Tài liệu: Vì sao tốc độ truyền âm trong nước lớn hơn so với trong không khí?

Tài liệu
Vì sao tốc độ truyền âm trong nước lớn hơn so với trong không khí?

Nội dung

VÌ SAO TỐC ĐỘ TRUYỀN ÂM TRONG NƯỚC LỚN HƠN

SO VỚI TRONG KHÔNG KHÍ?

Âm thanh không nhìn thấy được cũng không sờ được nhưng tai của chúng ta lại có thể nghe được âm thanh. Âm thanh là sản phẩm của những rung động vật thể. Khi vật thể xảy ra rung động, vật thể sẽ đưa rung động của mình truyền vào không khí, khiến cho phân tử không khí cũng rung động lên, một số không khí lại kích đẩy không khí trước mặt nó cũng rung động, như vậy từng bước truyền đến tai con người, màng tai trong tai cũng theo đã rung động theo, người có thể nghe được âm thanh, cho nên không khí có thể truyền âm thanh. Trong chân không, âm thanh không có cách nào truyền đi được. Đứng trên mặt trăng, cho dù có người đang gọi bạn rất to, bạn cũng không thể thấy tí tẹo âm thanh nào, vì trên mặt trăng không có không khí.

Ngoài không khí có thể truyền âm thanh, nhiều đồ vật khác cũng có thể truyền được âm thanh như thể rắn, thể lỏng. Khi con người đi đến bên sông, cá ở dưới sông nghe thấy tiếng bước chân của con người thì sẽ lập tức tránh, đây chính là do nước truyền âm thanh. Nước không những có thể truyền âm thanh, mà tốc độ truyền âm thanh của nó so với tốc độ truyền âm thanh của nó so với tốc độ truyền âm thanh của không khí còn nhanh hơn nhiều. Qua đo lường của các nhà khoa học, khi ở 0oC, tốc độ truyền âm thanh trong không khí là 332 m/s, tốc độ truyền trong nước là 1450m/s. Vì sao tốc độ truyền âm trong nước lại nhanh so với tốc độ truyền âm trong không khí nhỉ?

Vốn dĩ tốc độ truyền âm thanh có quan hệ mật thiết với tính chất của môi trường truyền âm. Trong quá trình truyền âm thanh, phân tử chất truyền âm lần lượt dao động xung quanh vị trí cân bằng của mình, khi phân tử nào đó lệch khỏi vị trí cân bằng, đó cũng chính là phân tử chất truyền âm, có khả năng phản kháng trệch ra khỏi vị trí cân bằng. Không khí và nước đều là môi trường truyền âm thanh, phân tử chất truyền âm khác nhau, thì khả năng phản kháng khác nhau, khả nâng phản kháng chất truyền âm lớn, thì khả năng rung động truyền đi cũng lớn, tốc độ âm thanh truyền đi nhanh. Khả năng phản kháng của phân tử nước so với phân tử không khí lớn, cho nên tốc độ truyền âm thanh trong nước lớn hơn so với tốc độ truyền âm trong không khí. Khả năng phản kháng của nguyên tử sắt còn lớn hơn so với phân tử nước, cho nên, tốc độ truyền âm thanh trong gang thép càng lớn, đạt tới 5000m/s.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/208-26-633361766218382500/Vat-ly/Vi-sao-toc-do-truyen-am-trong-nuoc-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận