Dưới thời vua Lê Thánh Tông, tuy không còn chiến tranh nhưng vẫn chưa được bình trị, việc tham nhũng hối lộ nhiễu nhương trở thành một quốc nạn, làm nghèo đất nước. Hoàng Giáp Vũ Tụ
Quan lại đua nhau làm giàu bất chính. Từ việc lạm quyền tranh thủ mua bán đến đục khoét, bòn rút của công, ăn hối lội, xử án oan sai là chuyện cơm bữa khắp trong thành ngoài trấn. Muốn thắng kiện ư? Có tiền là xong thôi, tội to sẽ thành nhỏ, tội nhỏ sẽ thành không và ngược lại không có tội sẽ gán cho có tội, bé xé ra to.
Trước thảm trạng đó Thánh Tông đã ra tay cỉa cách bộ máy cai trị, ban hành bộ luật Hồng Đức thay thế cho luật thời Trần, nhờ vậy dần dnầ cải tổ được hành chính, đưa đời sống đi vào ổn định. Thánh Tông còn thử sức đức thanh liêm của các quan bằng cách chọn người khéo léo nói giả có việc cần nhờ cậy, đem vàng bạc lụa là đến tư dinh đút lót... Kết quả là, cứ thử 10 viên quan thì chỉ có khoảng vài ba người không nhận.
Đối với Hình quan coi việc xét xử, nắm cán công lý thì càng phải thử thách nghiêm ngặt hơn. Lúc này có viên quan Thị Lang Hình Bộ là Vũ Tụ, người làng Hoạc Trạch, huyện Đường An (Hải Dương), thi đỗ Hoàng Giáp khoa Quý Sửu niên hiệu Hồng Đức thứ 24 (1943), có tiếng là trung thực thẳng thắn, xử án công minh, chưa từng ăn của đút lót...
Hôm đó, Vũ Tụ đang ở sảnh đường xem đơn từ cáo trạng, lính hầu vào bảo có người ở quê tìm gặp. Vốn xa nàh đã lâu, Tụ liền lui vào tư thất, mời khách vào hàn huyên thăm hỏi tin tức... chuyện vãn mới biết, hắn là người của quan huyện Đường An, vì bị thua thiệt trong vụ tranh chấp ruộng đất với điền chủ họ Trần, quan sai hắn lên kinh, nhờ Vũ Tụ giúp cho...
Đặt sấp lụa Hàng Châu bóng mượt lên sập, hắn bảo là quà của huyện quan gửi tặng...
- "Hừm!! Nay các quan ở ngoài lại tính làm hỏng các quan trong Kinh sao?" Tụ hỏi.
- "Đâu dám ạ... Chỉ là mến mộ tài năng của quan Thị, hãnh diện vì có người đồng hương danh tiếng, mới có chút quà mọn để quan mặc, đi lại ở chốn kinh thành cho thêm phần phong lưu cốt cách đó mà!"
Thế là Vũ Tụ liền đem cái "Tại minh minh đức" mà lục vấn hắn rồi trả lụa bảo hắn đem về.
Hắn cứ van nài, ỉ ôi xin Tụ nhận cho.
- "Ngày nay ai cũng ăn của biếu cả, lâu ngày thành nếp rồi. Vả, lụa này là vật nhỏ, quan có nhận cũng có hại gì đến đức thanh liêm đâu."
Tụ nổi giận bảo:
- "Người đời đục mặc kệ, riêng ta cứ trong. Nay há vì lời ngon ngọt của ông mà thay đổi tiết tháo sao?"
Rồi đuổi người đó về. Thì ra đó là viên Thừa Sai trá hình, theo mật kế của vua để thử thách các quan. Nghe tâu lại sự tình, vua cảm động phán:
- "Người ấy quả là làm gương sáng cho những người khác. Ta đã không lầm hki cất nhắc ông ta làm Hình bộ Tả thị lang.
Rồi vua xa giá đến thăm Vũ Tụ, ở trọn một ngày xem ông làm việc, nghỉ ngơi. Vua tôi đàm đạo rất là tâm đắc. Thấy tư dinh bày trí đơn sơ, cái quý nhất chỉ toàn là sách, ăn uống thì đạm bạc, vua cảm động lắm...
Có tích ghi rằng, vua học theo người xưa, cố ý bỏ quên túi vàng ở dinh Vũ Tụ, hôm sau ông xin vào chầu, dâng trả lại ngay.
Buổi thiết triều, các quan tung hô xong, không đợi Thượng thư các bộ tâu việc như thường lệ, vua đem chuyện Vũ Tụ kể cho triều thần nghe, rồi khen ngợi, ban cho ông tấm vóc thêu hai chữ Liêm Tiết, đính vào áo mỗi khi đi chầu, lại chỉ dụ mọi người phải học theo gương sáng đó.
Truyen8.mobi chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!