Tài liệu: Tiến hành kiểm tra bệnh như thế nào để đỡ tốn sức nhất?

Tài liệu
Tiến hành kiểm tra bệnh như thế nào để đỡ tốn sức nhất?

Nội dung

TIẾN HÀNH KIỂM TRA BỆNH NHƯ THẾ NÀO

ĐỂ ĐỠ TỐN SỨC NHẤT?

 

Các cơ quan y tế ở Trung Quốc thường tiến hành một số đợt kiểm tra bệnh tật. Phương pháp kiểm tra thường thấy là kiểm tra máu. Thông qua việc kiểm tra máu có thể chẩn đoán trước nhiều loại bệnh như viêm gan, dịch tả, nhiễm trùng máu,v.v… Phương pháp kiểm tra máu thông thương là: mỗi nhân viên y tế đến các nơi kiểm tra để lấy một ít máu từ những người được kiểm tra rồi đánh dấu máu của từng người, sau đó các nhân viên y tế mang máu về bệnh viện hoặc các cơ quan nghiên cứu để kiểm tra. Cuối cùng thông báo kết quả đến từng người được kiểm tra. Phương pháp điều tra này tuy rất có hiệu quả nhưng quá trình kiểm tra vừa tốn sức lại tốn thời gian. Có cách nào có thể đỡ tốn sức và thời gian không? Câu trả lời là có. Chúng ta lấy một ví dụ để làm rõ vấn đề này.

Mỗi đợt kiểm tra bệnh nào đó phải tiến hành kiểm tra máu của 14 triệu cư dân thành phố Thượng Hải xem có bị bệnh viêm gan không. Sau khi nhân viên y tế lấy máu mang về sẽ có 2 phương án xét nghiệm máu có thể lựa chọn. Phương pháp đầu tiên là phương pháp phổ thông, tức là tiến hành kiểm tra từng dạng máu. Phương pháp thứ hai phân nhóm các dạng máu trước, mỗi nhóm gồm 100 phần, trong mỗi phần máu ở cùng một nhóm lại chọn ra một phần nhỏ (xét nghiệm máu chỉ cần một lượng nhỏ) rồi trộn đều, sau đó lại tiến hành kiểm tra dạng máu đã trộn đều. Nếu kết quả kiểm tra là âm tính tức là không có virus viêm gan, vậy thì 100 phần máu thuộc nhóm này không có mầm bệnh. Nếu kết quả kiểm tra là dương tính tức là có virus viêm gan, như vậy có một phần hoặc một số phần trong 100 phần máu của nhóm này có mầm bệnh. Để kiểm tra rõ phần nào hoặc một số phần nào có mầm bệnh thì cần phải kiểm tra từng phần một trong 100 phần máu này. Vậy nên áp dụng phương pháp nào sẽ tốt hơn?

Nếu áp dụng phương án 1 thì mỗi nhóm máu phải kiểm tra 100 lần, còn nếu áp dụng phương án thứ 2 thì mỗi nhóm máu có thể chỉ cần kiểm tra 1 lần, cũng có thể phải kiểm tra 101 lần. Để so sánh cần phải tìm ra số lần kiểm tra trung bệnh đối với mỗi nhóm máu khí áp dụng phương án thứ 2, mà điểu này lại cần phải biết khả năng xuất hiện của 2 phương án kiểm tra là bao nhiêu.

Dựa vào những số liệu trước đây hoặc số liệu kiểm tra (trước khi kiểm tra bệnh thường phải tiến hành kiểm tra trong phạm vi nhỏ trước) thì tỷ lệ mang theo bệnh viêm gan là 0,1%, tức bình quân 1000 người thì có 1 người mang bệnh, hay khả năng trong mỗi phần máu có mang bệnh là 0,1%, vì vậy mỗi phần trong mỗi máu đều có khả năng không mang mầm bệnh là:

(1-0,1%)100  90,48%

Còn khả năng có một phần hoặc một số phần mang bệnh là 1 - 90,48% = 9,52%. Vì vậy xét nghiệm máu theo phương án thứ 2 thì số lần bình quân phải xét nghiệm với mỗi nhóm máu sẽ là:

1.90,48% + 101.9,52% = 10,52 (lần)

Như vậy sẽ tiết kiệm được 89,48% so với phương án 1. Nếu mỗi lần xét nghiệm máu tốn 10 đồng thì tiến hành kiểm tra theo phương án 1 sẽ tốn 140 triệu đồng, còn áp dụng phương án 2 chỉ tốn 14.728.000 đồng, tiết kiệm được hơn 100 triệu đồng so với phương án 1.

Trên thực tế, khi tiến hành xét nghiệm máu theo phương án 2 thì không nhất định mỗi nhóm phải chứa 100 phần máu, mỗi nhóm có thể chứa 50 hoặc 150 mẫu máu v.v… Các bạn trẻ có hứng thú có thể tính toán một chút, lúc này có thể tiết kiệm tiền so với phương án 1.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/207-26-633360040627812500/Toan-hoc/Tien-hanh-kiem-tra-benh-nhu-the-n...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận