Văn bản pháp luật: Quyết định 106/TĐC-QĐ

 
Toàn quốc
Sách-Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia;
Quyết định 106/TĐC-QĐ
Quyết định
27/07/1991
27/07/1991

Tóm tắt nội dung

Ban hành Quy định về dấu kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường và cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước

 
1.991
 

Toàn văn

Quyết định

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành "Quy định về dấu kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về Đo lường và cơ sở được uỷ quyền kiểm định nhà Nước"

TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG

Căn cứ Điều 17 Pháp lệnh đo lường ngày 6-7-1990;

Căn cứ Nghị định số 115-HĐBT ngày 13 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh đo lường;

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng quy định trong Nghị định số 22-HĐBT ngày 08-2-1984 của Hội đồng Bộ trưởng;

Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Đo lường,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định về dấu kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường và cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước".

Điều 2. Cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường các cấp, các cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước phải theo đúng Quy định này trong hoạt động kiểm định Nhà nước.

Điều 3. Trung tâm Đo lường, cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường các cấp chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thi hành Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quy định này.

 

QUY ĐỊNH

VỀ DẤU KIỂM ĐỊNH CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐO LƯỜNG CƠ SỞ ĐƯỢC UỶ QUYỀN KIỂM ĐỊNH NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 106-TĐC/QĐ ngày 20-7-1991
của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng)

1. Quy định chung

Dấu kiểm định là dấu chuyên dùng của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường và cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước (gọi chung là cơ quan kiểm định) nhằm các mục đích sau đây:

a) Đóng (hoặc in, dán, ghi khắc, sơn...) lên phương tiện đo (PTĐ) sau khi kiểm định nhằm xác nhận PTĐ đạt yêu cầu theo quy định và trong nhiều trường hợp còn đồng thời xác định thời gian hết hiệu lực của dấu kiểm định;

b) Đóng lên các vật dùng để niêm phong PTĐ nhăm ngăn cản việc tháo ra điều chỉnh hoặc nhằm đình chỉ sử dụng PTĐ không hợp pháp;

c) Đóng lên các vật dùng để niêm giữ PTĐ cũng như các tang vật khác liên quan đến những vụ vi phạm pháp luật về đo lường nhằm giữ tang chứng trong khi chờ xử lý theo pháp luật.

2. Nội dung và hình thức dấu kiểm định

Dấu kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường và cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước có 3 kiểu với nội dung và hình thức như sau (xem bảng 1).

BẢNG 1

NỘI DUNG, HÌNH THỨC CÁC KIỂU DẤU KIỂM ĐỊNH

Cơ quan kiểm định

Trung tâm đo lường

Trung tâm TC-ĐL-CL

Chi cục TC-ĐL-CL tỉnh,

Cơ sở uỷ quyền kiểm định Nhà nước

Dấu kiểm định

 

khu vực

thành phố

Do Tổng cục trưởng ký quyết định

Do Giám đốc Trung tâm ký

Kiểu 1

 

 

 

 

 

 

 

 

Kiểu 2

 10-91

 10-91

 10-91

 10-91

 10-91

 

 

 

Kiểu 3

A001

 

 

10-91

A001

 

 

10-91

A001

 

 

10-91

A001

 

 

10-91

A001

 

 

10-91

a) Kiểu 1

Dấu hình tròn được chia làm hai phần, phần trên có chữ VN (Viết tắt của chữ Việt nam) phần dưới là ký hiệu của cơ quan kiểm định. Ký hiệu này quy định như sau:

Trung tâm Đo lường: hình một ngôi sao 5 cánh

Các Trung tâm TC - ĐL - CL khu vực: các chữ số La mã I, II, III.. theo tên khu vực;

Các chi cục TC - ĐL - CL tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương: nhóm gồm 2 chữ số rập 01; 02... tương ứng với số hiệu của từng chi cục theo quy định của Tổng cục TC - ĐL - CL;

Các cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước do Tổng cục trưởng Tổng cục TC-ĐL-CL ký quyết định: gồm chữ N và nhóm 2 chữ rập: NO1, NO2,... (theo quyết định uỷ quyền kiểm định Nhà nước của Tổng cục TC - ĐL - CL);

Các cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước do Giám đốc Trung tâm Đo lường, Giám đốc Trung tâm TC - ĐL - CL khu vực ký quyết định: gồm chữ số La mã I, II, III và nhóm 2 chữ số rập 01, 02... I.01; I.02; II.01; II.02; III.02... Chữ số La mã I, II, III là ký hiệu của khu vực; các số rập 01; 02... là số thứ tự cơ sở được uỷ quyền theo quyết định uỷ quyền kiểm định Nhà nước của Giám đốc các Trung tâm.

b) Kiểu 2

Nội dung dấu kiểm định chia làm hai phần:

Phần trên như dấu kiểm định kiểu 1:

Phần dưới là dãy số thể hiện tháng và năm dấu kiểm định hết hiệu lực. Dãy số này gồm 2 nhóm số, nhóm dấu chỉ tháng (từ 01, 02,...12) và nhóm sau chỉ năm (gồm 2 số cuối của năm: 90, 91, 92...). Giữa 2 nhóm cách nhau một khoảng trống bằng bề rộng của một con số.

c) Kiểu 3

Dấu hình chữ nhật gồm 3 phần:

Phần trên ghi số hiệu dấu kiểm định; số hiệu này bắt đầu bằng một chữ cái in hoa (A, B, C..), tiếp theo là số thứ tự của dấu từ 001 đến 999, giữa chữ cái và số thứ tự được ngăn cách bằng một dấu chấm;

Phần giữa như dấu kiểm định kiểu 1;

Phần dưới như phần dưới của dấu kiểu 2.

Số hiệu dấu kiểm định ở phần trên do cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường ghi ở dãy số ở phần dưới do kiểm định viên ghi.

3. Phân loại và kích thước dấu kiểm định

3.1. Dấu kiểu 1

Để thích ứng với các phương pháp đóng dấu khác nhau, dấu kiểu 1 được chế tạo theo các loại và kích thước sau:

a) Dấu thỏi bằng thép cứng (hoặc bằng đồng...) có đường kính ngoài là j 6, j 10, và j 16 mm dùng để đóng lên kim loại mầu, nhựa, gỗ...;

b) Dấu tấm mỏng bằng kim loại hoặc nhựa... có đường kính ngoài j 6, j 10, j 50, j 100, j 200, và j 500 mm dùng làm khuôn để khắc, sơn...,

c) Dấu bằng cao su có đường kính ngoài j 6, j 10 và j 16mm dùng để in lên kính hoặc lên những mặt cong...;

d) Dấu kẹp có đường kính ngoài j 6 và j 10 mm được gắn lên má kẹp của dụng cụ kẹp để kẹp chì (hoặc nhựa mềm...).

3.2. Dấu kiểu 2.

Dấu kiểm định kiểu 2 loại thỏi, tấm mỏng, cao su, phần trên có kích thước đường kính ngoài như mục 3.1. Đối với các dấu j 6, j 10 và j 16 mm dãy số ở phần dưới có chung một kích thước (cho trong phụ lục); đối với các dấu j 50; j 100; j 200 và j 500 mm, dãy số có kích thước như trên được nhân với hệ số tỷ lệ tương ứng là 5; 10; 20 và 50.

3.3. Dấu kiểu 3

Dấu được chế tạo dưới dạng tem dán (đề can) có các kích thước sau: 18 x 28 mm và 24 mm x 34 mm với phần giữa có kích thước tương ứng là j 10 và j 16mm.

4. Sử dụng dấu kiểm định

4.1. Dấu kiểm định chỉ được dùng vào mục đích đã nêu ở mục 1. Dấu kiểm định kiểu 1 được dùng khi đồng thời có cấp giấy chứng nhận kiểm định hoặc dùng cho các phương tiện đo chỉ kiểm định ban đầu hoặc dùng để niêm phong, niêm giữ phương tiện đo.

Dấu kiểm định kiểu 2 và kiểu 3 được dùng trong các trường hợp cần xác định thời hạn hết hiệu lực của dấu kiểm định.

4.2. Chỉ có kiểm định viên trực tiếp kiểm định được phép đóng dấu kiểm định, khi tiến hành thanh tra Nhà nước về đo lường, thành viên đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên có thể dùng dấu kiểm định phục vụ cho các mục đích quy định mục 1b và 1c.

4.3. Chỉ được đóng dấu kiểm định khi phương tiện đo đạt các yêu cầu theo quy định kiểm định. Trường hợp phương tiện đo sau khi kiểm định không đạt yêu cầu, kiểm định viên phải xoá dấu kiểm định bằng cách tạo 2 vạch chéo lên dấu cũ.

5. Chế tạo, cấp phát, bảo quản dấu kiểm định

5.1. Dấu kiểm định phải chế tạo thống nhất theo "Bảng thiết kế chi tiết dấu kiểm định" (phụ lục 1) của Quy định này. Các dấu kiểm định chế tạo không đúng thiết kế đều là không hợp pháp.

5.2. Trung tâm Đo lường, các Trung tâm TC - ĐL - CL khu vực chịu trách nhiệm chế tạo và cấp dấu kiểm định cho cơ quan kiểm định trong khu vực mình quản lý; phải có sổ theo dõi việc chế tạo, cấp phát dấu kiểm định (Phụ lục 2).

5.3. Cơ quan kiểm định phải cử người giữ và bảo quản dấu kiểm định. Đối với dấu kiểm định kiểu 3 chỉ phát cho một người chịu trách nhiệm quản lý chính và chỉ có những kiểm định viên do thủ trưởng cơ quan kiểm định chỉ định mới được quyền sử dụng. Những người này phải trực tiếp chịu trách nhiệm về việc giữ và sử dụng dấu kiểm định.

Mỗi cơ quan kiểm định phải có sổ quản lý việc sử dụng dấu kiểm định (Phụ lục 3).

5.4. Trường hợp mất dấu kiểm định, người giữ hoặc sử dụng dấu phải báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan. Thủ trưởng cơ quan kiểm định có trách nhiệm báo cáo với cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường cấp trên và thông báo cho các đơn vị có liên quan biết. Khi người giữ hoặc sử dụng dấu kiểm định thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác phải nộp lại dấu kiểm định cho cơ quan.

5.5. Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường và cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên về tình hình bảo quản và sử dụng dấu kiểm định trong đơn vị mình phụ trách.

Sáu tháng một lần, thủ trưởng cơ quan kiểm định phải kiểm tra sổ sách quản lý sử dụng dấu kiểm định. Cán bộ phụ trách các đơn vị có sử dụng dấu kiểm định (phụ trách các bộ môn đo lường, tổ trưởng tổ kiểm định...) phải thường xuyên kiểm tra tình hình bảo quản và sử dụng dấu kiểm định trong phạm vi mình phụ trách.

6. Kỷ luật

Mọi hành vi vô tình hay cố ý vi phạm các quy định về dấu kiểm định thì tuỳ theo mức độ và hậu quả mà bị xử lý kỷ luật từ phê bình, cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng dấu, đình chỉ công tác đến truy tố trước pháp luật theo Điều 17, Diều 34 Pháp lệnh đo lường và Điều 35 mục 10 Nghị định số 115-HĐBT ngày 13-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh đo lường.

PHỤ LỤC 1

(có hình vẽ để quét )

PHỤ LỤC 2

BẢN THIẾT KẾ CHI TIẾT DẤU KIỂM ĐỊNH

Nội dung sổ theo dõi cấp phát dấu kiểm định

TT

 

Dấu kiểu 1

Dấu kiểu 2

Dấu kiểu 3

Người nhận

 

 

Loại kích thước

Số lượng

Loại kích thước

Số lượng

Loại kích thước

Số lượng

Họ và tên

Ngày nhận

Ký hiệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3

NỘI DUNG SỔ QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG DẤU
VÀ GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM ĐỊNH

Phương tiện đo được kiểm định

Dấu và giấy chứng nhận kiểm định đã cấp

TT

Tên phương tiện đo

Cấp chính xác

Phạm vi đo

Cơ sở sử dụng

Số giấy

Số tem

Dấu kiểm 1 hoặc kiểm 2

Tháng, năm hết hiệu lực

Người cấp

Ngày cấp

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: cột 8: Nếu dùng kiểu 1, hoặc 2 thì ghi số 1 hoặc 2 vào cột này./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=11353&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận