VATICAN – ĐẤT TIÊN TRI
1. Nguồn gốc tên gọi
Vatican có tên đầy đủ là “Thành quốc Vatican”, là quốc gia độc lập nhỏ nhất trên thế giới, nằm ở phía tây bắc thành phố thủ đô Roma của Italia. Tên nước lấy từ đồi Vatican, trong tiếng Italia là “Vaticano”.
Trước khi Jesu ra đời, vùng đất cao Vatican nổi tiếng là nơi hoạt động của những thầy bói, chiêm tinh gia. Trong tiếng La tinh, “Vatican” mang nghĩa “vùng đất bói toán” hay “đất tiên tri”. Tên gọi cũng được viết thành “Holysee” mang ý nghĩa là “giáo đường”. “Vatican” bắt nguồn trong tiếng La tinh là “Vatiqienews” (bói toán, điềm). Ngày nay địa danh “Vaticano” của tiếng Italia và “Vatican” của tiếng Anh đều biến từ tên cổ “Vatiqienews”.
Vatican là lãnh địa của Giáo hoàng Thiên Chúa giáo, vùng đất này là bộ phận đất hiến Pipins do vua Frank là Pipins vào năm 756 chiếm được từ tay Italia dâng tặng cho Giáo hoàng. Đến thế kỷ XVI, vận động cải cách tôn giáo ở châu Âu đã làm thu hẹp lãnh địa của Giáo hoàng. Năm 1870, nguyên toàn bộ lãnh thổ thống nhất thành vương quốc Italia, Giáo hoàng lui về cư trú ở vùng đất cao Vatican, tây bắc Roma. Ngày 11 tháng 2 năm 1929, chính phủ Italia chính thức thừa nhận chủ quyền Vatican thuộc về Giáo hoàng. Tháng 7 cùng năm, Thành quốc Vatican mới chính thức được thành lập.
2. Quốc kỳ - quốc huy
· Quốc kỳ
Hình vuông, do hai hình chữ nhật dọc màu vàng và trắng bạc hợp thành. Theo truyền thuyết thì màu vàng và màu trắng bạc là màu hai chiếc chìa khóa của Peter (một trong 12 môn đồ của Jesus trong “Thánh kinh”). Bên phải lá cờ là màu trắng bạc, có huy trưng của Giáo hoàng Paul VI. Huy trưng của Giáo hoàng Paul VI như sau: một chiếc mũ 3 tầng của Giáo hoàng La Mã và hai chiếc chìa khóa màu vàng và trắng bạc chéo nhau. Mũ 3 tầng của Giáo hoàng là sự kết hợp giữa mũ của giáo chủ và mũ của hoàng đế thế tục, Giáo hoàng La Mã tự xưng là đại diện cho Christ trên thế gian, là đầu não của Vatican, có quyền lập pháp, tư pháp và hành chính tối cao.
· Quốc huy
Tức Huy trưng Giáo hoàng, có hình tấm lá chắn màu đỏ. Về lịch sử thì màu đỏ từng là màu của giáo đường Thiên Chúa Giáo. Trên mặt tấm lá chắn có vẽ hình hai chiếc chìa khóa của Thánh Peter đan chéo nhau. Chìa khóa là do Christ giao cho Peter, đồng thời kèm theo một đoạn của “Phúc âm Matthew”: “Ta giao chìa khóa của nước Trời cho ngươi, phàm cái ngươi buộc dưới đất cũng sẽ buộc ở trên Trời, cái ngươi mở dưới Đất cũng sẽ được mở trên Trời” (tiết 19, chương 16).
3. Quốc ca
La Mã bất hủ, Người là đô thành của những người tử vì đạo và thánh đồ. La Mã bất hủ, chúng ta hãy kính chào Người! Vinh quang trên trời thuộc về Thượng đế, Chúa của chúng ta; hòa bình trên mặt đất sẽ thuộc về những người yêu kính Jesus (Cơ đốc)! Đấng chăn dắt của trời, chúng con đến trước Người, từ Người, chúng con nhìn thấy Chúa cứu thế hiền từ, Người là kế vị các thánh mà chúng con thành kính tín ngưỡng, Người là Đấng an ủi và bảo vệ của tất cả tín đồ, bạo lực và khủng bố sẽ không lâu ở nhân thế, chân lý và tình yêu sẽ rộng khắp, sẽ thắng thế.
(Giáo hoàng tiến hành khúc) La Mã, xin kính chào Người, nơi mãi mãi bảo tồn dấu thánh. Một nghìn cây cọ, một nghìn đàn tế ca ngợi vinh quang của Người. La Mã, ngôi thành của sứ đồ, người Mẹ và người lãnh đạo của cử tri. La Mã, ánh sáng dịu hiền của vạn nước, niềm hy vọng của thế giới! La Mã, xin kính chào Người, ánh sáng của Người chiếu mãi không tắt, ánh sáng sáng ngời của Người xóa tan nhục nhã và thù hận. La Mã, ngôi thành của sứ đồ, người Mẹ và người lãnh đạo của cử tri. La Mã, ánh sáng hiền từ của vạn nước, niềm hy vọng của thế giới!