Tài liệu: Vì sao khi áp tai vào miệng phích nước nóng rỗng có thể nghe những âm thanh vù vù?

Tài liệu
Vì sao khi áp tai vào miệng phích nước nóng rỗng có thể nghe những âm thanh vù vù?

Nội dung

VÌ SAO KHI ÁP TAI VÀO MIỆNG PHÍCH NƯỚC NÓNG RỖNG

CÓ THỂ NGHE NHỮNG ÂM THANH VÙ VÙ?

 

Bạn đã từng gặp hiện tượng này chưa? Áp tai vào miệng nước, bình nước hoặc cốc nước không có nước thì sẽ nghe được tiếng vù vù. Đây là nguyên do gì? Trong những đồ chứa rỗng và không có vật gì phát ra âm thanh cơ mà.

Text Box:  Hiện tượng này trong thanh học gọi là cộng hưởng. Cộng hưởng âm thanh chính là hiện tượng cộng hưởng được tạo bởi sự rung động của thanh âm. Ví dụ, hai vật thể có cùng tần số phát âm nếu khoảng cách hai vật không xa, như vậy sẽ làm cho một vật trong đó phát ra âm thanh vật còn lại, cũng có khả năng phát ra âm thanh, đây chính là kết quả do cộng hưởng sinh ra.

Chúng tôi có thể coi không khí trong một số đồ chứa là một cột không khí, cột không khí cũng là một vật có thể phát ra âm thanh, khi xung quanh miệng đồ chứa có một âm thanh có tần số thích hợp, như vậy cột không khí sẽ sinh ra cộng hưởng làm cho âm thanh nào càng lớn. Các nhà vật lý học sau khi đi sâu nghiên cứu phát hiện, chỉ cần có một sóng dài ngang bằng với 4 lần độ dài cột không khí, hoặc có âm thanh dài 1/2 hoặc 5/4 đó truyền vào vật chứa, thì cũng có khả năng dẫn tới hiện tượng cộng hưởng. Bình nước nóng thông thường có độ cao khoảng 30cm, vậy có thể tính ra, nếu âm thanh truyền đến có bước sóng dài là 120 cm hoặc 40cm, 24cm..., đều có thể đẫn tới cộng hưởng.

Xung quanh chúng ta là một thế giới âm thanh, không giờ nào không phút nào không tồn tại âm thanh có các loại sóng dài: âm thanh của người và động vật, âm thanh của gió và nước, âm thanh của máy móc và xe cộ.

Chính là trong đêm khuya vắng vẻ, cũng có các âm thanh truyền đến từ nơi xa, nhưng tương đối yếu ớt, chúng ta không dễ gì nghe thấy được. Các âm thanh này, đều có khả năng tạo ra hình tượng cộng hưởng với cột không khí trong đồ chứa, âm thanh mạnh lên. Thông thường cùng một lúc có âm thanh có các loại sóng dài tạo ra hiện tượng cộng hưởng, đây chính là lý do khi áp tai của chúng ta vào miệng đồ chứa và phích nước nóng để không, thì nghe thấy tiếng vù vù. Cột không khí thấp thì bước sóng của âm thanh cộng hưởng cũng ngắn, bởi vậy tiếng vù vù của một cái chai nhỏ phát ra thường đánh sắc hơn tiếng từ phích phát ra.

Nếu như đồ chứa bị hỏng làm cho tính nguyên vẹn vốn có của cột không khí bị phá vỡ, thì sự cộng hưởng âm thanh cứng sẽ thay đổi. Vì vậy chúng ta thường thông qua lắng nghe tiếng vù vù của phích nước để không phát ra để kiểm tra xem ruột phích có bị hỏng hay không?




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/208-26-633361764916507500/Vat-ly/Vi-sao-khi-ap-tai-vao-mieng-phich-n...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận