Tài liệu: Vì sao vệ tinh có thể thấy sự phân bố của khoáng sản trong lòng trái đất?

Tài liệu
Vì sao vệ tinh có thể thấy sự phân bố của khoáng sản trong lòng trái đất?

Nội dung

VÌ SAO VỆ TINH CÓ THỂ THẤY SỰ PHÂN BỐ CỦA KHOÁNG SẢN

TRONG LÒNG TRÁI ĐẤT?

 

Những khoáng sản ẩn sâu trong lòng đất là tài nguyên vô cùng quý giá của trái đất. Khảo sát sự phân bố của tài nguyên khoáng sản cần phải dùng các phương pháp khoa học, áp dụng các loại máy móc chuyên dụng. Từ khi vệ tinh nhân tạo ra đời cho đến nay, những vệ tinh tài nguyên trái đất đã trở thành những máy móc có thể thấy được sự phân bố tài nguyên trong lòng trái đất. Đó là do vệ tinh tài nguyên trái đất bay trên không trung cách mặt đất mấy trăm nghìn mét, so với các thiết bị hàng không như máy bay, khinh khí cầu thì ''vị trí càng cao, nhìn càng xa''. Hơn nữa, trên vệ tinh tài nguyên trái đất còn được trang bị máy cảm nhận từ xa hiện đại.

Text Box:  Máy cảm nhận từ xa là một loại máy có thể cảm nhận được tính chất, đặc điểm của các thiết bị ở mục tiêu rất xa. Vệ tinh tài nguyên lắp đặt các loại máy cảm nhận từ xa như có thể thấy ánh sáng, nhiều quang phổ, tia hồng ngoại, vi sóng,... Trong đó máy cảm ứng từ vi sóng khi thăm dò sự phân bố khoáng sản trong lòng đất có nhiều nơi có đất dụng võ.

Vi sóng là một loại sóng dài của sóng điện từ của khoảng giữa 1mm đến 100cm. Khi nó lan truyền trong không trung không bị ảnh hưởng của ban ngày hay ban đêm, nó có thể thông qua gió, tuyết, mưa, sương của tầng khí quyển không một chút cản trở, xuyên qua thảm thực vật đất dài, tầng cát, lớp băng, nham thạch, bề ngoài của địa tầng, sâu nhất có thể tới khoảng 30m dưới lòng đất. Vì thế máy cảm ứng vi sóng từ xa chụp ảnh theo nguyên lý thông qua sự phát đi và tiếp nhận của vi sóng, tin tức phong phú, độ phân giải rất cao, dễ nhận biết. Máy cảm ứng vi sóng có thể nhận dạng nguỵ trang và có thể làm việc trong các điều kiện khí hậu, không chỉ có thể thể hiện một cách rõ ràng các tình trạng của địa chất, địa mạo, nước đất, thảm thực vật ở tầm vi mô trong một phạm vi cực kỳ rộng rãi, phát hiện đầu mối của các mỏ lộ trên mặt đất, mà còn có thể hiện rõ không bỏ sót cấu tạo địa chất ở lòng đất, từ đó có thể nhìn thấy sự phân bố khoáng sản trong lòng đất. Ở Nội Mông cổ phát hiện thấy có mỏ chì, sắt, ở khu vực phía bắc Tân cương có vàng, thiếc, đồng được phát hiện đều là thông qua máy cảm ứng vi sóng của vệ tinh tài nguyên điều tra ra.

Vệ tinh tài nguyên không những có thể tìm tài nguyên khoáng sản dưới đất, mà còn có ứng dụng rất lớn trong các lĩnh vực như trinh sát quân sự, đo đạc và vẽ địa hình, nghiên cứu địa chất, quan sát hải dương, đo lường khí quyển khống chế ô nhiễm, dự báo về tình hình cháy rừng, lũ lụt và động đất.

Đương nhiên, việc sử dụng vệ tinh tài nguyên để thăm dò địa chất cũng có chỗ chưa đầy đủ, do độ sâu nhất của vi sóng chỉ có thể đặt tới 30m dưới lòng đất, vì thế cấu tạo địa tầng và phân bố khoáng sản từ độ sâu 30m trở xuống thì vệ tinh sẽ không ''nhìn thấy'' được.  




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/211-26-633372153986921250/Cong-nghe-thong-tin/Vi-sao-ve-tinh-co-the-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận