TRÒ ĐÁNH QUAY, HAY LÀ LỊCH SỬ LÂU DÀI VỚI CÁC SAO BẮC CỰC
Bây giờ ta hãy tạm quên các ngôi sao và quay về với trò chơi đánh quay thuở niên thiếu. Nếu như làm cho con quay xoay tít nó sẽ đứng một chỗ mà không chạy lung tung. Nhưng nếu ta lấy cái que chọc nhẹ cho nó mất cân bằng, thì con quay sẽ đảo đi. Nhưng nó không muốn ngã mà tiếp tục nhảy kiểu hình nón: trục con quay bắt đầu vạch ra các vòng tròn. Sự đảo trục quay của con quay theo vòng tròn được các nhà vật lý gọi là sự tiến động hoặc chuyển động tuế sai. Trái Đất của ta cũng xoay tròn như mọi con quay bình thường chừng nào chưa bị ai động tới. Nó sẽ sẵn lòng quay mãi mãi, trục luôn chỉ hướng sao Bắc Cực. Nhưng ở đây cũng có ngoại lực tác động vào nó: đó là Mặt Trăng và Mặt Trời. Bằng lực hút của mình chúng ra sức làm đảo trục quay của Trái Đất, còn Trái Đất thì cưỡng lại và tiến động. Con quay thì thực hiện vài chục vòng trong một giây quanh trục và một vòng tiến động trong vài giây. Trái Đất thì quay 366 vòng trong một năm và một tua tiến động trong 26.000 năm. Khi đó, trục Trái Đất vẽ lên các chòm sao trên trời một vòng tròn với đường kính 23,5o có tâm ở hoàng cực (cực hoàng đạo), mà hoàng cực thì ở trong chòm sao Con Rồng.
Chu kỳ tuế sai của trục Trái Đất (khoảng 26.000 năm) đã từ lâu được các nhà thiên văn cổ đại gọi là năm platônic (để tỏ lòng ngưỡng mộ Platôn, người ngay từ thế kỷ IV trước Công nguyên đã khẳng định rằng “ngoài năm Trái Đất còn tồn tại những năm khác”). Trong một năm platônic, thiên cực rong ruổi qua 6 chòm sao: Gấu Nhỏ, Tiên Vương, Thiên Nga, Cây Đàn, Lực Sĩ, Con Rồng và lần lượt lấy trong số hơn chục ngôi sao trên đường đi, những ngôi sao tương đối sáng, vào “chức” sao Bắc Cực.
Một khi thiên cực đi dạo qua các chòm sao thì cùng với nó xích đạo trời cũng thay đổi vị trí đối với các sao và cả điểm xuân phân mà các nhà thiên văn chọn làm gốc tọa độ thiên cầu cũng vậy. Vào thế kỷ thứ II trước Công nguyên, Hippac đã đo tọa độ của khoảng 900 sao và lập danh mục sao sau đó đối chiếu những quan sát của ông với danh mục một thế kỷ trước. Hippac đã phát hiện ra rằng tọa độ các sao hơi thay đổi tựa như vòm trời nghiêng đi một chút. Từ đó hiện tượng tuế sai được tìm ra.
Bây giờ ta hãy hình dung rằng vào một tối mùa hè, khi sao Vega hạ xuống 1/3 vòm trời về hướng bắc và ở vào chỗ của sao Bắc Cực. Khi ấy cảnh tượng bầu trời sẽ thay đổi nhiều. Từ dưới đường chân trời phía nam sẽ nhô lên con Nhân Mã (Centourus) với Chó Sói trên đầu ngọn giáo, còn trong móng vuốt của nó là chòm Chữ Thập Phương Nam. Đó chính là cảnh tượng cuối thiên niên kỷ thứ XIII trước Công nguyên, khi sao Vega là sao Bắc Cực. Lúc đó đang là giai đoạn cuối của thời đại đồ đá cổ. Con người còn ở trong hang động, còn những người săn bắn đang ra sức săn mồi. Chúng ta không biết rõ những con người săn bắn ấy đã biết định hướng theo sao Vega - Bắc Cực hay không, (Nhưng có lẽ họ đã biết, vì họ đã biết phân biệt các hướng chân trời từ 5 vạn năm trước).
Thời đại đồ đá kéo dài rất lâu. Từ khi “con người khéo léo” đớ trở thành “Con người có lý trí, Vega đã ở vị trí sao Bắc Cực tới lần thứ năm và các sao chòm Gấu Nhỏ và Đeneb cũng đã trở thành sao Bắc Cực 5 lần. Các khối băng hà tiến rồi lại lui mà thời đại đồ đá vẫn chưa kết thúc. . .
Đến thiên niên kỷ thứ IX trước Công nguyên, khí hậu đã ấm lên đến mức con người đã lần mò lên tận bán đảo Xcanđinavơ và Xcôtlen. Bắt đầu thời kỳ đồ đá giữa. Khi đó đến lượt các sao và của chòm Lực Sĩ trở thành sao Bắc Cực.
Sao Bắc Cực của chòm Lực Sĩ (thiên niên kỷ VIII - VII trước Công nguyên) báo hiệu thời đại đồ đá mới đã đến. Con người đã biết bừa, cày trâu bò đã xuất hiện các loại rìu tinh xảo bằng đá nhẵn. Lúc đó thì những cái tên Mục Phu, Con Cừu, Con Trâu đã có thể xuất hiện trên trời.
Thời sao Bắc Cực là (iôta) của chòm Con Rồng (5500 - 3500 năm trước Công nguyên), người ta đã phát minh ra bánh xe và phân bón, và cùng với các thứ đó là Ngự Phu (Người đánh xe). Đây là thời đại các quan sát thiên văn đầu tiên của người Sume, người Ai Cập, người Maia.
Thuban, tức Draconis trở thành sao Bắc Cực (3500 - 1500 năm trước công nguyên). Chính dịp này, người Sume đã tức tốc nghĩ ra chòm sao Con Rồng. Đây là thời đại của các kim tự tháp Ai Cập và hệ “máy tính” đá Xtônhengiơ đề tính các hiện tượng nhật nguyệt thực.
Ngôi sao của người Phênixi Kochab ( UMi) của chòm Gấu Nhỏ là sao Bắc Cực (1500 năm trước Công nguyên - năm thứ 1 Công nguyên) của thời đại bao vây thành Tơroa và của Hôme. Talet xứ Mitet, nhà thiên văn Ai Cập đầu tiên, đã gọi nó là sao Bắc Cực. Chính ông cũng đã tách ra chòm Gấu Nhỏ (vào khoảng năm 600 trước Công nguyên). Ngôi sao ở cái "đuôi" Gấu Nhỏ được ông gọi là Kinôxura. Từ thời đó Hippac đã hiểu ra rằng bất cứ sao Bắc Cực nào cũng không thể mãi mãi vẫn là sao Bắc Cực.
Các sao Canh Gác là tên gọi của Kochab và Kinôxura khi mà thiên cực nằm giữa chúng (các năm 1-1100). Sau đó Kinôxura trở thành sao Bắc Cực rồi người ta đã tuyên bố các sao và của chòm Gấu Nhỏ là các sao Canh Gác.
Polaris, sao Bắc Cực, tức UMi (1100 - 3200). Ngay đến Côpecnic năm 1543 vẫn chưa gọi nó là sao Bắc Cực. Hiện nay nó chỉ mới đang tiến lại gần thiên cực bắc và sẽ đi ngang qua thiên cực (cách 27’) vào năm 2100. Tới năm 3200 sao này sẽ phải nhường tên gọi của mình lần lượt cho 3 ngôi sao của chòm Tiên Vương: (Alran) cho đến năm 5000, (Alpharc) cho đến năm 6500 và (Alderamin) cho đến năm 8500. Sau đó trục Trái Đất sẽ hướng về chòm Thiên Nga và ngự trị ở thiên cực sẽ là các sao Đeneb và Sandr ( Cygni). Rồi lại đến sao Vega đến gần thiên cực vào năm 13000. lần thứ sáu trong ký ức của “con người có lý trí”. Lịch sử lâu dài của các sao Bắc Cực là như vậy.