Văn bản pháp luật: Quyết định 02/2003/QĐ-TTg

Phan Văn Khải
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 02/2003/QĐ-TTg
Quyết định
Hết hiệu lực toàn bộ
01/01/2003
02/01/2003

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Thủ tướng
2.003
Thủ tướng Chính phủ

Toàn văn

Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Bảohiểm xã hội Việt Nam

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căncứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căncứ Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về ban hành Điềulệ Bảo hiểm xã hội;

Căncứ Nghị định số 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về ban hành Điềulệ Bảo hiểm xã hội đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binhsỹ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân;

Căncứ Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ về banhành Điều lệ Bảo hiểm y tế;

Căncứ Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam;

Theođề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều1. Ban hành kèm theo Quyết địnhnày bản Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều2. Quyết định này có hiệu lực từngày 01 tháng 01 năm 2003, những quy định trước đây trái với Quyết định này đềubãi bỏ.

Điều3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịutrách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành bản Quy chế ban hành kèm theoQuyết định này.

Điều4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản lý Bảo hiểmxã hội Việt Nam, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm thihành Quyết định này./.

 

QUY CHẾ

Quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam

(Banhành kèm theo Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg

ngày02 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)

 

ChươngI

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều1. Quy chế này áp dụng cho hoạtđộng quản lý tài chính đối với toàn bộ hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều2. Bộ Tài chính cấp đủ kinh phícho Bảo hiểm xã hội Việt Nam để chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ bảohiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 1995.

Điều3.

1.Quỹ Bảo hiểm xã hội được hình thành từ đóng góp của người tham gia bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế; đóng góp của người sử dụng lao động; Nhà nước đóng và hỗtrợ; tiền sinh lời từ hoạt động bảo toàn, tăng trưởng quỹ và nguồn thu hợp phápkhác.

2.Quỹ Bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, dân chủ và công khaitrong toàn hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam; hạch toán theo quỹ thành phần,độc lập với ngân sách nhà nước và được Nhà nước bảo hộ.

Điều4. Quỹ bảo hiểm xã hội dùng đểchi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội từsau ngày 01 tháng 10 năm 1995; chi bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia bảohiểm y tế; chi quản lý bộ máy của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam; chi đầu tưxây dựng cơ bản và chi khác.

Điều5. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ sởvật chất của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được trích từ tiền sinh lời dothực hiện các biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ.

Điều6.

1.Hàng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm lập dự toán thu, chi quỹ bảohiểm xã hội (chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quản lý, đầu tư xây dựng cơsở vật chất,...) trình Hội đồng quản lý thông qua, gửi Bộ Tài chính tổng hợptrình Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2.Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi được Chínhphủ giao và dự toán đã được Hội đồng quản lý thông qua, phân bổ và giao nhiệmvụ cho Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo nguyêntắc tổng số thu không thấp hơn, tổng chi không được cao hơn nhiệm vụ Chính phủgiao.

3.Quyết toán thu, chi Quỹ Bảo hiểm theo quy định hiện hành của Nhà nước; chế độkế toán bảo hiểm xã hội do Bộ Tài chính ban hành và hướng dẫn thực hiện.

Điều7. Việc chi trả cho các đối tượngđược hưởng các chế độ bảo hiểm được thực hiện như sau:

1. Cơquan Bảo hiểm xã hội các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện chi cho các đối tượnghưởng bảo hiểm, kịp thời, đầy đủ đúng chế độ, chính sách của Nhà nước.

2.Việc chi trả các chế độ bảo hiểm do cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp trực tiếpthực hiện hoặc hợp đồng với các đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở khám, chữabệnh, các đại diện xã, phường, thị trấn và phải bảo đảm đúng quy định của Nhà nước.

3.Bảo hiểm xã hội các cấp được ngừng chi trả với các đối tượng đang hưởng bảohiểm khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi man trá, làmgiả hồ sơ, tài liệu để hưởng chế độ bảo hiểm; đồng thời, thực hiện ngay cácbiện pháp thu hồi số tiền đã chi trả sai; thông báo cho đối tượng, đơn vị sửdụng lao động hoặc chính quyền nơi đối tượng cư trú đang hưởng chế độ bảo hiểmđể xử lý theo thẩm quyền; phối hợp và chuyển hồ sơ cho các cơ quan pháp luật đểxử lý theo pháp luật.

 

ChươngII

NGUỒN HÌNH THÀNH , SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều8. Quỹ Bảo hiểm xã hội được hìnhthành từ các nguồn sau:

1. Ngườisử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đóng.

2. Ngườisử dụng lao động, người lao động tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyệnđóng.

3.Nhà nước đóng và hỗ trợ để đảm bảo các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người laođộng.

4.Nhà nước hỗ trợ, đóng bảo hiểm y tế đối với người nghèo và đối tượng chínhsách.

5.Tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng Quỹ Bảo hiểmxã hội.

6.Nguồn thu hợp pháp khác.

Điều9. Việc thu tiền đóng góp củacác đối tượng tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật được thực hiện nhưsau:

1.Bảo hiểm xã hội các cấp có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thu tiền bảo hiểm củatất cả các đối tượng tham gia bảo hiểm đúng quy định.

2.Hàng tháng, các đơn vị sử dụng lao động (kể cả các đơn vị, cơ quan, tổ chứcthuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ) có trách nhiệm đóngđầy đủ, kịp thời vào Quỹ Bảo hiểm xã hội, ngay sau khi thanh toán tiền lươnghàng tháng cho người lao động.

3. Trườnghợp các đơn vị sử dụng lao động chậm nộp bảo hiểm từ 30 ngày trở lên so với quyđịnh, thì ngoài việc phải nộp số tiền chậm nộp và nộp phạt hành chính theo quyđịnh hiện hành, còn phải nộp số tiền phạt chậm nộp theo mức lãi suất tiền vayquá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm truy nộp. Đối vớinhững đơn vị cố tình vi phạm hoặc chây ì thì cơ quan Bảo hiểm xã hội được quyềnđề nghị Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng nơi đơn vị giao dịch trích tiền từ tàikhoản của đơn vị để nộp đủ tiền đóng bảo hiểm xã hội và tiền phạt chậm nộp màkhông cần có sự chấp nhận thanh toán của đơn vị sử dụng lao động (trừ các đơnvị được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép chậm nộp).

4. BộTài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế vàcác cơ quan liên quan quy định các mức, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và bảohiểm y tế đối với từng loại đối tượng, kể cả các đối tượng chính sách theo quyđịnh hiện hành.    

Điều10. Hệ thống Bảo hiểm xã hộiViệt Nam được mở tài khoản tiền gửi Quỹ Bảo hiểm xã hội tại hệ thống Kho bạcNhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước. Số dư trên tài khoản tiềngửi được hưởng lãi suất tiền gửi theo quy định của các ngân hàng thương mại vàKho bạc Nhà nước.

Điều11. Quỹ Bảo hiểm xã hội được quảnlý thống nhất trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam, được hạch toán riêng vàcân đối thu - chi theo từng quỹ thành phần (Quỹ Hưu trí và Trợ cấp; Quỹ Khám,chữa bệnh bắt buộc và Quỹ Khám, chữa bệnh tự nguyện). Hàng năm, nếu quỹ thànhphần có tổng số thu lớn hơn tổng số chi thì số dư được chuyển sang năm sau; nếutổng số thu nhỏ hơn tổng số chi thì được phép dùng các nguồn quỹ còn dư khác đểđảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời các chế độ cho đối tượng được hưởng theo quyđịnh.

Saukhi báo cáo quyết toán tài chính năm của toàn ngành được phê duyệt Hội đồngquản lý Bảo hiểm xã hội báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án giải quyết sốkinh phí chênh lệch thiếu của từng quỹ thành phần.

Điều12. Quỹ Hưu trí và Trợ cấp.

1.Quỹ Hưu trí và Trợ cấp được hình thành từ các nguồn sau:

a)Tiền đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động và người lao động.

b)Nhà nước đóng và hỗ trợ để đảm bảo thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối vớingười lao động.

c)Tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.

d)Các khoản thu hợp pháp khác.

2.Quỹ Hưu trí và Trợ cấp sử dụng để chi:

a)Chi lương hưu (thường xuyên và một lần).

b)Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động và người phục vụ người bị tai nạn laođộng, trang cấp dụng cụ cho người bị tai nạn lao động.

c)Chi trợ cấp ốm đau.

d)Chi trợ cấp thai sản.

đ)Trợ cấp bệnh nghề nghiệp.

e)Tiền tuất (định xuất cơ bản và nuôi dưỡng) và mai táng phí.

g)Chi nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khoẻ.

h)Đóng bảo hiểm y tế theo quy định.

i) Lệphí chi trả.

k)Các khoản chi khác.

Điều13. Quỹ Khám, chữa bệnh bắt buộc.

1.Quỹ Khám, chữa bệnh bắt buộc được hình thành từ các nguồn sau:

a) Ngườisử dụng lao động và người lao động thuộc đối tượng bắt buộc đóng.

b)Nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng theochế độ.

c)Tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.

d)Thu từ nguồn tài trợ, viện trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

đ)Các khoản thu hợp pháp khác.

2.Quỹ Khám, chữa bệnh bắt buộc dùng để thanh toán chi phí khám, chữa bệnh nội trúvà ngoại trú cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc gồm có:

a)Khám bệnh, chẩn đoán và điều trị.

b)Xét nghiệm, chiếu chụp X - quang, thăm dò chức năng.

c)Thuốc trong danh mục theo quy định của Bộ Y tế.

d)Máu, dịch truyền.

đ)Các thủ thuật, phẫu thuật.

e) Sửdụng vật tư, thiết bị y tế và giường bệnh.

Điều14. Quỹ Khám, chữa bệnh tựnguyện.

1.Quỹ Khám, chữa bệnh tự nguyện được hình thành từ các nguồn sau:

a) Ngườitham gia bảo hiểm y tế tự nguyện đóng.

b)Nhà nước hỗ trợ.

c)Tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.

d)Thu từ nguồn tài trợ, viện trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

đ)Các khoản thu hợp pháp khác.

2.Quỹ Khám, chữa bệnh tự nguyện dùng để thanh toán chi phí khám, chữa bệnh chocác đối tượng ứng với mức đóng và phạm vi bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểmlựa chọn. Các mức đóng và mức hưởng, quyền lợi khám chữa bệnh ứng với từng mứcđóng được thực hiện thống nhất trong toàn quốc.

 

ChươngIII

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ

DO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP ĐỂ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều15. Bảo hiểm xã hội Việt Nam thựchiện đầy đủ các quy định về việc lập dự toán, sử dụng kinh phí và quyết toánkinh phí chi cho các đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội do ngân sách nhà nước cấptheo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều16. Ngân sách nhà nước cấp đủkinh phí theo số quyết toán chi trả cho các đối tượng đang hưởng các chế độ bảohiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 1995 bao gồm các khoản:

1. Lươnghưu.

2.Trợ cấp mất sức lao động.

3.Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động và người phục vụ người bị tai nạn lao động,trang cấp dụng cụ cho người bị tai nạn lao động.

4.Trợ cấp bệnh nghề nghiệp.

5.Trợ cấp công nhân cao su.

6.Tiền tuất (định xuất cơ bản và nuôi dưỡng) và mai táng phí.

7.Đóng bảo hiểm y tế theo chế độ.

8. Lệphí chi trả.

9.Các khoản chi khác (nếu có).

Điều17. Hàng tháng, Bảo hiểm xã hộiViệt Nam ứng trước nguồn kinh phí từ Quỹ Hưu trí và Trợ cấp để trả lương hưu vàtrợ cấp kịp thời, đầy đủ cho các đối tượng do ngân sách nhà nước cấp; sau đóngân sách nhà nước sẽ thanh toán trả Quỹ Hưu trí và Trợ cấp theo số thực chiđúng chính sách, chế độ của Nhà nước.

 

ChươngIV

CHI PHÍ QUẢN LÝ CỦA HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Điều18.

1.Chi phí quản lý hoạt động của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

a)Chi thường xuyên của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam (kể cả chi nghiên cứukhoa học, chi đào tạo, đào tạo lại) phục vụ cho hoạt động của toàn ngành; khôngbao gồm các khoản chi về sửa chữa lớn tài sản cố định, mua sắm tài sản từ nguồnvốn đầu tư theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b)Nguồn kinh phí chi thường xuyên hàng năm của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Namđược trích từ tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp bảo toàn các Quỹ, mứctrích bằng 4% trên số thực thu bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế phần do ngườisử dụng lao động và các đối tượng tham gia bảo hiểm đóng, áp dụng từ năm 2003đến năm 2005.

c)Nếu Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ, tiết kiệm chi quản lý thườngxuyên thì số dôi ra được sử dụng để bổ sung các khoản chi sau:

Bổsung tiền lương, tiền công cho người lao động trong toàn ngành theo mức độ hoànthành công việc, nhưng mức thu nhập tối đa không quá 2,5 lần so với quỹ tiền lươngtheo quy định hiện hành.

Chitiền lương, tiền công cho lao động hợp đồng (theo quy định của Bộ Luật Laođộng) trong trường hợp cần thiết để đảm bảo hoàn thành công việc.

Bổsung hai quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi không quá 3 tháng lương thực tế bìnhquân của toàn ngành.

Trợcấp thêm ngoài những chính sách chung của Nhà nước cho người lao động trongngành tự nguyện nghỉ việc khi thực hiện chính sách sắp xếp lao động, giảm biênchế. Mức trợ cấp do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định.

LậpQuỹ Dự phòng ổn định thu nhập cho cán bộ, viên chức. Mức trích lập do Tổng giámđốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định.

Phầncòn lại (nếu có) sau khi chi 5 nội dung trên phải chuyển vào các Quỹ bảo hiểm.

2.Việc đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của cán bộ, viênchức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam tính theo hệ số mức lương quy định tại Nghịđịnh số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ và mức lương tối thiểu doChính phủ quy định.

3.Chi phí quản lý của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Hội đồng quản lý quyếtđịnh trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn chi hiện hành của Nhà nước và hoạt độngđặc thù của ngành, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm có hiệu quả.

4.Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm phân bổ chi phí quản lý cho Bảo hiểm xãhội các cấp phù hợp với nhiệm vụ được giao; bảo đảm kinh phí phân bổ cho Bảohiểm xã hội các cấp không được vượt so với tổng mức.

Điều19.

1.Hàng năm, căn cứ vào mức chi quản lý quy định tại điểm b Điều 18, Bảo hiểm xãhội Việt Nam lập dự toán chi quản lý của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Namtrình Hội đồng quản lý phê duyệt, gửi Bộ Tài chính theo dõi, giám sát việc thựchiện.

2.Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quyết toán và báocáo tài chính theo đúng quy định hiện hành.

Điều20.

1.Kinh phí đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Namđược trích từ tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp bảo toàn, tăng trưởngquy định tại khoản 3 Điều 22 Quyết định này.

2.Khi sử dụng nguồn kinh phí đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất Bảo hiểm xã hội ViệtNam phải thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về quản lý vốn đầu tư và xâydựng cơ bản.

 

ChươngV

HOẠT ĐỘNG BẢO TOÀN GIÁ TRỊ VÀ TĂNG TRƯỞNG

QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều21.

1.Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo tồn giá trịvà tăng trưởng các Quỹ Bảo hiểm. Việc dùng tiền tạm thời nhàn rỗi của các QuỹBảo hiểm để đầu tư phải bảo đảm an toàn, bảo toàn được giá trị và có hiệu quảvề kinh tế - xã hội.

2.Các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng các Quỹ Bảo hiểm gồm:

Muatrái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, công trái của Kho bạc Nhà nước và các ngânhàng thương mại của Nhà nước.

Chongân sách nhà nước, Quỹ Hỗ trợ đầu tư phát triển, các ngân hàng thương mại củaNhà nước, Ngân hàng chính sách vay.

Đầu tưvào một số dự án có nhu cầu về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều22. Tiền sinh lời từ đầu tư, tăngtrưởng các Quỹ Bảo hiểm hàng năm được phân bổ, sử dụng như sau:

1.Trích kinh phí quản lý của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định tạiđiểm b khoản 1 Điều 18.

2.Trích lập 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 3 tháng lương thực tế bình quân toànngành.

3.Trích vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của toàn hệ thống theo dự án được cấpcó thẩm quyền phê duyệt.

4.Phần còn lại được bổ sung vào các Quỹ Bảo hiểm.

 

ChươngVI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều23. Bộ trưởng Bộ Tài chính cótrách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy chế này.

Điều24. Hội đồng quản lý Bảo hiểm xãhội Việt Nam và Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiệnQuyết định này./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=21729&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận