuật và kiến trúc của Kiev là kho báu của thế giới. Nhà thờ Thánh Sophia được xây dựng trong thời gian từ 1017 đến 1031, để tỏ lòng tôn kính đối với hoàng tử Yaroslav đã giành chiến thắng trong cuộc chiến đấu chống lại bộ tộc Pecheneg. Đây là ngôi nhà thờ lớn nhất trong thời kỳ Kievan Rus, nơi các hoàng tử Kiev lên ngôi trong giai đoạn Kiev hùng mạnh.

Nhà thờ còn là nơi chôn cất các Hoàng tử Kievan vĩ đại như Yaroslav, Vsevolod, Rostylav và Volodymyr, Monomakh... Kiến trúc nhà thờ tương tự như kiểu La Mã phương Đông. Kiểu dáng theo phong cách kiến trúc Roman được giữ gìn bằng các hốc đặt tượng. Nội thất trang trí các bức bích họa theo kiểu La Mã phương Đông. Ngoài ra còn có một số tác phẩm nghệ thuật có giá trị của thế kỷ XI như bức vẽ “chiếc ghế của Tổng giám mục”, bức “Bầy thiên thần”. Sau khi bị quân Mông Cổ chiếm năm 1240, nhà thờ bị phá hủy. Trong những năm 1630 đến 1640 Tổng giám mục Kievan là P.Mohyla đã sáng lập ra tu viện nam giới tại nhà thờ. Vào năm 1685 - 1707 nhà thờ được xây dựng lại theo kiêu La Mã phương Đông. Các hình tượng trang trí theo phong cách Baroque được làm vào những năm 1731-1742. Tháp chuông nhà thờ xây vào khoảng thế kỷ XVIII – XIX.

Thời kỳ Kievan Rus ở đây đã có thư viện. Tu viện Pecherska Lavra cách trung tâm thành phố không xa. Trong khuôn viên Pecherska Lavra dùng làm Bảo tàng lịch sử Ukraina. Bảo tàng trưng bày bộ sưu tập các đồ vật bằng vàng của mọi thời đại, bao gồm các đồ vật của khu lăng mộ Garmanov và Thstaya và ngôi mộ lớn Saythian thế kỷ IV TCN.

Nhà thờ Nykolayivoka còn gọi là nhà thờ thánh Nicola. Đây là ngôi nhà thờ theo kiến trúc Baroque được xây cuối thế kỷ XVII. Nhà thờ là một phần của tu viện, bệnh viện St. Michael do Svyatoslav Davyovich, thường gọi Svyatosha, là Hoàng tử của xứ Chennihiv (tên Thánh Mykola) sáng lập vào thế kỷ XII làm nơi an dưỡng cho các cha cố ốm đau.

Nhà thờ Vsikhsvyatoka được xây vào năm 1696 - 1698 theo kiểu kiến trúc Baroque. Nhà thờ có nhiều tác phẩm điêu khắc mạ vàng từ thế kỷ XVIII.

Nhà thờ Đức Mẹ sinh la Chúa (Rizvda Bohorodytsi) được xây năm 1700. Nội thất trang trí nhiều bức vẽ thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Nhà thờ Annozachatiyavska được xây vào năm 1679. Nhà thờ Antony và Feodosy do viện sĩ hàn lâm V.Nakolayev thiết kế theo kiểu La Mã phương Đông.

Kiev tự hào về Cổng vàng, là một trong những công trình kiến trúc chính Yaroslav xây vào năm 1037. Cổng vàng bị quân Batyi Khan xâm lược phá hủy. Năm 1832 Cổng vàng được xây lại.

Nhân kỷ niệm 1500 năm Kiev, các nhà xây dựng đã cho xây lại cổng vàng theo kiến trúc ban đầu của nó cách nay gần một thiên niên kỷ. Năm 1983 Cổng vàng trở thành viện bảo tàng.

Thủ đô Kiev có nhiều nhà hát trang trọng: nhà hát Opera Kiev, nhà hát Tuổi trẻ Kiev, nhà hát Ivan Pranco.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4178-02-633705729941894469/Ukraina/Thu-do-Kiev.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận