Văn bản pháp luật: Quyết định 08/1999/QĐ-CDTQG

 
Toàn quốc
Công báo số 28/1999;
Quyết định 08/1999/QĐ-CDTQG
Quyết định
25/03/1999
25/03/1999

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành Quy chế đấu thầu mua, bán vật tư -thiết bị dự trữ quốc gia.

 
1.999
 

Toàn văn

QuvếT ĐịNH số 08/1999/QĐ-CDTQG ngày 25/3/1999 về việc ban hành Quy chếĐấu thầu mua, bán vật tư - thiết bị dự trữ quốc gia

QUYẾT ĐỊNH CỦA CỤC TRƯỞNG CỤC DỰ TRỮ QUỐC GIA

Về việc ban hành Quy chế Đấu thầu mua, bán vật tư -thiết bị dự trữ Quốc Gia

 

CỤC TRƯỞNG CỤC DỰ TRỮ QUỐC GIA

Căn cứ Nghị định số 66/CP ngày 18/10/1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 10/CP ngày 24/2/1996 của Chính phủ về ban hànhQuy chê Quản lý dự trữ quốc gia;

Theo đề nghị của Trưởng Ban Pháp chế và Trưởng Ban Kế hoạch,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Đấu thầu mua, bán vật tư - thiết bị dựtrữ quốc gia.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước đây tráivới Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3.Trưởng Ban, Chánh Thanh tra, Chánh Văn phòng Cục và thành viên Hội đồng đấuthầu chịu trách nhiệm thi hành Quy chế kèm theo Quyết định này./.

 

QUY CHẾ ĐẤU THẦU MUA, BÁN VẬT TƯ - THIẾT BỊ DỰ TRŨQUỐC GIA

(ban hành kèm theo Quyết định số 08/1999/QĐ-CDTQGngày25/3/1999 của Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia)

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Giải thích các từ ngữ:

Cáctừ ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau:

1."Đấu thầu mua, bán vật tư - thiết bị dự trữ quốc gia là quá trình lựa chọnnhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu.

2."Bên mời thầưu” là Cục Dự trữ quốc gia hoặc đơn vị trực thuộc Cục khi mua,bán vật tư - thiết bị dự trữ quốc gia theo kế hoạch hàng năm bằng hình thức đấuthầu.

3."Nhà thầu" là các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện dự thầu mua, bánvật tư - thiết bị dự trữ quốc gia.

4."Gói thầu” là khối lượng (số lượng hoặc trọng lượng) vật tư - thiết bị cótiêu chuẩn chất lượng nhất định; được phân chia phù hợp với khả năng và điềukiện mua, bán của bên mời thầu. Gói thầu có thể là một phần hoặc toàn bộ khối lượngcủa từng danh mục mặt hàng, ở từng địa điểm cần mua, bán.

5."Hồ sơ mời thầu” là toàn bộ các văn bản, mẫu biểu do bên mời thầu gửi đếncác nhà thầu.

Tronghồ sơ mời thầu phải nêu đầy đủ các yêu cầu điều kiện cho việc mua, bán vật tư -thiết bị dự trữ quốc gia (điểm 2 Điều 8).

6."Hồ sơ dự thầưu” là toàn bộ các văn bản chính thức của nhà thầu gửi đếnbên mời thầu, nêu rõ khả năng đáp ứng các yêu cầu, điều klện của bên mời thầuvề mua, bán hàng dự trữ quốc gia (điểm 3 Điều 8).

7."Nộp thầưu” là việc các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu tại địa điểm và trongthời hạn đã được quy định trong thông báo mời thầu.

8."Giá bỏ thầuư" là số tiền Việt Nam đồng (VNĐ) trên một đơn vị tính(kg, cái, chiếc, bộ, máy,...) do các nhà thầu ghi trong phiếu giá bỏ thầu nộpcho bên mời thầu trong thời hạn và theo mẫu quy định.

Riêngtrường hợp mua hàng nhập khẩu bằng ngoại tệ, thì nhà thầu căn cứ vào tỷ giá hốiđoái của VNĐ với ngoại tệ cần thanh toán để nhập khẩu hàng do Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm tổ chức đấu thầu đểxác định giá bỏ thầu.

Tỷgiá này cũng để xác định giá xét thầu và được ghi vào biên bản mở thầu, công bốtrúng thầu đối với từng gói thầu

Khibên mời thầu thanh toán tiền mua hàng, thì trên cơ sở giá nhập khẩu (giáCIF), các khoản thuế phải nộp ngân sách theo luật định (nếu có) và căn cứ vàotỷ giá tại thời điểm thanh toán giữa VNĐ với ngoại tệ (đã được xác định khi tổchức đấu thầu và mở L/C), bên mời thầu sẽ thanh toán thêm hoặc bớt phần chênh lệchgiữa tỷ giá khi tổ chức đấu thầu với tỷ giá thực tế khi thanh toán.

9."Giá xét thầư' là số tiền Viêt Nam đồng (VNĐ) trên một đơn vị tính (kg,cái, chiếc, bộ, máy,...) do Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia quyết định trên cơsở giá quy định của Ban Vật glá Chính phủ: giá sàn (đối với bên mời thầu bán),giá trần (đối với bên mời thầu mua).

l0."Mở thầu" là mở các hồ sơ dự thầu và phiếu giá bỏ thầu tại thời điểmđã được ấn định trong thông báo mời thầu do Hội đồng đấu thầu thực hiện.

11."Bên trúng thầư" là nhà thầu được chọn theo Đìều 17 của Quy chế nàyđã được Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia phê duyệt.

Điều 2. Phạm vi áp dụng:

Quychế này áp dụng đối với mua, bán vật tư - thiết bị dự trữ quốc gia theo kếhoạch hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trườnghợp nhập, xuất vật tư - thiết bị dự trữ theo các quyết định khác của Chính phủsẽ có quy định riêng.

Điều 3. Hình thức đấu thầu và phương thức áp dụng:

1.Hình thức đấu thầu: Thực hiện một trong ba hình thức sau:

a)Đấu thầu rộng rãi.

b)Đấu thầu hạn chế.

c)Chỉ định thầu.

Riêngđấu thầu hạn chế và chỉ đình thầu chỉ thực hiện đối với trường hợp đặc biệt doCục trưởng Cục Dự trữ quốc gia quyết định.

Saukhi đã thông báo mời thầu đúng quy định, khi tổ chức mở thầu không giới hạn sốlượng nhà thầu tham gia dự thầu.

2.Phương thức áp dụng:

a)Đấu thầu một túi hồ sơ:

Áp dụng khi bên mời thầu bán hàng.

Khidự thầu theo phương thức này, nhà thầu cần nộp hồ sơ dự thầu (bao gồm cả phiếugiá bỏ thầu) trong một túi hồ sơ chung.

b)Đấu thầu hai túi hồ sơ:

Áp dụng khi bên mời thầu mua hàng.

Khidự thầu theo phương thức này, nhà thầu cần nộp hồ sơ dự thầu (về mặt kỹ thuậtmặt hàng) và phiếu giá bỏ thầu vào trong từng túi hồ sơ riêng cùng một thờiđiểm. Túi hồ sơ dự thầu về yêu cầu chất lượng kỹ thuật mặt hàng sẽ được xem xéttrước để đánh giá, xếp hạng và lựa chọn phù hợp yêu cầu thông báo mời thầu. Saukhi có kết quả đánh giá xếp hạng về chất lượng và kỹ thuật mặt hàng, sẽ xem xéttiếp giá bỏ thầu để chọn kết quả đấu thầu.

 

Chương II

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐẤU THẦU

Điều 4. Cơquan tổ chức đấu thầu là Cục Dự trữ quốc gia hoặc các đơn vị trực thuộc Cục đượcCục trưởng ủy quyền.

Điều 5. Nguyên tắc đấu thầu:

1.Tổ chức đấu thầu công khai, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các nhàthầu.

2.Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức đấu thầu và xét chọn thầugiữ bí mật các thông tin liên quan trong suốt quá trình đấu thầu.

3.Bên mời thầu và bên trúng thầu có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh những camkết về mua, bán hàng hóa theo kết quả trúng thầu bằng hợp đồng kinh tế.

Điều 6. Hội đồng đấu thầu:

1.Tổ chức và thành phần:

Hộiđồng đấu thầu do một lãnh đạo Cục Dự trữ quốc gia làm Chủ tịch, có các thànhviên là đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ban Vật giá Chínhphủ, một lãnh đạo Ban: Kế hoạch. Tài chính kế toán, Kỹ thuật bảo quản,

Chánhhoặc Phó Thanh tra, Chánh hoặc Phó Văn phòng Cục và một số chuyên gia tư vấnnếu cần). Danh sách các thành viên chính thức của Hội đồng đấu thầu do Cục trưởngCục Dự trữ quốc gia quyết định. Trường hợp các đơn vị trực thuộc Cục được Cụctrưởng ủy quyền mời thầu, tổ chức đấu thầu thì Hội đồng đấu thầu được hướng dẫnriêng.

2.Nguyên tắc làm việc:

Cácthành viên của Hội đồng đấu thầu làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Khigiải quyết công việc, Hội đồng đấu thầu phải căn cứ vào Quy chế Đấu thầu và cácquyết định khác của Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia có liên quan đến tổ chứcthực hiện đấu thầu. Kết quả đấu thầu sẽ do Chủ tịch Hội đồng đấu thầu công bốvà chỉ có giá trị pháp lý sau khi đã được Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia phêduyệt.

Khihọp Hội đồng đấu thầu phải có ít nhất 2/3 số ủy viên Hội đồng tham dự. Quyếtđịnh của Hộị đồng đấu thầu phải được quá bán số ủy viên Hội đồng tán thành. Trườnghợp có ý kiến khác nhau, thì Chủ tịch Hội đồng sẽ bảo lưu và báo cáo Cục trưởng quyết định.

Nộidung các cuộc họp đấu thầu phải làm thành văn bản và lưu trữ theo chế độ quảnlý hồ sơ tài liệu của Nhà nước quy định

3.Nhiệm vụ:

Hộiđồng đấu thầu có nhiệm vụ xây dựng chương trình kế hoạch và tổ chức triển khaithực hiện toàn bộ quá trình đấu thầu, bao gồm: Lập kế hoạch và chuẩn bị hồ sơđấu thầu.

(Danhsách cụ thể các gói thầu gồm chủng loại, quy cách, số lượng, trọng lượng, chấtlượng, địa điểm,...; thông báo mời thầu mẫu đơn dự thầu cho các nhà thầu xácđịnh tiêu chuẩn xét thầu và thang điểm; thời hạn nộp thầu và mở thầu; thời hạncó hiệu lực của hồ sơ dự thầu; chỉ dẫn và giải đáp các câu hỏi cho nhà thầu;xác định mức tiền ký quỹ dự thầu và ký quỹ thực hiện hợp đồng; các vấn đề khácnếu có).

Cótrách nhiệm tổ chức tiếp nhận, vào sổ, niêm phong, quản lý và bảo đảm giữ bímật hồ sơ dự thầu.

Hồsơ dự thầu sau khi mở thầu không trả lại nhà thầu và được lưu trữ theo chế độbảo quản hồ sơ tài liệu của Nhà nước quy định.

Tổchức xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, kiểm tra điều kiện dự thầu của các nhàthầu, mở thầu theo đúng tiến độ, đánh giá kết quả đấu thầu theo đúng quy định.

Lặpvà công bố công khai biên bản mở thầu.

Điều 7. Điều kiện dự thầu:

Mỗinhà thầu phải nộp hồ sơ dư thầu theo yêu cầu đối với từng gói thầu. Mỗi nhàthầu có thể tham gia đấu thầu một hoặc nhiều gói thầu, nhưng mỗi gói thầu chỉ đượcnộp một hồ sơ dự thầu.

Khinhà thầu tham gia dự thầu phải có các điều kiện sau:

1.Đối với hàng nhập (khi bên mời thầu mua hàng

a)Có quyết định thành lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

b)Có giấy phép sản xuất, kinh doanh theo pháp luật hiện hành.

c)Có năng lực sản xuất kinh doanh loại vật tư - thiết bị tham gia dự thầu.

d)Có đủ điều kiện về tài chính để dự thầu.

e)Có hồ sơ dự thầu và gửi bên mời thầu theo đúng Quy chế này.

f)Nộp đủ tiền ký quỹ dự thầu và chi phí tổ chức đấu thầu.

2.Đối với hàng xuất (bên mời thầu bán hàng): Bên dự thầu có nhu cầu mua vật tưthiết bị và có đủ các điều kiện như khoản d + e + f nêu tại điểm 1 trên đây.

Điều 8. Thông báo mời thầu, hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu:

1.Thông báo mời thầu phải phù hợp với hình thức đấu thầu và gồm các nội dung chủyếu sau đây:

a)Tên, địa chỉ của bên mời thầu;

b)Các yêu cầu về danh mục, chủng loại, quy cách, ký mã hiệu, nước sản xuất, số lượng,chất lượng, bản cataloge, địa điểm vật tư - thiết bị;

c)Điều kiện dự thầu;

d)Thời hạn, địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ mời thầu;

đ)Thời hạn, địa điểm và thủ tục nộp hồ sơ dự thầu;

e)Thời gian (giờ, ngày, tháng, năm), địa điểm tổ chức mở thầu

f)Những chỉ dẫn để tìm hiểu hồ sơ mời thầu.

2.Hồ sơ mời thầu gồm:

a)Thông báo mời thầu

b)Mẫu đơn dự thầu;

c)Điều kiện về tiến độ, phương thức giao nhận hàng;

d)Các điều kiện về tài chính, phương thức thanh toán;

đ)Mẫu hợp đồng kinh tế mua, bán hàng;

e)Mẫu phiếu giá bỏ thầu;

f)Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu.

3.Hồ sơ dự thầu gồm:

a)Đơn dự thầu (nêu cam kết về danh mục, số lượng, chất lượng, quy cách, ký mãhiệu, bản cataloge gốc cùng bản dịch tiếng Việt hàng cung cấp, tiến độ, phươngthức giao nhận và thanh toán);

b)Phiếu giá bỏ thầu;

c)Bản sao quyết định thành lập đơn vì (có công chứng nhà nước);

d)Xác nhận về số tiền đã ký quỹ;

đ)Những cam kết khác (nếu có);

e)Những tài liệu khác có liên quan do Hội đồng đấu thầu quy định.

Điều 9.Thời hạn nộp thầu, mở thầu và thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu:

1.Thời hạn nộp thầu, thời hạn mở thầu: Được quy định trong thóng báo mời thầu.Trong 1 thời hạn nộp thầu, bên dự thầu phải nộp đủ hồ sơ (theo quy định cho bênmời thầu. Những hồ sơ dự thầu nộp không đúng thời hạn nộp thầu sẽ không đượcchấp nhận và được trả lại) ngay cho nhà thầu dưới dạng chưa mở.

2.Thời hạn mở thầu: Sau khi hết hạn nộp (thầu, trong thời gian chậm nhất 5 ngàyphải tổ chức mở thầu. 1 3. Thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu.

Làthời hạn kể từ ngày hết hạn nộp thầu đến ngày công bố kết quả trúng thầu.

Điều 10. Sửa đổi hồ sơ dự thầu:

1.Các nhà thầu không được sửa đổi hồ sơ dự thầu hoặc rút lại hồ sơ dự thầu saukhi đã bết hạn nộp thầu

Trongquá trình đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu, bên mời thầu có thể yêu cầunhà thầu làm rõ các vấn đề có liên quan đến hồ sơ dự thầu.

Yêucầu của bên mời thầu và ý kiến trả lời của nhà thầu đều phải lập thành văn bản.

2.Trong trường hợp bên mời thầu sửa đổi một số nội dung trong hố sơ mời thầu, bênmời thầu phải gửi nội dung để sửa đổi bằng văn bản đến tất cả các nhà thầu trướcthời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu nhưng phải đảm bảo thời gian để các nhàthầu có điều kiện hoàn chỉnh thêm hồ sơ của mình.

Điều 11. Tiền ký quỹ dự thầu:

Tiềnký quỹ dự thầu là số tiền bên nhà thầu phải nộp vào quỹ của bên mời thầu hoặcgửi vào tài khoản của bên mời thầu mở tại kho bạc nhà nước (nếu nộp tại kho bạcnhà nước thì nhà thầu phải nộp giấy xác nhận của kho bạc khi nộp hồ sơ dựthầu). Mức tiền ký quỹ dự thầu được quy định từ 2% đến 5% tổng giá trị ước tínhcủa một gói thầu nhưngtối đa không quál00 triệu đồng cho một gói thầu và không đượchưởng lãi trong thời gian ký quỹ.

Sốtiền ký quỹ dự thầu, nếu nộp tại quỹ của bên mời thầu thì sẽ được hoàn trả lạingay cho các bên dự thầu không trúng thầu, nếu nộp tại kho bạc nhà nuớc thì sẽhoàn trả trong thời hạn 5 ngày sau khi có kết quả mở thầu. Đối với bên trúngthầu, tiền ký quỹ dự thầu được chuyển sang khoản tiền ký quỹ bảo đảm thực hiệnhợp đồng.

Điều 12.Tiền ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng: Tiền ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồnglà số tiền được chuyển sang từ tiền ký quỹ dự thầu của nhà thầu trúng thầu đãnộp vào tài khoản của bên mời thầu mở tại kho bạc nhà nước hoặc nộp trực tiếptại quỹ của bên mời thầu (bên mời thầu sẽ nộp số tiền này vào kho bạc nhà nước).

Điều 13. Mở thầu:

1.Những hồ sơ dự thầu nộp đúng hạn sẽ được bên mời thầu mở công khai theo thờigian và địa điểm ghi trong thông báo mời thầu.

Cácnhà thầu có quyền tham dự mở thầu, khi cử đại diện tham dự thì người đại diệnđó phải là người có trách nhiệm, thẩm quyền và quyết định tại chỗ mọi vấn đềliên quan đến đấu thầu

Điều 14. Biên bản mở thầu:

Khimở thầu, bên mời thầu và nhà thầu (hoặc đại diện) phải ký vào biên bản mở thầu.

Biênbản mở thầu phải ghi rõ tên gói thầu danh mục, chủng loại, quy cách, số lượng,trọng lượng, chất lượng: ...; ngày giờ, địa điểm mở thầu tên, địa chỉ của cácnhà thầu; giá xét thầu; giá bỏ thầu; tiền ký quỹ dự thầu; các văn bản sửa đổi,bổ sung và các chi tiết khác có liên quan (nếu có)

Điều 15.Xét hồ sơ dự thầu khi mở thầu:

1.Điều kiện dự thầu, tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu theo quy định. Những nhà thầukhông đủ điều kiện hồ sơ dự thầu không hợp lệ sẽ bị loại (không trả lại hồ sơdự thầu).

2.Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu giải thích những nội dung chưa rõ trong hồ sơ dựthầu và thành lập văn bản.

Điều 16. Đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu:

1.Các hồ sơ dự thầu hợp lệ được bên mời thầu đánh giá và so sánh trên cơ sở cácchỉ tiêu: Chất lượng, năng lực tài chính và chuyên môn, giá cả, tiến độ thựchiện và những chỉ tiêu cần thiết khác.

2.Các chỉ tiêu quy định tại Khoản 1 Điều này được đánh giá bằng phương pháp chođiểm theo thang điểm chuẩn để xếp hạng danh sách các nhà thầu. Thang điểm chuẩndo Hội đồng đấu thầu quy định trước khi mở thầu.

Điều 17. Xếp hạng, lựa chọn và phê duyệt kết quả:

1.Căn cứ vào kết quả đánh giá các hồ sơ dự thầu, Hội dồng đấu thầu xếp hạng cácnhà thầu theo phương pháp đã được ấn định.

2.Xét trúng thầu căn cứ vào các yêu cầu thông báo mời thầu, các nhà thầu đáp ứngđúng yêu cầu mời thầu thì kết quả trúng thầu là phiếu bỏ thầu có mức giá thấpnhất (khi bên mời thầu mua hàng) hoặc có mức giá cao nhất (khi bên mời thầu bánhàng) so với giá xét thầu.

3.Trong trường hợp các nhà thầu đều đáp ứng yêu cầu của bên mời thầu và có giá bỏthầu ngang nhau, thì gói thầu được thương lượng chìa cho các nhà thầu hoặc bốcthăm để chọn nhà thầu.

4.Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia quyết định đơn vị trúng thầu, sau khi đã xem xétkết quả và đề nghị của Hội đồng đấu thầu.

5.Trường hợp không có nhà thầu nào tham gia dự thầu, không có nhà thầu nào đápứng được các yêu cầu của bên mời thầu hoặc có sự vi phạm quy chế về đấu thầudẫn đến đấu thầu không có kết quả thì Chủ tịch Hội đồng đấu thầu báo cáo vàkiến nghị ngay biện pháp giải quyết để Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia xem xét,quyết định.

Điều 18. Bêntrúng thầu có trách nhiệm:

1.Trong vòng 03 ngày phải ký hợp đồng nguyên tắc với Cục (khi bên mời thầu muahàng) hoặc nhận lệnh xuất bán hàng (khi bên mời thầu bán hàng).

2.Trong vòng 07 ngày, ký hợp đồng kinh tế mua, bán hàng với đơn vị đượcbên mời thầu chỉ định theo đúng Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ban hành ngày25/9/1989 và Quy chế Quản lý hàng dư trữ quốc gia.

Riêngvới hàng nhập khẩu: Trong vòng 30 ngày nhà thầu phải xuất trình hợp đồng ngoạivà L/C với bên mời thầu.

3.Thực hiện giao - nhận hàng hóa và thanh toán tiền hàng theo tiến độ đã cam kết.

4.Nếu bên trúng thầu không đảm bảo được một trong những điều kiện nêu trên đâythì coi như tự hủy bỏ cam kết. Số tiền ký quỹ bảo đảm thực hiện hợp đồng củanhà thầu không đttợc nhận lại mà nộp ngân sách nhà nước do vi phạm hợp đồng.Bên mời thầu sẽ chọn nhà thầu kế tiếp theo kết quả mở thầu, với điều kiện giábỏ thầu của nhà thầu này trong giới hạn khung giá xét thầu quy định.

Điều 19.Hợp đồng mua, bán vật tư - thiết bị dự trữ quốc gia:

1.Nội dung chủ yếu của hợp đồng mua, bán vật tư thíết bị dự trữ quốc gia gồm: Tênhàng, ký mã hiệu, quy cách, nước sản xuất

Sốlượng.

Chấtlượng.

Giácả.

Phươngthức thanh toán.

Địađìểm, phương thức, thời gian và tiến độ giao nhận hàng.

Tráchnhiệm của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng.

Tráchnhiệm do vi phạm hợp đồng. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận các nội dungkhác trong hợp đồng, nhưng không trái với quy định của pháp luật hiện hành.

2.Giá ghi trong hợp đồng là giá trúng thầu.

Điều 20. Chi phí tổ chức đấu thầu.

Bênmời thầu được thu để chi phí cho việc tổ chức đấu thầu như in tài liệu, sổsách, thông tin..., mức thu do bên mời thầu quy định. Các nhà thầu phải nộp phíđấu thầu khi nộp hồ sơ dự thầu.

Trongtrường hợp phải đấu thầu lại, các nhà thầu đã nộp đủ phí đấu thầu không phảinộp thêm. Nếu lỗi do tổ chức hoặc cá nhân của cơ quan tổ chức đấu thầu gây ra,thì chi phí tổ chức đấu thầu lại do tổ chức hoặc cá nhân đó tự chịu.

 

Chương III

CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA, XỦ LÝ CÁC VI PHẠM

Điều 21.Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm:

1.Thanh tra Cục Dự trữ quốc gia có trách nhiệm: Kiểm tra việc tổ chức đấu thầumua, bán vật tư - thiết bị dự trữ quốc gia; tiến hành thanh tra đối với cáchành vi vi phạm Quy chế Đấu thầu.

2.Mọi hành vi thực hiện sai Quy chế Đáu thầu, biểu hiện dưới các hình thức như:Tiết lộ bí mật hồ sơ, tài liệu và thông tin, thông đồng, móc ngoặc, hối lộ...trong quá trình đấu thầu đều bị coi là hành vi gây thiệt hại về kinh tếvà đềuphải bị xử lý:

Nếunhà thầu vi phạm sẽ bị loại khỏi danh sách dự thầu và không được nhận lại tiềnký quỹ dự thầu. Trường hợp có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng thì phải bị xửlý theo pháp luật.

Nếubên mời thầu vi phạm, kết quả đấu thầu sẽ bị hủy bỏ. Cục trưởng Cục Dự trữ quốcgia sẽ chỉ đạo tổ chức đấu thầu lại. Thành viên Hội đồng đấu thầu nếu vi phạmsẽ bị loại khỏi danh sách và bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc xử lý theo phápluật tùy theo mức độ vi phạm.

3.Các trường hợp có khiếu nại, tranh chấp về các vấn đề có liên quan đến việc tổchức đấu thầu. Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo (số 09/1998/QH10) thì bên mời thầuphải có ý kiến trả lời cụ thể cho người khiếu nại. Trường hợp người khiếu nạikhông thỏa mãn, có quyền khiếu nại lên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

 

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Tổchức thực hiện: Trưởng Ban, Chánh Thanh tra, Chánh Văn phòng Cục và các thànhviên Hội đồng đấu thầu có trách nhiệm thực hiện Quy chế này. Trong quá trìnhthực hiện, nếu có vướng mắc, yêu cầu báo cáo Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia xemxét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Điều 23. Hiệu lực thi hành:

Quychế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quychế này đều bãỉ bỏ./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6567&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận