Văn bản pháp luật: Quyết định 1196/1993/QĐ-UB

Nguyễn Ký
Hà Tĩnh
STP tỉnh Hà Tĩnh;
Quyết định 1196/1993/QĐ-UB
Quyết định
06/10/1993
06/10/1993

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành quy định tạm thời một số chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Hà Tĩnh

Chủ tịch
1.993
UBND tỉnh Hà Tĩnh

Toàn văn

Uỷ ban nhân dân

QUYẾT ĐỊNH

CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH

Về việc ban hành quy định tạm thời một số chính sách

Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Hà Tĩnh

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH 

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 30 tháng 6 năm 1989;

Căn cứ Quyết định số 162 - HĐBT ngày 18 tháng 10 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và một số chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình;

Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 3/8/1993 về chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành "Quy định tạm thời một số chính sách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Hà Tĩnh".

Điều 2: Uỷ ban Dân số - KHHGĐ tỉnh chủ trì phối hợp với các ngành liên quan, các đoàn thể quần chúng và tổ chức xã hội, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện quy định ghi ở điều 1.

Quyết định này thay cho Quyết định số 910 ngày 2 tháng 8 năm 1988 của UBND tỉnh Nghệ Tĩnh và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND Dân số - Kế hoạch hoá gia đình tỉnh, Thủ trưởng các Ban, ngành, các đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thi hành Quyết định này./.

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ - KHHGĐ TỈNH HÀ TĨNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1196 QĐ/UB ngày 6 tháng 10 năm 1993)

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 

Điều 1: Thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ là nhiệm vụ của mọi thành viên trong toàn xã hội. Các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo để thực hiện tốt các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ sinh theo kế hoạch hàng năm của Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra.

Điều 2: Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các phường, xã, thị trấn bằng các hình thức giáo dục, động viên thích hợp để các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh để tự nguyện đăng ký và cam kết thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình.

Kế hoạch hoá gia đình cho mỗi cặp vợ chồng được quy định như sau:

a/ Mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 đến 2 con, sinh cách nhau 5 năm đối với phụ nữ dưới 30 tuổi và 3 năm đối với phụ nữ trên 30 tuổi.

b/ Tuổi sinh con đầu lòng nên: nữ từ 22, nam từ 24 trở lên.

c/ Trường hợp sinh con thứ nhất mà sinh đôi, sinh ba thì không được sinh nữa; Trường hợp đã có một con, sinh lần 2 mà sinh đôi, sinh ba thì không được coi là quá quy định.

d/ Người đã có 2 con, nhưng cả 2 đều bị tàn tật, thì có thể sinh con thứ 3 nếu có nhu cầu.

đ/ Những cặp vợ chồng tái hôn, nếu cả 2 người hoặc 1 trong 2 người đã có con riêng, nay muốn có con chung thì chỉ được sinh 1 con.

(Riêng đồng bào dân tộc Chứt ở Hương Khê sẽ có quy định riêng).

 

CHƯƠNG II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3: Những biện pháp đẩy mạnh công tác Dân số - KHHGĐ:

a/ Tăng cường công tác truyền thông dân số nhằm tuyên truyền, giáo dục sâu rộng bằng nhiều hình thức để mọi người hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của công tác Dân số - KHHGĐ, từ đó hiểu lợi ích và trách nhiệm của mình và tự nguyện thực hiện. Công tác tuyên truyền, vận động cần đặc biệt chú trọng vùng nông thôn, vùng miền núi xa và các vùng khó khăn.

Trong các trường học cần thực hiện tốt việc giáo dục.

b/ Củng cố hệ thống tổ chức làm công tác Dân số - KHHGĐ ở các cấp theo Nghị định 42/CP ngày 21 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ, đủ sức làm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc ra các Quyết định, giao chỉ tiêu kế hoạch, công bố kết quả thực hiện các chỉ tiêu hàng năm, giáo dục kiến thức Dân số - KHHGĐ cho mọi người dân, xây dựng và nhân điển hình; quản lý có hiệu quả mọi nguồn kinh phí, phương tiện dành cho công tác dân số; Tổng kết rút kinh nghiệm, triển khai rộng rãi trong toàn tỉnh và bảo đảm thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch giảm tỷ lệ tăng dân số hàng năm.

c/ Ngành y tế phải có đủ phương tiện, dụng cụ, thuốc men và cán bộ chuyên môn để đáp ứng kịp thời khám chữa bệnh phụ khoa, dịch vụ kỹ thuật và phòng tránh thai; đưa các dịch vụ kỹ thuật đến tận các phường, xã, thị trấn tạo thuận lợi cho các đối tượng và đảm bảo an toàn, có hiệu quả về các biện pháp áp dụng.

Điều 4: Chế độ và quyền lợi với những người áp dụng các biện pháp tránh thai.

Tất cả mọi người sống trên địa bàn Hà Tĩnh được hưởng các chế độ sau đây:

a/ Đặt vòng tránh thai: Người thực hiện đặt vòng tránh thai được hưởng các chế độ thuốc men theo quy định của của Bộ Y tế và được nghỉ theo chế độ bảo hiểm hiện hành.

Những trường hợp sau đây, các tổ chức dịch vụ thực hiện lấy vòng ra với điều kiện thuận lợi nhất.

Người đã đặt vòng nhưng không phù hợp.

Vòng hết tác dụng.

Có nhu cầu lấy vòng để sinh con thứ 2.

b/ Thực hiện định sản: Người thực hiện các biện pháp định sản, cả nam và nữ đều được hưởng các lợi ích vật chất theo quy định cụ thể hàng năm. Riêng năm 1993 được hưởmg 120.000đ/người (cho người có 2 con) và 100.000 đ/người (cho người có từ 3 con trở lên).

Người vận động định sản đối với các đối tượng có 2 con trở xuống được hưởng 30.000đ; đối với đối tượng có từ 3 con trở lên hưởng 20.000 đ.

Kíp kỹ thuật định sản được hưởng 1000 đ/ca. Người thực hiện định sản được miễn toàn bộ ngày công lao động nghĩa vụ trong năm đó.

c/ Nạo thai và hút thai điều hoà kinh nguyệt:

Người nạo thai và hút thai điều hoà kinh nguyệt do vỡ kế hoạch được cấp thuốc men theo quy định của Bộ Y tế và được nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội.

d/ Các biện pháp tránh thai khác như: Bao cao su, thuốc tránh thai, tiêm tránh thai, v.v.... đều được các cơ sở y tế hướng dẫn và cung cấp dụng cụ phương tiện.

Điều 5: Những biện pháp đối với đối tượng vi phạm chính sách Dân số - KHHGĐ:

a/ Các cặp vợ chồng đẻ dày trái với điều 2 của Quy định này sẽ bị xử phạt như sau:

Cán bộ công nhân viên chức Nhà nước: không xét lao động tiên tiến, không được hưởng phúc lợi của cơ quan, xí nghiệp trong năm đó, không được nâng lương trong 3 năm khi đã đến hạn nâng lương.

Những đối tượng thuộc các thành phần kinh tế khác: mức phạt do HĐND địa phương quy định. Mức phạt không dưới 100.000 đ/một lần vi phạm.

b/ Trưởng hợp đẻ con thứ 3 trở lên:

Cán bộ giữ chức lãnh đạo của Ban, ngành, các cấp, các cơ quan và đoàn thể buộc phải thôi giữ chức vụ lãnh đạo (sẽ có quy định các chức danh cụ thể).

Cán bộ công nhân viên Nhà nước: buộc thôi việc (được trợ cấp theo chế độ hiện hành).

Các đối tượng thuộc thành phần kinh tế khác: mức phạt do HĐND địa phương quy định, những mức phạt không quá 400 kg thóc (đối với các thành phần kinh tế đô thị) và 200 kg thóc (đối với nông dân).

c/ Các cặp vợ chồng tái giá làm trái với điều 2 quy định này, thực hiện mức phạt như điểm b điều 5 của quy định này.

d/ Ngoài mức phạt trên đây đề nghị các tổ chức Đảng, Đoàn thể quần chúng cần tổ chức kiểm điểm và quy định các hình thức xử lý thích hợp.

e/ Các cán bộ y tế làm dịch vụ KHHGĐ nếu để xẩy ra tai biến do thiếu tinh thần trách nhiệm, thì bị kỷ luật theo quy định của ngành chuyên môn.

Không đăng ký hộ khẩu thường trú cho những người có từ 3 con trở lên vào các thị xã, thị trấn (trường hợp cần thiết phải được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định).

Kể từ ngày ký quyết định ban hành quy chế này không cơ cấu người mới sinh con thứ 3 trở lên vào các cấp uỷ, lãnh đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể cơ quan và các tổ chức chính trị - xã hội khác.

h/ Thủ trưởng quản lý các đối tượng vi phạm quy định này phải chịu trách nhiệm về các trường hợp vi phạm. Đơn vị có các đối tượng trên không được công nhận các danh hiệu thi đua và phải nộp phạt tương đương 100.000 đồng/1 trường hợp.

i/ Các huyện, thị xã có số người vi phạm quy định (số người đẻ con thứ 3 trở lên) lớn hơn chỉ tiêu kế hoạch phải đóng số tiền 1 triệu đồng.

Các khoản tiền phạt ở điểm h và i do Uỷ ban Dân số - KHHGĐ huyện, thị xã thu nộp vào ngân sách để bổ sung hỗ trợ công tác Dân số - KHHGD.

Giao cho Sở Tài chính - Vật giá và Uỷ ban Dân số - KHHGĐ hướng dẫn thực hiện theo chế độ tài chính hiện hành.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo sai sự thật hoặc thực hiện không kịp thời các chính sách Dân số - KHHGĐ thì thủ trưởng phải chịu kỷ luật từ cảnh cáo đến cách chức.

Điều 6: Các quy định khác có liên quan không quy định trong văn bản này, thực hiện theo Luật hôn nhân và gia đình và Bộ luật Hình sự./.


Nguồn: vbpl.vn/hatinh/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=5162&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận