VÌ SAO GỌI BẦU TRỜI LÀ MÔI TRƯỜNG
THỨ TƯ CỦA NHÂN LOẠI?
Thềm lục địa, đại dương, bầu khí quyển là môi trường sinh tồn của mọi sinh vật trên trái đất và con người, ở những nơi này đâu đâu cũng tồn tại sự sống. Đất liền là phần bề mặt trái đất không bị nước biển bao phủ, là khu vực hoạt động chủ yếu của con người, gọi là môi trường thứ nhất của nhân loại. Thế nhưng, phần lớn bề mặt trái đất bị nước biển xâm lấn, cũng thường gọi là đại dương, được gọi là môi trường thứ hai của nhân loại. Trái đất còn được bao phủ bởi một tầng khí quyển dày đặc, tầng khí quyển này không dễ quan sát như đất liền và đại dương, nhưng nó là nhân tố quan trọng thay đổi khí hậu và là tầng bảo vệ con người tránh khỏi tia vũ trụ và Sao Băng, được gọi là môi trường thứ ba.
Năm 1981, hội nghị liên hợp vũ trụ thế giới lần thứ 32 đã gọi không gian ngoài tầng khí quyển là môi trường thứ tư của con người. Cái gọi là không gian ngoài tầng khí quyển, định nghĩa thông thường là không gian ở độ cao cách bề mặt trái đất hơn 100km gọi là thái không. Tuy nhiên ở độ cao cách bề mặt trái đất vài ngàn km vẫn tồn tại một lượng nhỏ không khí ở trái đất, thế nhưng, ở độ cao trên 100km, mật độ không khí chỉ là 1 phần triệu không khí trên bề mặt trái đất. Tác dụng động lực không khí của các thiết bị hàng không vũ trụ thông thường vô cùng yếu ớt, con người đã phóng các thiết bị hàng không vũ trụ lên hoạt động trong thái không, điều này cũng giống như con người lái xe ô tô trên mặt đất, lái tàu thuyền trên mặt biển, lái máy bay trên bầu trời. Đương nhiên, trong môi trường chân không cao như thái không, ngoài con người ra không có bất kỳ sinh vật nào tự do sinh tồn. Điều này khác hoàn toàn với ba môi trường của con người chẳng hạn như trên mặt đất có trâu bò, trong đại dương có cá bơi, trên bầu trời có chim bay.
Vậy thì, trật tự sắp xếp bốn môi trường 1, 2, 3, 4 là tuỳ tiện hay sao? Không phải vậy. Nó được sắp xếp căn cứ vào quá trình nhận thức về môi trường tự nhiên của con người và tiến trình văn minh nhân loại. Văn minh nhân loại bắt nguồn từ đất liền. Cùng với sự phát triển của ngư nghiệp, thám hiểm và tìm kiếm hoạt động vùng đất mới, hoạt động của con người dần dần phát triển ra đại dương. Vào đầu thế kỷ 20, hoạt động của con người phát triển lên bầu khí quyển. Cho đến thập niên 50 thế kỷ 20 con người mới thâm nhập thái không tĩnh lặng.