Văn bản pháp luật: Quyết định 120/1999/QĐ-BTC

Nguyễn Sinh Hùng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 120/1999/QĐ-BTC
Quyết định
Hết hiệu lực toàn bộ
12/10/1999
27/09/1999

Tóm tắt nội dung

Về việc ban hành và công bố 4 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Bộ trưởng
1.999
Bộ Tài chính

Toàn văn

bộ tài chính

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Về việc ban hành và công bố 4 chuẩn mực kiểm toán ViệtNam

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

 Căncứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về Nhiệm vụ, quyền hạn vàtrách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

 Căn cứ Nghị định số 178/CPngày 28/10/1994 của Chính phủ về Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tàichính;

 Căn cứ Nghị định số 07/CPngày 29/1/1994 của Chính phủ ban hành Quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinhtế quốc dân;

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tài chính, nângcao chất lượng của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân; Kiểm tra, kiểmsoát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập, lành mạnh hoá thông tin tài chínhtrong nền kinh tế quốc dân;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, Chánh Văn phòng BộTài chính,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 Điều1: Ban hành bốn (04) chuẩn mực kiểm toán Việt Nam có số hiệu và tên gọi sauđây:

1.Chuẩn mực số 200: Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối

kiểmtoán báo cáo tài chính;

2.Chuẩn mực số 210: Hợp đồng kiểm toán;

3.Chuẩn mực số 230: Hồ sơ kiểm toán;

4.Chuẩn mực số 700: Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.

Điều 2:Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định này áp dụng đốivới hoạt động kiểm toán độc lập các báo cáo tài chính. Dịch vụ kiểm toán độclập các thông tin tài chính khác và dịch vụ liên quan của Công ty kiểm toán đượcáp dụng theo quy định cụ thể của từng chuẩn mực.

Điều 3:Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4:Các Công ty kiểm toán và kiểm toán viên hoạt động hợp pháp tại Việt Nam cótrách nhiệm triển khai thực hiện chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trong hoạt độngcủa mỗi Công ty.

Vụtrưởng Vụ Chế độ kế toán, Chánh văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị liên quanthuộc và trực thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và thi hànhQuyết định này./.

HỆ THỐNG

CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM

Chuẩn mực số 200

"Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toánbáo cáo tài chính "

Ban hành theo Quyết định số 120/1999/QĐ-BTC

ngày 27 tháng 9 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

 

QUI ĐỊNH CHUNG

01.Mục đích của chuẩn mực này là qui định và hướng dẫn áp dụng các mục tiêu vànguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính.

02.Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải luôn nắm vững mục tiêu kiểm toán là đưara ý kiến về sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính trên cơ sở cácnguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính.

03.Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính và được vận dụng cho kiểmtoán thông tin tài chính khác và các dịch vụ liên quan của công ty kiểm toán.

Kiểmtoán viên và công ty kiểm toán phải tuân thủ những qui định của chuẩn mực nàytrong quá trình thực hiện kiểm toán và cung cấp dịch vụ liên quan khác.

Đơnvị được kiểm toán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải cónhững hiểu biết cần thiết về mục tiêu và nguyên tắc cơ bản qui định trong chuẩnmực này trong quá trình phối hợp công việc với công ty kiểm toán và kiểm toánviên cũng như khi xử lý các quan hệ liên quan đến các thông tin đã được kiểmtoán.

Cácthuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

04.Báo cáo tài chính: Là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độkế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tàichính chủ yếu của đơn vị.

05.Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thôngtin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính.

Thôngtin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hay thiếu chínhxác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng báo cáotài chính. Mức độ trọng yếu tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của thông tin hay củasai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phảixem xét cả trên tiêu chuẩn định lượng và định tính.

06.Đảm bảo: Là sự hài lòng của kiểm toán viên về độ tin cậy của các kếtluận hoặc bằng chứng kiểm toán thu thập được, hoặc do đơn vị đưa ra cho ngườisử dụng.

Đểcó được sự đảm bảo này, kiểm toán viên cần đánh giá các bằng chứng thu thập đượckhi thực hiện kiểm toán và hình thành kết luận. Mức độ hài lòng có được dẫn đếnmức độ đảm bảo tuỳ thuộc vào việc thực hiện và kết quả thực hiện các thủ tụckiểm toán.

07.Đảm bảo hợp lý: Là trong một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên đưa ra mộtmức độ đảm bảo cao nhưng không phải là tuyệt đối. Có nghĩa là báo cáo tài chínhđã được kiểm toán không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu so với ý kiến củakiểm toán viên trong báo cáo kiểm toán.

08.Trung thực: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sựthật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

09.Hợp lý: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực,cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừanhận.

10.Hợp pháp: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng phápluật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận).

NỘI DUNG CHUẨN MỰC

Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính

11.      Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tàichính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhậnrằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiệnhành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánhtrung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?

Mụctiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõnhững tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tàichính của đơn vị.

12.ý kiến của kiểm toán viên làm tăng thêm sự tin cậy của báo cáo tài chính, nhưngngười sử dụng báo cáo tài chính không thể cho rằng ý kiến của kiểm toán viên làsự đảm bảo về khả năng tồn tại của doanh nghiệp trong tương lai cũng như hiệuquả và hiệu lực điều hành của bộ máy quản lý.

Nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính

13.       Các nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toánbáo cáo tài chính, gồm:

Tuân thủ pháp luật củaNhà nước;

Tuân thủ nguyên tắcđạo đức nghề nghiệp;

Tuân thủ chuẩn mựckiểm toán;

Kiểm toán viên phải cóthái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp.

14.       Kiểm toán viên phải luôn luôn coi trọngvà chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước trong quá trình hành nghề kiểm toán.

15.       Kiểm toán viên phải tuân thủ các nguyêntắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, như sau:

a.      Độclập;

b.     Chínhtrực;

c.      Kháchquan;

d.     Nănglực chuyên môn và tính thận trọng;

e.      Tínhbí mật;

f.       Tưcách nghề nghiệp;

g.     Tuânthủ chuẩn mực chuyên môn.

16.       Độc lập: Độc lập là nguyên tắchành nghề cơ bản của kiểm toán viên.

Trongquá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thực sự không bị chi phối hoặc tácđộng bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trungthực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình.

Kiểmtoán viên không được nhận làm kiểm toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinhtế hoặc quyền lợi kinh tế như góp vốn cổ phần, cho vay hoặc vay vốn từ kháchhàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký kết hợp đồng giacông, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hoá,...

Kiểmtoán viên không được nhận làm kiểm toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệhọ hàng thân thuộc (như bố, mẹ, vợ, chồng, con cái, anh chị em ruột) vớinhững người trong bộ máy quản lý (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các trưởng,phó phòng và những người tương đương) trong đơn vị được kiểm toán.

Kiểmtoán viên không được vừa làm dịch vụ kế toán (như trực tiếp ghi chép, giữ sổkế toán và lập báo cáo tài chính) vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng mộtkhách hàng.

Trongquá trình kiểm toán, nếu có sự hạn chế về tính độc lập thì kiểm toán viên phảitìm cách loại bỏ sự hạn chế này. Nếu không loại bỏ được thì kiểm toán viên phảinêu rõ điều này trong báo cáo kiểm toán.

17.       Chính trực: Kiểm toán viên phải thẳngthắn, trung thực và có chính kiến rõ ràng.

18.      Khách quan: Kiểm toán viênphải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị.

19.       Năng lực chuyên môn và tính thậntrọng: Kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểm toán với đầy đủ nănglực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất và tinh thần làm việcchuyên cần. Kiểm toán viên có nhiệm vụ duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thứctrong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các tiến bộ kỹ thuật đểđáp ứng yêu cầu công việc. 

20.Tính bí mật : Kiểm toán viên phải bảo mật các thông tin có được trong quátrình kiểm toán, không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi chưa được phépcủa người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu củapháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình.

21.      Tư cách nghề nghiệp: Kiểmtoán viên phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra nhữnghành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp.

22.      Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn:Kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểm toán theo những kỹ thuật và chuẩnmực chuyên môn đã qui định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc chuẩn mựckiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp nhận) và các quy định pháp luật hiện hành.

23.      Kiểm toán viên phải tuân thủchuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt Namchấp nhận. Các chuẩn mực kiểm toán này qui định các nguyên tắc, thủ tục cơbản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quanđến kiểm toán báo cáo tài chính.

24.      Kiểm toán viên phải có thái độ hoàinghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán vàphải luôn ý thức rằng có thể tồn tại những tình huống dẫn đến những sai sóttrọng yếu trong các báo cáo tài chính. Ví dụ: Khi nhận được bản giải trình củaGiám đốc đơn vị, kiểm toán viên không được thừa nhận ngay các giải trình đó đãlà đúng, mà phải tìm được những bằng chứng cần thiết chứng minh cho giải trìnhđó.

Phạm vi kiểm toán

25."Phạm vi kiểm toán" là những công việc và thủ tục kiểm toán cần thiếtmà kiểm toán viên phải xác định và thực hiện trong quá trình kiểm toán để đạt đượcmục tiêu kiểm toán. Thủ tục kiểm toán phải được xác định trên cơ sở chuẩnmực kiểm toán Việt Nam (hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận), phùhợp yêu cầu của tổ chức nghề nghiệp, phù hợp qui định của pháp luật và các thoảthuận trong hợp đồng kiểm toán.

Đảm bảo hợp lý

26.      Kiểm toán viên thực hiện kiểm toántheo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấpnhận) để có được một sự đảm bảo hợp lý rằng báo cáo tài chính nếu có sai sóttrọng yếu thì đã được kiểm toán viên phát hiện và trình bày trong báo cáo kiểmtoán. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, nói chung không còn (hoặc không có)sai sót trọng yếu. "Đảm bảo hợp lý" là khái niệm liên quan đến việcthu thập bằng chứng kiểm toán cần thiết giúp kiểm toán viên và công ty kiểmtoán kết luận rằng không còn sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính. Kháiniệm "đảm bảo hợp lý" liên quan đến toàn bộ quá trình kiểm toán.

27.      Khả năng phát hiện ra sai sót trọngyếu của kiểm toán viên bị giới hạn do những hạn chế tiềm tàng sau đây:

.Sử dụng phương pháp kiểm tra chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm;

.Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát

nộibộ (Ví dụ: Khả năng xảy ra thông đồng, lập chứng từ giả, ...);

.Phần lớn các bằng chứng kiểm toán thường có tính xét đoán và thuyết phục nhiềuhơn sự đảm bảo chắc chắn và khẳng định.

28.      Để đưa ra ý kiến kiểm toán, kiểmtoán viên chủ yếu phải dựa vào sự đánh giá, xét đoán riêng của mình, đặc biệtliên quan đến việc:

.Thu thập bằng chứng kiểm toán;

.Rút ra kết luận dựa trên các bằng chứng kiểm toán thu thập được, (Ví dụ: Đánhgiá tính hợp lý của các ước tính kế toán như khấu hao TSCĐ, lập dự phòng,...).

Trách nhiệm đối với báo cáo tài chính

29.      Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơnvị được kiểm toán chịu trách nhiệm lập, trình bày trung thực, hợp lý báo cáotài chính theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấpthuận) và các quy định có liên quan.

Kiểmtoán viên và công ty kiểm toán chịu trách nhiệm kiểm tra, chuẩn bị và trình bàyý kiến của mình về báo cáo tài chính.

Việckiểm toán báo cáo tài chính không làm giảm nhẹ trách nhiệm của Giám đốc (hoặcngười đứng đầu) đơn vị được kiểm toán đối với báo cáo tài chính./. 

HỆ THỐNG

CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM

-----------------------------------------

Chuẩn mực số 210

"Hợp đồng kiểm toán"

Ban hành theo Quyết định số 120/1999/QĐ-BTC

ngày 27 tháng 9 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

QUI ĐỊNH CHUNG

01.      Mục đích của chuẩn mực này là quiđịnh các nguyên tắc và nội dung cơ bản của các thoả thuận giữa công ty kiểmtoán với khách hàng về các điều khoản và điều kiện :

a)Của hợp đồng kiểm toán;

b)Về trách nhiệm của công ty kiểm toán và khách hàng khi thực hiện hoặc thay đổicác điều khoản của hợp đồng kiểm toán.

Chuẩnmực này cũng hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và nội dung cơ bản củahợp đồng kiểm toán.

            Việc ký kết và thực hiện hợp đồngkiểm toán phải phù hợp với quy định của Pháp luật về Hợp đồng kinh tế và Chuẩnmực kiểm toán này.

02.Công ty kiểm toán và khách hàng phải cùng nhau thống nhất về các điều khoảnvà điều kiện của hợp đồng kiểm toán. Các điều khoản và điều kiện đã thoảthuận phải được ghi trong hợp đồng kiểm toán hoặc các hình thức văn bản cam kếtphù hợp khác.

03.      Chuẩn mực này áp dụng cho việc lậpvà thực hiện hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính và được vận dụng cho việc lậpvà thực hiện hợp đồng kiểm toán thông tin tài chính khác và các dịch vụ liênquan của công ty kiểm toán.

Trườnghợp công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ liên quan khác, như tư vấn thuế, tư vấntài chính, kế toán, ... thì việc ký kết hợp đồng tư vấn riêng là cần thiết.

Kiểmtoán viên, công ty kiểm toán và khách hàng phải thực hiện các qui định củachuẩn mực này trong việc thoả thuận và thực hiện hợp đồng kiểm toán.

Cácthuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

04.       Hợp đồng kiểm toán: Là sự thoả thuậnbằng văn bản giữa các bên tham gia ký kết (công ty kiểm toán, khách hàng) vềcác điều khoản và điều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và công ty kiểmtoán, trong đó xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm củamỗi bên, hình thức báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện và các điều khoản vềphí, về xử lý khi tranh chấp hợp đồng.

Hợpđồng kiểm toán phải được lập và ký chính thức trước khi tiến hành công việckiểm toán nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng và của công ty kiểm toán.

Nội dung chuẩn mực

05.      Công ty kiểm toán và khách hàng khiký kết hợp đồng kiểm toán, hợp đồng dịch vụ hoặc ký văn bản cam kết khác thaycho hợp đồng phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồngkinh tế.

06.      Hợp đồng kiểm toán phải có đầy đủcác điều khoản chung của hợp đồng kinh tế theo qui định hiện hành, có thể thayđổi phù hợp với sự thoả thuận của các bên, nhưng phải bao gồm các yếu tố chủyếu sau đây:

-Số hiệu văn bản; ngày, tháng, năm ký hợp đồng;

-Tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên;

-Nội dung dịch vụ;

-Chất lượng hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc;

-Điều kiện nghiệm thu, giao nhận;

-Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng;

-Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

-Giá cả và phương thức thanh toán;

-Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng;

-Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng;

-Số lượng bản hợp đồng chính thức và nơi quản lý.

-Họ tên, chức vụ, chữ ký người đại diện (hoặc người được uỷ quyền)

đóngdấu của các bên tham gia ký hợp đồng;

-Các thoả thuận khác.

Ngoàinhững yếu tố chủ yếu nói trên, hợp đồng kiểm toán còn có những nội dung sau:

-Mục đích, phạm vi và nội dung kiểm toán hoặc dịch vụ khác;

-Trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán trong việc lập và trình bày báo cáo tàichính;

-Trách nhiệm của khách hàng trong việc cung cấp chứng từ, tài liệu kế         toán và những thông tin khác liên quanđến công việc kiểm toán;

-Phạm vi kiểm toán phải phù hợp và tuân thủ pháp luật và các chính             sách, chế độ hiện hành;

-Hình thức báo cáo kiểm toán hoặc hình thức khác thể hiện kết quả kiểm     toán;

-Có điểm nói rõ là trên thực tế có những rủi ro khó tránh khỏi do bản chất vànhững hạn chế vốn có của kiểm toán cũng như của hệ thống kế toán và hệ thốngkiểm soát nội bộ, do ngoài khả năng của kiểm toán viên trong việc phát hiện ranhững sai sót; (Ví dụ: Có những tài liệu giải trình sai vẫn không phát hiệnra).

07.      Công ty kiểm toán có thể bổ sungthêm các nội dung sau vào hợp đồng kiểm toán:

-Những điều khoản liên quan đến việc lập kế hoạch kiểm toán;

-Trách nhiệm của khách hàng trong việc cung cấp bằng văn bản sự đảm

bảovề những thông tin đã cung cấp liên quan đến kiểm toán;

-Mô tả hình thức các loại thư, báo cáo khác mà công ty kiểm toán có thể

gửicho khách hàng (như thư quản lý, bản giải trình của Giám đốc, thư

xácnhận của người thứ 3 ...);

-Cơ sở tính phí kiểm toán, loại tiền dùng để thanh toán, tỷ giá (nếu có).

08.      Trong trường hợp cần thiết, các bêntham gia hợp đồng có thể thoả thuận

đểbổ sung vào hợp đồng kiểm toán các nội dung sau:

-Các điều khoản liên quan đến việc tham gia của các kiểm toán viên và

chuyêngia khác vào một số công việc trong quá trình kiểm toán;

-Các điều khoản liên quan đến việc tham gia của các kiểm toán viên nội

bộvà nhân viên khác của khách hàng;

-Đối với trường hợp kiểm toán lần đầu, những thủ tục cần thực hiện với

kiểmtoán viên và công ty kiểm toán đã kiểm toán năm trước (nếu có);

-Tranh chấp và điều kiện xử lý tranh chấp hợp đồng;

-Giới hạn trách nhiệm tài chính của công ty kiểm toán và kiểm toán viên

khixảy ra rủi ro kiểm toán;

-Tham chiếu các thoả thuận khác giữa công ty kiểm toán với khách

hàng.

09.      Hợp đồng kiểm toán phải được Giámđốc (hoặc người đứng đầu, hoặc người được uỷ quyền theo qui định của pháp luật)công ty kiểm toán và khách hàng ký tên, đóng dấu theo qui định hiện hành.

           

Trườnghợp hai hoặc nhiều công ty kiểm toán cùng thực hiện chung một cuộc kiểm toánthì hợp đồng kiểm toán phải ghi đủ các thông tin liên quan đến các bên và phảicó đủ chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của các bên tham gia hợp đồng.

Ngônngữ sử dụng trong hợp đồng kiểm toán là Tiếng Việt Nam, hoặc Tiếng Việt Nam vàmột thứ tiếng nước ngoài khác theo thoả thuận của các bên.

Hợpđồng kiểm toán phải lưu ít nhất một bản chính thức kèm theo phụ lục hợp đồng(nếu có) ở mỗi bên tham gia ký hợp đồng.

10.      Khi hoàn thành công việc theo thoảthuận trong hợp đồng kiểm toán, các bên ký hợp đồng phải làm thủ tục thanh lý hợpđồng và lập "Biên bản thanh lý hợp đồng kiểm toán" theo quiđịnh hiện hành, gồm các điểm chủ yếu sau:

-Số hiệu và ngày tháng lập biên bản thanh lý hợp đồng;

-Người đại diện các bên hợp đồng thực hiện việc thanh lý;

-Nội dung, chất lượng công việc đã hoàn thành và đã bàn giao;

-Tình hình và trách nhiệm thanh toán phí dịch vụ;

-Họ tên, chức vụ, chữ ký người đại diện, đóng dấu của các bên tham gia

hợpđồng;

-Biên bản thanh lý hợp đồng được lưu ở các bên tham gia ký kết hợp   đồng kiểm toán.

Kiểm toán đơn vị cấp dưới

11.       Trường hợp công ty kiểm toán thực hiệnkiểm toán đơn vị cấp trên (Tổng công ty, công ty, ...) đồng thời thực hiện kiểmtoán đơn vị cấp dưới (Công ty, chi nhánh trực thuộc, phụ thuộc, ...) thì phảixem xét các yếu tố sau để quyết định việc lập và ký hợp đồng kiểm toán riêngcho đơn vị cấp dưới:

.Người chịu trách nhiệm chọn công ty kiểm toán cho đơn vị cấp dưới;

.Yêu cầu cần có báo cáo kiểm toán riêng cho đơn vị cấp dưới;

.Những yêu cầu pháp lý;

.Phạm vi kiểm toán do công ty kiểm toán khác thực hiện;

.Mức độ kiểm soát hoặc phân cấp quản lý của đơn vị cấp trên đối với

đơnvị cấp dưới;

.Mức độ độc lập của Giám đốc đơn vị cấp dưới.

12.      Trường hợp hợp đồng kiểm toán đã đượcký giữa đơn vị cấp trên với công ty kiểm toán ở Việt Nam thì công ty kiểm toánvà khách hàng là đơn vị cấp dưới không phải ký hợp đồng kiểm toán; Công ty kiểmtoán và đơn vị cấp dưới phải tuân thủ theo hợp đồng kiểm toán đã ký giữa đơn vịcấp trên với công ty kiểm toán.

Trườnghợp đơn vị cấp dưới có những thoả thuận riêng về phạm vi, đối tượng kiểm toán,thời gian thực hiện, mức phí, yêu cầu lập báo cáo kiểm toán riêng hoặc yêu cầuriêng biệt khác thì công ty kiểm toán và đơn vị cấp dưới có thể thoả thuận đểký hợp đồng riêng hoặc một bản phụ lục bổ sung kèm theo hợp đồng do cấp trên đãký.

Hợp đồng kiểm toán nhiều năm

13.      Công ty kiểm toán và khách hàng đượcphép ký hợp đồng kiểm toán cho nhiều năm tài chính. Trường hợp hợp đồng kiểmtoán đã được ký cho nhiều năm, trong mỗi năm công ty kiểm toán và khách hàngphải cân nhắc xem nếu có những điểm cần phải thay đổi, bổ sung thì phảithoả thuận bằng văn bản về những điều khoản và điều kiện thay đổi của hợp đồngcho năm kiểm toán hiện hành. Văn bản này được coi là phụ lục của hợp đồng kiểmtoán đã ký trước đó.

14.Hợp đồng kiểm toán được lập lại cho năm kiểm toán hiện hành khi phát sinh cáctrường hợp sau:

.Khách hàng yêu cầu thay đổi mục đích và phạm vi kiểm toán;

.Một số điều khoản quan trọng của hợp đồng kiểm toán phải sửa      đổi;

.Có những thay đổi lớn trong tổ chức bộ máy quản lý của khách hàng,

trongHội đồng quản trị hay trong tỷ lệ góp vốn của khách hàng;

.Có những thay đổi cơ bản về bản chất và qui mô hoạt động kinh doanh       của khách hàng;

.Những yêu cầu pháp lý.

Chấp nhận sửa đổi hợp đồng

15.      Trong quá trình thực hiện kiểmtoán theo hợp đồng, trường hợp khách hàng có yêu cầu sửa đổi một số điều khoảncủa hợp đồng làm cho mức độ đảm bảo của kiểm toán giảm đi thì công ty kiểm toánphải xem xét có chấp nhận yêu cầu này của khách hàng hay không.

16.Khi khách hàng yêu cầu công ty kiểm toán sửa đổi hợp đồng vì các lý do như cósự hiểu nhầm về tính chất của kiểm toán hay dịch vụ liên quan khác đã nêu tronghợp đồng ban đầu, hoặc yêu cầu giới hạn về phạm vi kiểm toán ..., thì công tykiểm toán phải xem xét kỹ lưỡng lý do của những yêu cầu này, đặc biệt là nhữnghậu quả do giới hạn phạm vi kiểm toán.

17.      Lý do sửa đổi hợp đồng được coi làhợp lý nếu có những biến động lớn trong kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến nhucầu của khách hàng hoặc có những hiểu lầm về tính chất của dịch vụ. Ngược lại,nếu những biến động này dựa trên những thông tin không chính xác, không đầy đủhoặc không hợp lý thì các lý do khách hàng yêu cầu sửa đổi hợp đồng là không đượcchấp nhận.

18.Trước khi chấp nhận sửa đổi hợp đồng kiểm toán, ngoài những vấn đề nêu trên,công ty kiểm toán phải tính đến những hậu quả của sự sửa đổi hợp đồng về mặtpháp lý hoặc các nghĩa vụ khác.

19.Nếu công ty kiểm toán coi sự sửa đổi hợp đồng là hợp lý và nếu những công việckiểm toán đã hoàn thành vẫn tuân thủ chuẩn mực kiểm toán áp dụng cho hợp đồngsửa đổi này, thì báo cáo kiểm toán được lập sẽ tuân theo những điều khoản đãsửa đổi của hợp đồng. Để tránh hiểu lầm cho người sử dụng, báo cáo kiểm toánkhông đề cập đến:

a.      Hợpđồng ban đầu, hoặc:

b.     Bấtcứ thủ tục nào đã thực hiện theo hợp đồng ban đầu, trừ khi hợp đồng sửa đổi cóqui định phải tuân thủ một số điều khoản đã có trong hợp đồng ban đầu.

20.Mọi trường hợp có sửa đổi các điều khoản của hợp đồng, công ty kiểm toán vàkhách hàng đều phải thống nhất bằng văn bản về những điều khoản mới.

21.      Công ty kiểm toán sẽ không chấpnhận thay đổi hợp đồng nếu không có đủ lý do chính đáng. Ví dụ: Trong quátrình thực hiện hợp đồng kiểm toán, kiểm toán viên không thể thu thập được đầyđủ bằng chứng kiểm toán liên quan đến khoản nợ phải thu, trong khi khách hàngyêu cầu sửa đổi hợp đồng để tránh đưa ra ý kiến kiểm toán chấp nhận từng phầnhoặc từ chối đưa ra ý kiến.

22.      Nếu công ty kiểm toán không thểchấp nhận sửa đổi hợp đồng và không được phép tiếp tục thực hiện hợp đồng banđầu, thì công ty kiểm toán phải đình chỉ ngay công việc kiểm toán và phải thôngbáo cho các bên theo qui định của hợp đồng và các qui định có liên quan, như ngườiđại diện ký hợp đồng, Hội đồng quản trị hoặc các cổ đông về những lý do dẫn đếnviệc chấm dứt hợp đồng kiểm toán.

23.Nếu một trong các bên hoặc tất cả các bên tham gia ký kết hợp đồng kiểm toányêu cầu chấm dứt hợp đồng thì các bên phải cùng nhau thoả thuận cách xử lý vềchấm dứt hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật. Biên bản chấm dứt hợp đồngkiểm toán phải được lưu ở các bên tham gia ký hợp đồng kiểm toán.

24.Để đơn giản về mặt thủ tục, một số dịch vụ tư vấn không thường xuyên, thực hiệntrong một thời gian ngắn thì có thể không lập hợp đồng dịch vụ nhưng phải cóvăn bản cam kết giữa các bên về dịch vụ cung cấp (Ví dụ: Thư hẹn kiểm toán).

25.      Nếu khách hàng và công ty kiểm toánsử dụng văn bản cam kết khác thay cho hợp đồng kiểm toán thì văn bản cam kếtphải đảm bảo các điều khoản và điều kiện cơ bản của hợp đồng kiểm toán.

26.       Ví dụ Hợp đồng kiểm toán (Phụ lục số 01).

27.       Ví dụ Hợp đồng kiểm toán (Trường hợp 2công ty kiểm toán cùng thực hiện một cuộc kiểm toán - Phụ lục số 02).

28.      Ví dụ Thư hẹn kiểm toán (Trường hợpthay cho hợp đồng kiểm toán - Phụ lục số 03)./.

Phụ lục số 01

Ví dụ Hợp đồng kiểm toán

 

Công ty kiểm toán:........

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam

(Địa chỉ, điện thoại, fax)

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

--------------------------

Số: /HĐKT........., Ngày ........ tháng ........ năm .....

 

Hợp đồng kiểm toán

V/v: Kiểm toán Báo cáo tài chính năm .... của Công ty ...

 

Căncứ ... (Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế và Nghị định số ...... ngày..... của Chínhphủ, qui định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế);

Căncứ ... (Nghị định số 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ ban hành Quy chế kiểmtoán độc lập trong nền kinh tế quốc dân);

Thựchiện chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 về Hợp đồng kiểm toán;

Bên A: Công ty ......

(Dưới đây gọi tắt là Bên A)

 

 

Đại diện là Ông (Bà)

:

 

Chức vụ

:

 

Điện thoại

:

 

Fax

:

 

Địa chỉ

:

 

Tài khoản số

: tại ngân hàng ..............

 

 

Bên B: Công ty kiểm toán .......

(Dưới đây gọi tắt là Bên B)

 

 

Đại diện là Ông (Bà)

:

 

Chức vụ

:

 

Điện thoại

:

 

Fax

:

 

Địa chỉ

:

 

Tài khoản số

: tại ngân hàng .................

 

 

 

 

            Sau khi thoả thuận, hai bên nhất tríký hợp đồng này gồm các điều khoản sau:

Điều 1: Nội dung dịch vụ.

Bên B sẽ cung cấp choBên A dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính năm ... kết thúc ngày.../.../...(hoặc ...).

Điều 2: Luật định và chuẩn mực.

Dịch vụ kiểm toán đượctiến hành theo ... (quy chế kiểm toán độc lập), theo chuẩn mực kiểm toán ViệtNam (hoặc Chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp nhận). Các chuẩn mựcnày đòi hỏi Bên B phải lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán để đạt được sự đảmbảo hợp lý rằng báo cáo tài chính không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu.Công việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra và thực hiện các thử nghiệm cơ bảncác bằng chứng cho những khoản mục và những thông tin trong báo cáo tài chính.Công việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá các chính sách kế toán được ápdụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Giám đốc cũng như đánh giá việctrình bày tổng thể báo cáo tài chính.

Do bản chất và nhữnghạn chế vốn có của kiểm toán cũng như của hệ thống kế toán và hệ thống kiểmsoát nội bộ, có những rủi ro khó tránh khỏi, ngoài khả năng của kiểm toán viênvà công ty kiểm toán trong việc phát hiện hết sai sót.

Điều 3: Trách nhiệm và quyền hạn củacác bên.

3.1/ Trách nhiệmcủa Bên A:

. Lưu giữ và quản lýchứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan đến Bên Amột cách an toàn, bí mật theo qui định của Nhà nước;

. Bảo đảm cung cấp kịpthời, đầy đủ cho Bên B các thông tin cần thiết có liên quan đến cuộc kiểm toánbao gồm chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan khác;

. Báo cáo tài chínhdùng để kiểm toán phải được Bên A ký và đóng dấu chính thức trước khi cung cấpcho Bên B. Việc lập báo cáo tài chính và công bố các thông tin khác là tráchnhiệm của đơn vị được kiểm toán. Trách nhiệm này đòi hỏi hệ thống kế toán và hệthống kiểm soát nội bộ phải thích đáng, sự lựa chọn và áp dụng các chính sáchkế toán và việc đảm bảo an toàn cho các tài sản của đơn vị;

. Bên B có thể yêu cầuBên A xác nhận bằng văn bản sự đảm bảo về các thông tin và tài liệu liên quanđến cuộc kiểm toán đã cung cấp cho Bên B;

. Cử nhân viên của BênA tham gia, phối hợp với Bên B và tạo điều kiện thuận lợi để Bên B có thể xemxét tất cả chứng từ, sổ kế toán và các thông tin khác cần thiết cho cuộc kiểmtoán.

3.2/ Trách nhiệmcủa Bên B:

. Bên B bảo đảm tuânthủ các chuẩn mực kiểm toán hiện hành (như Điều 2);

.Xây dựng và thông báocho Bên A nội dung, kế hoạch kiểm toán. Thực hiện kế hoạch kiểm toán theo đúngnguyên tắc độc lập, khách quan và bí mật;

. Cử kiểm toán viên vàchuyên gia có năng lực, kinh nghiệm thực hiện công việc kiểm toán (hoặc cử đúngdanh sách kiểm toán viên đã thoả thuận).

Điều 4: Báo cáo kiểm toán.

Sau khi hoàn thànhcuộc kiểm toán, Bên B sẽ cung cấp cho Bên A:

. Báo cáo kiểm toán;

. Thư quản lý (nếu có)sẽ đề cập đến những điểm thiếu sót cần khắc phục và ý kiến đề xuất của kiểmtoán viên nhằm cải tiến hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ;

. Báo cáo kiểm toán vàThư quản lý (nếu có) được lập gồm ..... bộ bằng Tiếng Việt, ..... bộ bằng Tiếng(Anh), trong đó bản tiếng Việt là bản gốc; Công ty .... giữ ..... bản TiếngViệt và ..... bản Tiếng (Anh), Công ty kiểm toán .... giữ ..... bản Tiếng Việtvà ...... bản Tiếng (Anh).

            ........

Điều 5: Phí dịch vụ và phương thứcthanh toán.

- Tổng số phí dịch vụlà : ........................ (Bằng chữ ..................................);

- Phương thức thanhtoán (theo thoả thuận).

Phí này sẽ được thanhtoán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, bằng tiền đồng Việt Nam hoặc đồng ngoạitệ theo tỷ giá ...

Nếu Bên A có yêu cầuBên B cung cấp dịch vụ tư vấn thuế, tư vấn tài chính, kế toán, ... thì nội dungcông việc và mức phí sẽ được thoả thuận sau, ngoài hợp đồng này (nếu chưa ghitại Điều 1 và Điều 5).

Điều 6: Cam kết thực hiện và thờigian hoàn thành.

Hai bên cam kết thựchiện tất cảc các điều khoản đã ghi trong Hợp đồng. Trong quá trình thực hiện,nếu phát sinh vướng mắc, hai bên phải kịp thời thông báo cho nhau và trao đổi,tìm giải pháp thích hợp. Mọi thông tin phải được thông báo trực tiếp cho mỗibên bằng văn bản theo địa chỉ đã ghi trên đây.

Thời gian hoàn thànhcuộc kiểm toán là .... ngày kể từ ngày ký hợp đồng.

Điều 7: Hiệu lực, ngôn ngữ và thờihạn hợp đồng.

Hợp đồng này được lậpthành ..... bản Tiếng Việt, ... bản Tiếng (Anh) trong đó bản Tiếng Việt là bảngốc và có hiệu lực từ ngày có đủ chữ ký và đóng dấu. Mỗi bên giữ ... bản TiếngViệt,... bản Tiếng (Anh).

Hợp đồng này có giátrị thực hiện cho đến khi thanh lý hợp đồng hoặc hai bên cùng nhất trí huỷ bỏhợp đồng.

Đại diện bên B

Đại diện bên A

Công ty kiểm toán .......

Công ty .......

Giám đốc

Giám đốc

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

Phụ lục số 02

Ví dụ Hợp đồng kiểm toán

(Trường hợp 2 công ty kiểm toán cùng thực hiện một cuộckiểm toán)

Công ty Kiểm toán A

 

Công ty Kiểm toán B

(Địa chỉ, điện thoại, fax)

 

(Địa chỉ, điện thoại, fax)

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------

Số: /HĐKT ........,Ngày ........ tháng ........ năm .....

HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN

V/v: Kiểm toán báo cáo tài chính năm ... của Công tyABC

 

Căn cứ ... (Pháp lệnhHợp đồng kinh tế và Nghị định số ...... ngày..... của Chính phủ, qui định chitiết việc thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế);

Căn cứ ... (Nghị địnhsố 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ ban hành Quy chế kiểm toán độc lập trongnền kinh tế quốc dân);

Thực hiện chuẩn mựckiểm toán Việt Nam số 210 về Hợp đồng kiểm toán;

Theo yêu cầu của Côngty ABC về việc bổ nhiệm Công ty kiểm toán A và Công ty kiểm toán B cùng tiếnhành kiểm toán báo cáo tài chính kết thúc ngày ... tháng ... năm .... của Côngty ABC.

 

Bên A: Công ty ABC

Dưới đây gọi tắt là Bên A

 

 

Đại diện là Ông (Bà)

:

 

Chức vụ

:

 

Điện thoại

:

 

Fax

:

 

Địa chỉ

:

 

Tài khoản số

: tại ngân hàng .................

 

 

Bên B, gồm:

Dưới đây gọi tắt là Bên B

Công ty kiểm toán A

 

 

Đại diện là Ông (Bà)

:

 

Chức vụ

:

 

Điện thoại

:

 

Fax

:

 

Địa chỉ

:

 

Tài khoản số

: tại ngân hàng ....................

 

 

Công ty kiểm toán B

 

 

 

 

 

Đại diện là Ông (Bà)

:

 

 

Chức vụ

:

 

Điện thoại

:

 

Fax

:

 

Địa chỉ

:

 

Tài khoản số

: tại ngân hàng ........................

            Sau khi thoả thuận, các bên nhất tríký hợp đồng này gồm các điều khoản sau:

Điều 1: Nội dung dịch vụ

Bên B sẽ cung cấp choBên A dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính năm .... kết thúc ngày.../.../...(hoặc ...).

 

Điều 2: Luật định và chuẩn mực: (nhưPhụ lục số 01)

(Ngoài các điều khoảnnhư Phụ lục số 01, các bên còn phải thoả thuận cụ thể một trong hai công tykiểm toán (A hoặc B) chịu trách nhiệm chính trong việc giao dịch với Bên A, vàtrách nhiệm pháp lý hiện hành).

Điều 3: Trách nhiệm và quyền hạn củacác bên: (nhưPhụ lục số 01)

Điều 4: Báo cáo kiểm toán

Sau khi hoàn thànhcuộc kiểm toán, Bên B sẽ cung cấp cho Bên A:

. Báo cáo kiểm toán;

. Thư quản lý (nếu có)sẽ đề cập đến những điểm thiếu sót cần khắc phục và ý kiến đề xuất của kiểmtoán viên nhằm cải tiến hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ;

. Báo cáo kiểm toán vàThư quản lý (nếu có) được lập gồm ..... bộ bằng Tiếng Việt, ..... bộ bằng Tiếng(Anh), trong đó bản Tiếng Việt là bản gốc; Công ty .... giữ .... bản Tiếng Việtvà .... bản Tiếng (Anh), Công ty Kiểm toán A và Công ty kiểm toán B mỗi Công tygiữ ..... bản tiếng Việt và ..... bản Tiếng (Anh).

.................

Điều 5: Phí dịch vụ và phương thứcthanh toán:

- Tổng số phí dịch vụlà : ........................ (Bằng chữ ...................................)

(Có thể cam kếttổng số phí cho cả 2 công ty kiểm toán hoặc cam kết mức phí riêng cho từng côngty kiểm toán).

- Phương thức thanhtoán (theo thoả thuận).

Phí này sẽ được thanhtoán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, bằng tiền đồng Việt Nam hoặc đồng ngoạitệ theo tỷ giá ...

Nếu Bên A có yêu cầuBên B cung cấp dịch vụ tư vấn thuế, hoặc tư vấn tài chính, kế toán, ... thì nộidung công việc và mức phí sẽ được thoả thuận sau, ngoài hợp đồng này (nếu chưaghi tại Điều 1 và Điều 5).

Điều 6: Cam kết thực hiện và thờigian hoàn thành: (như Phụ lục số 01).

Điều 7: Hiệu lực, ngôn ngữ và thờihạn hợp đồng (như Phụ lục số 01).

Đại diện bên B

Đại diện bên A

 

 

Công ty kiểm toán a

Công ty abc

Giám đốc

Giám đốc

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công ty kiểm toán B

 

Giám đốc

 

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 03

Ví dụ Thư hẹn kiểm toán

 

Công ty kiểm toán A

(Địa chỉ, điện thoại,fax)

........, Ngày ........ tháng ........ năm ..

Kính gửi:         Công ty ABC

            Số 12, Phố P. Hà Nội, Việt Nam

Người nhận:       Ông (Bà) ....

            Giám đốc

V/v:     Cung cấp dịch vụ chuyên ngành kế toán,kiểm toán

            cho Công ty ABC

 

Thưa Ông (Bà),

Công ty Kiểm toán A xin gửi tới Ông (Bà) lờichào trân trọng và lời cảm ơn về sự tín nhiệm của Ông (Bà) tới những dịch vụchuyên ngành của chúng tôi trong những năm qua.

Chúng tôi hân hạnh được gửi tới Ông (Bà) bức thưnày về dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính năm... kết thúc ngày .... tháng ....năm .... của Công ty ABC.

Công việc thực hiện

Kiểm toán báo cáo tài chính

. Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm toán báo cáo tàichính cho năm tài chính... kết thúc ngày..../.../..., tuân theo chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam (hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận) và các qui địnhhiện hành của Việt Nam.

. Công ty ABC có trách nhiệm lưu giữ chứng từ, sổkế toán, các tài liệu liên quan; có trách nhiệm lập, ký báo cáo tài chính vàcung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu theo yêu cầu của chúng tôi.

. Chúng tôi có trách nhiệm kiểm tra và trình bàyý kiến về báo cáo tài chính; lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán nhằm đưa ra sựđảm bảo hợp lý rằng các báo cáo tài chính không còn chứa đựng những sai sóttrọng yếu. Chúng tôi cũng đánh giá việc thực hiện chuẩn mực và chế độ kế toáncủa Công ty.

. Do bản chất và những hạn chế vốn có của kiểmtoán cũng như của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ có những rủi rokhó tránh khỏi, ngoài khả năng của kiểm toán viên và công ty kiểm toán trongviệc phát hiện hết sai sót.

. Kết thúc cuộc kiểm toán, chúng tôi sẽ cung cấpcho Ông (Bà) ... bản Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý (nếu có) bằng Tiếng Việtvà Tiếng (Anh) đề cập đến những điểm thiếu sót của hệ thống kế toán và hệ thốngkiểm soát nội bộ mà chúng tôi đã phát hiện ra.

. Chúng tôi chịu trách nhiệm của mình theo quiđịnh của pháp luật về kiểm toán độc lập báo cáo tài chính.

. Công việc được hoàn thành sau .... ngày, kể từngày bức thư này được Ông (Bà) chấp nhận chính thức.

(Có thể nêu các loại dịch vụkhác, các cam kết về trách nhiệm của Giám đốc Công ty ABC và trách nhiệm củaCông ty kiểm toán).

Phí dự tính

Chúng tôi xác định giá phí cho từng loại dịch vụkhác nhau dựa trên mức độ phức tạp và hiệu quả thực tế của công việc hoànthành. Ngoài ra chúng tôi sẽ tính thêm một số chi phí khác trên cơ sở chứng từphát sinh thực tế.

Chúng tôi dự tính mức phí kiểm toán cho năm tàichính kết thúc ngày .../..../.... là ..........VND (Bằng chữ.......................), và mức chi phí khác không vượt quá ....... VND.

Chúng tôi rất vui lòng được giải đáp những thắcmắc của Ông (Bà) nếu có.

Nếu Ông (Bà) chấp thuận Thư hẹn này của chúngtôi, xin vui lòng ký tên xác nhận dưới đây và gửi lại cho chúng tôi một (01)bản.

Chúng tôi hy vọng sớm nhận được sự xác nhận củaÔng (Bà).

Xin chân thành cảm ơn !

Kính thư

 

Đại diện Công ty Kiểm toán A

 

Giám đốc

 

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chúng tôi đã đọc và nhất trí với

 

các điều khoản nêu trên

 

Đại diện Công ty ABC

 

Giám đốc

 

(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

 

 

 

---@@@---

 

HỆ THỐNG

CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM

Chuẩn mực số 230

Hồ sơ kiểm toán

Ban hành theo Quyết định số 120/1999/QĐ-BTC

ngày 27 tháng 9 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

 

QUI ĐỊNH CHUNG

01.Mục đích của chuẩn mực này là qui định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướngdẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến việc lập,thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính.

02.Kiểm toán viên phải thu thập và lưu trong hồ sơ kiểm toán mọi tài liệu, thôngtin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán đủ để làm cơ sở cho việc hình thànhý kiến kiểm toán của mình và chứng minh rằng cuộc kiểm toán đã được thực hiệntheo đúng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế đượcchấp nhận).

03.Hồ sơ kiểm toán dùng để:

-Lưu trữ những bằng chứng thu được trong quá trình thực hiện kiểm

toán,và làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của kiểm toán viên;

-Trợ giúp cho việc lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán;

-Trợ giúp cho việc kiểm tra, soát xét và đánh giá chất lượng công việc

kiểmtoán;

-Trợ giúp cho việc xử lý các phát sinh sau cuộc kiểm toán.

04.Chuẩn mực này áp dụng cho việc lập hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính và đượcvận dụng cho việc lập hồ sơ kiểm toán thông tin tài chính khác và lập hồ sơ cácdịch vụ liên quan của công ty kiểm toán.

Kiểmtoán viên và công ty kiểm toán phải thực hiện những qui định của chuẩn mực nàytrong việc lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ hồ sơ kiểm toán.

            Căn cứ vào chuẩnmực này, công ty kiểm toán phải quy định cụ thể nội dung, quy trình lập và lưutrữ hồ sơ kiểm toán thuộc công ty.

Cácthuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

05.Hồ sơ kiểm toán: Là các tài liệu do kiểm toán viên lập, thu thập, phânloại, sử dụng và lưu trữ. Tài liệu trong hồ sơ kiểm toán được thể hiện trêngiấy, trên phim, ảnh, trên phương tiện tin học hay bất kỳ phương tiện lưu trữnào khác theo qui định của pháp luật hiện hành.

Hồ sơ kiểm toán chung: Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin chung vềkhách hàng liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm tài chínhcủa một khách hàng.

Hồ sơ kiểm toán năm: Là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin về kháchhàng chỉ liên quan tới cuộc kiểm toán một năm tài chính.

 

Nội dung chuẩn mực

Nội dung và hình thức hồ sơ kiểm toán

06.Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải lập hồ sơ kiểm toán đầy đủ vàchi tiết sao cho kiểm toán viên khác hoặc người có trách nhiệm kiểm tra (soátxét) đọc sẽ hiểu được toàn bộ về cuộc kiểm toán.

07.Kiểm toán viên phải ghi chép và lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán của mình tất cảcác tài liệu và thông tin liên quan đến:

ã        Kếhoạch kiểm toán;

ã        Việcthực hiện cuộc kiểm toán: Nội dung, chương trình và phạm vi của các thủ tục đãđược thực hiện;

ã        Kếtquả của các thủ tục đã thực hiện;

ã        Nhữngkết luận mà kiểm toán viên rút ra từ những bằng chứng kiểm toán thu thập được.

Hồsơ kiểm toán phải ghi lại tất cả những suy luận của kiểm toán viên về những vấnđề cần xét đoán chuyên môn và các kết luận liên quan. Đối với những vấn đề khóxử lý về nguyên tắc hay khó xét đoán chuyên môn, ngoài việc đưa ra kết luận,kiểm toán viên còn phải lưu giữ những thông tin có thực, cần thiết đã thu thậpđược. Hồ sơ kiểm toán phải lưu giữ kết

quảkiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán của từng cấp có thẩm quyền theo qui địnhcủa công ty kiểm toán.

08.Hồ sơ kiểm toán không thể và không phải thu thập tất cả mọi tài liệu, thông tinliên quan đến cuộc kiểm toán. Phạm vi và nội dung mỗi hồ sơ kiểm toán được lậptuỳ thuộc vào sự đánh giá của kiểm toán viên. Hồ sơ kiểm toán phải đảm bảo đầyđủ cơ sở cho kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét của mình và đảm bảo cho kiểmtoán viên khác không tham gia vào cuộc kiểm toán và người kiểm tra, soát xéthiểu được công việc kiểm toán và cơ sở ý kiến của kiểm toán viên. Kiểm toánviên khác chỉ thấu hiểu chi tiết cuộc kiểm toán sau khi trao đổi với kiểm toánviên lập hồ sơ kiểm toán đó.

09.Hình thức và nội dung hồ sơ kiểm toán phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu sau:

+Mục đích và nội dung cuộc kiểm toán;

+Hình thức Báo cáo kiểm toán;

+Đặc điểm và tính phức tạp của hoạt động kinh doanh của khách hàng;

+Bản chất và thực trạng của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ củakhách hàng;

+Phương pháp và kỹ thuật kiểm toán được sử dụng trong qúa trình kiểm toán;

+Nhu cầu về hướng dẫn, kiểm tra và soát xét những công việc do trợ

lýkiểm toán và cộng tác viên thực hiện trong một số trường hợp cụ thể;

+Trường hợp có đồng thời từ hai (2) công ty kiểm toán trở lên cùng thực hiệncuộc kiểm toán.

10.Hồ sơ kiểm toán được lập theo mẫu biểu và qui trình kiểm toán do công ty kiểmtoán quy định. Kiểm toán viên được phép sử dụng các mẫu biểu, giấy tờ làm việc,các bảng phân tích và các tài liệu khác của khách hàng, nhưng phải bảo đảm rằngcác tài liệu đã được lập một cách đúng đắn.

11.Hồ sơ kiểm toán được lập và sắp xếp phù hợp với từng khách hàng và cho từng hợpđồng kiểm toán tuỳ theo điều kiện và yêu cầu của kiểm toán viên và công ty kiểmtoán. Việc sử dụng các tài liệu theo mẫu quy định (bản câu hỏi, mẫu thư, cấutrúc hồ sơ mẫu,..) giúp kiểm toán viên nâng cao hiệu quả trong việc lập và kiểmtra hồ sơ, tạo điều kiện cho việc phân công công việc và kiểm tra chất lượngkiểm toán.

12.Mỗi hồ sơ kiểm toán được lập và lưu trữ thành hai (2) loại:

.Hồ sơ kiểm toán chung;

.Hồ sơ kiểm toán năm.

13.Hồ sơ kiểm toán chung, thường gồm:

+ Tên và số hiệu hồ sơ; ngày, tháng lập và ngày, tháng lưu trữ;

+ Các thông tin chung về khách hàng:

. Cácghi chép hoặc bản sao các tài liệu pháp lý, thoả thuận và biên bản quan trọng:Quyết định thành lập, Điều lệ công ty, Giấy phép thành lập (Giấy phép đầu tư;Hợp đồng liên doanh), đăng ký kinh doanh, bố cáo, biên bản họp Hội đồng quảntrị, họp Ban Giám đốc...(Tên, địa chỉ, chức năng và phạm vi hoạt động, cơ cấutổ chức...);

. Cácthông tin liên quan đến môi trường kinh doanh, môi trường pháp luật có ảnh hưởngđến hoạt động kinh doanh của khách hàng; quá trình phát triển của khách hàng;

+ Các tài liệu về thuế: Các văn bản, chế độ thuế riêng trong lĩnh vực hoạtđộng của khách hàng được cơ quan thuế cho phép, các tài liệu về thực hiện nghĩavụ thuế hàng năm;

+ Các tài liệu về nhân sự: Các thoả ước lao động, các qui định riêng của kháchhàng về nhân sự; Qui định về quản lý và sử dụng qũi lương; ...

+ Các tài liệu về kế toán:

. Vănbản chấp thuận chế độ kế toán được áp dụng (nếu có);

.Các nguyên tắc kế toán áp dụng: Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho, phươngpháp tính dự phòng,...;

+ Các hợp đồng hoặc thoả thuận với bên thứ ba (3) có hiệu lực trongthời gian dài (ít nhất cho hai (2) năm tài chính): Hợp đồng kiểm toán, hợp đồngcho thuê, hợp đồng bảo hiểm, thoả thuận vay...;

+Các tài liệu khác.

Hồsơ kiểm toán chung được cập nhật hàng năm khi có sự thay đổi liên quan đến cáctài liệu đề cập trên đây.

14.Hồ sơ kiểm toán năm, thường gồm:           

+ Các thông tin về người lập, người kiểm tra (soát xét) hồ sơ kiểmtoán:

.Họ tên kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viên thực hiện kiểm toán và

lậphồ sơ kiểm toán;

. Họtên người kiểm tra (soát xét), ngày tháng kiểm tra;

.Họ tên người xét duyệt, ngày tháng xét duyệt.

+Các văn bản về tài chính, kế toán, thuế,...của cơ quan Nhà nước và cấp trênliên quan đến năm tài chính;

+Báo cáo kiểm toán, thư quản lý, báo cáo tài chính và các báo cáo khác,..(bản dựthảo và bản chính thức);

+Hợp đồng kiểm toán, thư hẹn kiểm toán, phụ lục hợp đồng (nếu có) và bản thanhlý hợp đồng;

+Những bằng chứng về kế hoạch chiến lược, kế hoạch kiểm toán chi tiết, chươngtrình làm việc và những thay đổi của kế hoạch đó;

+Những bằng chứng về thay đổi hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ củakhách hàng;

+Những bằng chứng và kết luận trong việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểmsoát và những đánh giá khác;

+Những bằng chứng đánh giá của kiểm toán viên về những công việc và kết luận củakiểm toán viên nội bộ;

+Các sự kiện phát sinh sau khi kết thúc niên độ;

+Những ghi chép về nội dung, chương trình và phạm vi của những thủ tục kiểm toánđược thực hiện và kết quả thu được;

+Những phân tích của kiểm toán viên về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và số dưcác tài khoản;

+Những phân tích về các tỷ lệ, xu hướng quan trọng đối với tình hình hoạt độngcủa khách hàng;

+Những bằng chứng về việc kiểm tra và soát xét của kiểm toán viên và người cóthẩm quyền đối với những công việc do kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viênhoặc chuyên gia khác thực hiện;

+Các chi tiết về những thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên khác thực hiện khikiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị cấp dưới;

+Các thư từ liên lạc với các kiểm toán viên khác, các chuyên gia khác và các bênhữu quan;

+Các văn bản hoặc những chú giải về những vấn đề đã trao đổi với khách hàng, kểcả các điều khoản của hợp đồng kiểm toán;

+Bản giải trình của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán

+Bản xác nhận do khách hàng hoặc người thứ ba gửi tới;

+Các kết luận của kiểm toán viên về những vấn đề trọng yếu của cuộc kiểm toán,bao gồm cả những vấn đề bất thường (nếu có) cùng với các thủ tục mà kiểm toánviên đã thực hiện để giải quyết các vấn đề đó;

+Các tài liệu liên quan khác.

15.Trường hợp có từ hai (2) công ty kiểm toán trở lên cùng thực hiện một cuộc kiểmtoán thì hồ sơ kiểm toán được lập theo sự phân công công việc của từng bên. Đểtạo thành các bộ hồ sơ hoàn chỉnh làm cơ sở soát xét, phát hành báo cáo kiểmtoán và lưu trữ hồ sơ, khi chuẩn bị kết thúc cuộc kiểm toán, mỗi bên phải copycho nhau các hồ sơ thuộc phần công việc của công ty mình.

Tính bí mật, an toàn, lưu giữ và sở hữu hồ sơ kiểm toán

16.Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải giữ bí mật và bảo đảm an toàn hồ sơkiểm toán.

Hồ sơ kiểm toán phải lưu trữ trong một khoảng thời gian đủ để đápứng yêu cầu hành nghề và phù hợp với qui định chung của pháp luật về bảo quản,lưu trữ hồ sơ tài liệu do Nhà nước quy định và quy định riêng của tổ chức nghềnghiệp và của từng công ty kiểm toán.

Hồsơ kiểm toán được sắp xếp, lưu giữ một cách thuận lợi, khoa học theo một trậttự dễ tìm, dễ lấy, dễ tra cứu và được lưu giữ, quản lý tập trung tại nơi lưugiữ hồ sơ của công ty. Trường hợp công ty có các chi nhánh, hồ sơ kiểm toán đượclưu tại nơi đóng dấu báo cáo kiểm toán.

17.Hồ sơ kiểm toán thuộc quyền sở hữu và là tài sản của công ty kiểm toán. Kháchhàng hay bên thứ ba có quyền xem xét, sử dụng một phần hoặc toàn bộ tài liệunày khi được sự đồng ý của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) công ty kiểm toánhoặc theo quy định của Nhà nước và tổ chức nghề nghiệp.

Kiểmtoán viên được phép cung cấp một phần hoặc toàn bộ tài liệu làm việc trong hồsơ kiểm toán của mình cho khách hàng tuỳ theo từng trường hợp cụ thể do công tykiểm toán quyết định. Trong mọi trường hợp, tài liệu làm việc của kiểm toánviên không thể thay thế chứng từ kế toán, báo cáo tài chính của khách hàng./.

 ---@@@---

HỆ THỐNG

CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM

Chuẩn mực số 700

Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính

Ban hành theo Quyết định số 120/1999/QĐ-BTC

ngày 27 tháng 9 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính 

 

QUY ĐỊNH CHUNG

01. Mục đích của chuẩnmực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức ápdụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản đối với nội dung và hình thức của báo cáokiểm toán do kiểm toán viên và công ty kiểm toán công bố sau khi thực hiện côngviệc kiểm toán báo cáo tài chính của một đơn vị.

02. Kiểm toán viênvà công ty kiểm toán phải soát xét và đánh giá những kết luận rút ra từ cácbằng chứng thu thập được và sử dụng những kết luận này để làm cơ sở cho ý kiếncủa mình về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.

Trong ý kiến đánh giácủa kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xác định mức độ phù hợp của báocáo tài chính với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận,cũng như xác định sự tuân thủ theo các quy định pháp lý có liên quan khi lậpbáo cáo tài chính.

03. Báo cáo kiểmtoán phải có phần ghi rõ ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về toànbộ báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

04. Chuẩn mực này ápdụng cho việc lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và được vận dụng choviệc lập báo cáo kiểm toán thông tin tài chính khác và lập báo cáo kết quả cácdịch vụ liên quan của công ty kiểm toán.

05. Kiểm toán viên vàcông ty kiểm toán phải tuân thủ những quy định của chuẩn mực này trong quátrình kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán để công bố kết quả kiểm toán báo cáotài chính.

Đơn vị được kiểm toán(khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán cần phải có những hiểu biếtcần thiết về nguyên tắc và thủ tục lập báo cáo kiểm toán quy định trong chuẩnmực này để sử dụng đúng đắn kết quả kiểm toán.

Các thuật ngữ trongchuẩn mực này được hiểu như sau:

06. Báo cáokiểm toán: Là loại báo cáo bằng văn bản do kiểm toán viên và công ty kiểmtoán lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về báo cáo tài chínhcủa một đơn vị đã được kiểm toán.

07. Phản ánh trungthực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu: Nghĩa là ý kiến của kiểm toánviên đưa ra trên báo cáo kiểm toán một sự đảm bảo chắc chắn rằng báo cáo tàichính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu; nhưngkhông đảm bảo tuyệt đối rằng không có bất kỳ một sai sót nào trên báo cáo tàichính đã được kiểm toán. Kiểm toán viên chỉ quan tâm đến các yếu tố trọng yếucủa các báo cáo tài chính.

Nội dung Chuẩn mực

Các yếu tố cơbản của một báo cáo kiểm toán

08. Báo cáokiểm toán về báo cáo tài chính gồm các yếu tố cơ bản và được trình bày theo thứtự sau:

a) Tên và địa chỉ côngty kiểm toán;

b) Số hiệu báo cáokiểm toán;

c) Tiêu đề báo cáokiểm toán;

d) Người nhận báo cáokiểm toán;

e) Mở đầu của báo cáokiểm toán:

. Nêu đối tượng của cuộc kiểmtoán báo cáo tài chính;

. Nêu trách nhiệm của Giám đốc(hoặc người đứng đầu) đơn vị được

kiểm toán và tráchnhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán;

f) Phạm vi và căn cứthực hiện cuộc kiểm toán:

. Nêu chuẩn mực kiểm toán đã ápdụng để thực hiện cuộc kiểm toán;

. Nêu những công việc và thủ tụckiểm toán mà kiểm toán viên đã thực

hiện;

g) ý kiến của kiểmtoán viên và công ty kiểm toán về báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

h) Địa điểm và thờigian lập báo cáo kiểm toán;

i) Chữ ký và đóng dấu.

Báo cáo kiểm toánphải được trình bày nhất quán về hình thức và kết cấu để người đọc hiểu thốngnhất và dễ nhận biết khi có tình huống bất thường xẩy ra.

09. Tênvà địa chỉ công ty kiểm toán:

Báo cáo kiểm toán phảinêu rõ tên, biểu tượng, địa chỉ giao dịch, số điện thoại, số fax và số hiệuliên lạc khác của công ty hoặc chi nhánh công ty kiểm toán phát hành báo cáokiểm toán.

           

Trường hợp có từ hai(02) công ty kiểm toán trở lên cùng thực hiện một (01) cuộc kiểm toán thì phảighi đủ các thông tin nêu trên của các công ty cùng ký báo cáo kiểm toán.

10. Số hiệu báo cáokiểm toán:

Báo cáo kiểm toánphải ghi rõ số hiệu phát hành báo cáo kiểm toán của công ty hoặc chi nhánhcông ty kiểm toán theo từng năm (số đăng ký chính thức trong hệ thống văn bảncủa công ty hoặc chi nhánh công ty kiểm toán).

11. Tiêu đề báo cáokiểm toán:

Báo cáo kiểm toánphải có tiêu đề rõ ràng và thích hợp để phân biệt với báo cáo do người khác lập. Báo cáokiểm toán được phép sử dụng tiêu đề "Báo cáo kiểm toán", hoặc"Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính", hoặc "Báocáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm... của Công ty...".

12. Người nhận báocáo kiểm toán:

Báo cáo kiểm toánphải ghi rõ người được nhận báo cáo kiểm toán phù hợp với Hợp đồng kiểm toán. Người nhận có thể là Hội đồngquản trị, Giám đốc, hoặc các cổ đông đơn vị được kiểm toán. Ví dụ: "Kínhgửi: Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Tổng công ty...".

Báo cáo kiểm toán phảiđược đính kèm với báo cáo tài chính được kiểm toán.

Mở đầu của báo cáokiểm toán

13. Báo cáo kiểmtoán phải ghi rõ các báo cáo tài chính là đối tượng của cuộc kiểm toán cũng nhưghi rõ ngày lập và phạm vi niên độ tài chính mà báo cáo tài chính đó phản ánh.

14. Báo cáo kiểmtoán phải khẳng định rõ ràng việc lập báo cáo tài chính là thuộc trách nhiệmcủa Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán. Trách nhiệm của kiểmtoán viên và công ty kiểm toán là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính dựa trênkết quả kiểm toán của mình.

15. Báo cáo tài chínhphản ánh các thông tin kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Việc lập báo cáotài chính đòi hỏi Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị phải tuân thủ chuẩn mựcvà chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận; Phải lựa chọn các nguyên tắcvà phương pháp kế toán cũng như phải đưa ra các ước tính kế toán và các xétđoán thích hợp. Ngược lại trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toánlà kiểm tra các thông tin trên báo cáo tài chính và đưa ra ý kiến về báo cáonày.

16. Ví dụ đoạn mở đầu,như sau:

"Chúng tôi (*)đã kiểm toán báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/X, Báocáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tàichính năm tài chính kết thúc ngày 31/12/X được lập ngày ... của Công ty ABC từtrang ... đến trang ... kèm theo.

Việc lập và trìnhbày báo cáo tài chính này thuộc trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng đầu)công ty. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về các báo cáo này căn cứtrên kết quả kiểm toán của chúng tôi".

(*) Trường hợp có từhai (02) công ty kiểm toán trở lên cùng thực hiện một (01) cuộc kiểm toán thìphải ghi rõ: "Chúng tôi (Công ty kiểm toán A và Công ty kiểm toán B) đãkiểm toán ...".

Phạm vi và căn cứthực hiện cuộc kiểm toán

17. Báo cáo kiểmtoán phải nêu rõ phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán bằng cách khẳngđịnh rằng công việc kiểm toán đã được thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán ViệtNam, hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận.

Điều đó chỉ khả năngcủa kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán xét thấy cần thiết tuỳ theotừng tình huống cụ thể. Thủ tục này là cần thiết để đảm bảo cho người đọc báocáo kiểm toán hiểu rằng cuộc kiểm toán đã được thực hiện theo các chuẩn mực vàthông lệ được thừa nhận. Trong trường hợp riêng biệt, kiểm toán viên đã thựchiện các thủ tục kiểm toán khác thì cần phải ghi rõ trong báo cáo kiểm toán.

18. Báo cáokiểm toán phải ghi rõ là công việc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiệnđể có được sự đảm bảo hợp lý là các báo cáo tài chính không còn chứa đựng nhữngsai sót trọng yếu.

19. Báo cáo kiểmtoán phải nêu rõ các công việc đã thực hiện, gồm:

a- Các phương phápkiểm toán (chọn mẫu, thử nghiệm cơ bản,...) những bằng chứng kiểm toán đủ đểxác minh được thông tin trong báo cáo tài chính;

b- Đánh giá việctuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận); Cácnguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng để lập báo cáo tài chính;

c- Đánh giá các ướctính kế toán và xét đoán quan trọng đã được Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơnvị được kiểm toán thực hiện khi lập báo cáo tài chính;

d- Đánh giá việctrình bày toàn bộ tình hình tài chính trên các báo cáo tài chính.

20. Báo cáo kiểmtoán phải nêu rõ là cuộc kiểm toán đã cung cấp những cơ sở hợp lý để làm căn cứcho ý kiến của kiểm toán viên.

21. Ví dụ đoạn nêu phạmvi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán, như sau:

"Chúng tôi đãthực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (hoặc Chuẩnmực kiểm toán Quốc tế được chấp nhận). Các chuẩn mực này yêu cầu công việc kiểmtoán lập kế hoạch và thực hiện để có sự đảm bảo hợp lý là các báo cáo tài chínhkhông còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Chúng tôi đã thực hiện việc kiểm tratheo phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thử nghiệm cần thiết, các bằng chứngxác minh những thông tin trong báo cáo tài chính; đánh giá việc tuân thủ cácchuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, (hoặc được chấp nhận), các nguyên tắc vàphương pháp kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Giámđốc cũng như cách trình bày tổng quát các báo cáo tài chính. Chúng tôi cho rằngcông việc kiểm toán của chúng tôi đã đưa ra những cơ sở hợp lý để làm căn cứcho ý kiến của chúng tôi."

ý kiến của kiểmtoán viên và công ty kiểm toán

22. Báo cáo kiểmtoán phải nêu rõ ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về các báo cáotài chính trên phương diện phản ánh (hoặc trình bày) trung thực và hợp lý trêncác khía cạnh trọng yếu, trên phương diện tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kếtoán hiện hành (hoặc được chấp nhận), và việc tuân thủ các quy định pháp lý cóliên quan.

23. Khi đánh giá sựtuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành để lập báo cáo tài chính, cầnđánh giá trên phương diện tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiệnhành (hoặc chuẩn mực kế toán quốc tế, hoặc chuẩn mực và chế độ kế toán thôngdụng khác được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận) bằng mẫu câu, như:

"Báo cáo tàichính được lập phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (hoặcchuẩn mực kế toán Quốc tế, hoặc chuẩn mực và chế độ kế toán thông dụng khác đượcBộ Tài chính chấp nhận tại văn bản số... ngày...) và phù hợp với các quy địnhpháp lý có liên quan".

24. Ngoài ý kiến đã đượcnêu ra về tính trung thực và hợp lý mà báo cáo tài chính phản ánh và sự tuânthủ chuẩn mực và chế độ kế toán đã nêu ở đoạn 07, 23 nêu trên, báo cáo kiểmtoán còn phải đưa ra ý kiến về tính tuân thủ của báo cáo tài chính đối với cácquy định pháp lý có liên quan khác.

25. Ví dụ, đoạn nêu ýkiến được đưa ra như sau:

"Theo ý kiếncủa chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khíacạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng nhưkết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúctại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành vàcác quy định pháp lý có liên quan".

26. Trường hợpkhông xác định được chuẩn mực kế toán được sử dụng để lập báo cáo tài chính làcủa quốc gia nào thì tên của nước - nơi doanh nghiệp khách hàng hoạt động phảiđược nêu ra trong báo cáo kiểm toán.

Khi báo cáo tài chínhđược gửi ra ngoài Việt Nam thì trong báo cáo kiểm toán của mình, kiểm toán viênphải nhắc đến các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán Việt Nam đã áp dụng, ví dụbằng một đoạn như:

"Phù hợp vớichuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành".

hoặc: "Phùhợp với các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán phổ biến được Việt Nam chấp nhận...".

           

Thông tin cụ thể nàycho phép người sử dụng báo cáo tài chính biết chính xác các nguyên tắc và chuẩnmực kế toán đã được áp dụng để lập báo cáo tài chính. Trong trường hợp báo cáotài chính được lập ra để sử dụng ở ngoài Việt Nam (Ví dụ: Báo cáo tài chính đượcdịch ra ngôn ngữ, hoặc chuyển đổi ra đơn vị tiền tệ khác bản báo cáo tài chínhgốc) kiểm toán viên cần xác định xem có cần ghi rõ chuẩn mực kế toán quốc tếhoặc chuẩn mực và chế độ kế toán khác được chấp nhận đã sử dụng để lập báo cáotài chính trong phần thuyết minh báo cáo tài chính hay không?

Địa điểm và thờigian lập báo cáo kiểm toán

27. Báo cáokiểm toán phải ghi rõ ngày, tháng, năm kết thúc toàn bộ công việc kiểm toán.Điều này cho phép người sử dụng báo cáo tài chính biết rằng kiểm toán viên đãxem xét đến các sự kiện (nếu có) ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, hoặc báo cáokiểm toán cho đến tận ngày ký báo cáo kiểm toán.

Báo cáo kiểm toánphải ghi rõ địa điểm (Tỉnh, Thành phố) của công ty hoặc chi nhánh công ty kiểmtoán chịu trách nhiệm phát hành báo cáo kiểm toán.

28. Ngày ký báo cáokiểm toán không được ghi trước ngày Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị kýbáo cáo tài chính. Trường hợp báo cáo tài chính được điều chỉnh và lập lạitrong quá trình kiểm toán thì ngày ký báo cáo kiểm toán được phép ghi cùng ngàyvới ngày ký báo cáo tài chính.

Chữ ký và đóng dấu

29. Báo cáo kiểmtoán phải ký rõ tên của kiểm toán viên đã đăng ký hành nghề kiểm toán ở ViệtNam - Người chịu trách nhiệm kiểm toán, và ký rõ tên của Giám đốc (hoặc người đượcuỷ quyền) của công ty (hoặc chi nhánh công ty) kiểm toán chịu trách nhiệm pháthành báo cáo kiểm toán.

Dưới mỗi chữ ký nóitrên phải ghi rõ họ và tên, số hiệu giấy đăng ký hành nghề kiểm toán ở ViệtNam. Trên chữ ký của Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) phải đóng dấu của côngty (hoặc chi nhánh) chịu trách nhiệm phát hành báo cáo kiểm toán. Giữa các trang của báo cáokiểm toán và báo cáo tài chính đã được kiểm toán phải đóng dấu giáp lai.

Phù hợp với thông lệchung của Quốc tế, Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) được phép ký bằng têncủa Công ty kiểm toán thay cho chữ ký tên của mình, nhưng vẫn phải ghi rõ họ vàtên, số hiệu giấy phép hành nghề kiểm toán ở Việt Nam của chính mình, và đóngdấu công ty kiểm toán.

30. Trường hợp có từhai (02) công ty kiểm toán cùng thực hiện một (01) cuộc kiểm toán thì báo cáokiểm toán phải được ký bởi Giám đốc (hoặc người được uỷ quyền) của đủ các côngty kiểm toán theo đúng thủ tục ghi ở đoạn 29. Trường hợp này kiểm toán viênchịu trách nhiệm kiểm toán không phải ký tên trên báo cáo kiểm toán.

(Xem Phụ lục số 06)

31. "Người đượcuỷ quyền" ký báo cáo kiểm toán có thể là Phó Giám đốc công ty, Giámđốc hoặc Phó Giám đốc chi nhánh và phải là người có giấy phép hành nghề kiểmtoán ở Việt Nam và phải được Giám đốc công ty uỷ quyền bằng văn bản.

32. Ngôn ngữ trình bàytrên báo cáo kiểm toán là tiếng Việt Nam hoặc tiếng Việt Nam và một thứ tiếng nướcngoài khác đã thoả thuận trên hợp đồng kiểm toán.

Báo cáo kiểmtoán về báo cáo tài chính hợp nhất

33. Báo cáo kiểm toánphải lập riêng cho từng cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của từng đơn vị kháchhàng (Công ty, đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập) theo thoả thuận ghi trênhợp đồng kiểm toán.

Trường hợp kiểm toánbáo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty, theo thoả thuận trên hợp đồng kiểmtoán, nếu kiểm toán báo cáo tài chính cho từng công ty độc lập của Tổng công tythì phải lập báo cáo kiểm toán cho từng công ty độc lập. Nếu kiểm toán báo cáotài chính cho từng đơn vị phụ thuộc trong Tổng công ty, thì được phép lập báocáo kiểm toán hoặc "Biên bản kiểm toán". Biên bản kiểm toánnày phải bao gồm các nội dung cơ bản của báo cáo kiểm toán.

(Xem Phụ lục số 07)

Báo cáo kiểm toán vềbáo cáo tài chính hợp nhất của Tổng công ty phải được lập dựa trên kết quả kiểmtoán được thực hiện đối với các đơn vị thành viên, và kết quả kiểm tra báo cáotài chính hợp nhất.

Các loại ý kiếncủa kiểm toán viên về báo cáo tài chính

34. Căn cứ kết quảkiểm toán, kiểm toán viên đưa ra một trong các loại ý kiến về báo cáo tàichính, như sau:

- ý kiến chấp nhậntoàn phần;

- ý kiến chấp nhậntừng phần;

- ý kiến từ chối (hoặcý kiến không thể đưa ra ý kiến);

- ý kiến không chấpnhận (hoặc ý kiến trái ngược).

ý kiến chấp nhậntoàn phần

35. Báo cáo kiểmtoán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần được trình bày trong trườnghợp kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính phản ánhtrung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơnvị được kiểm toán, và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiệnhành (hoặc được chấp nhận). ý kiến chấp nhận toàn phần cũng có hàm ý rằngtất cả các thay đổi về nguyên tắc kế toán và các tác động của chúng đã được xemxét, đánh giá một cách đầy đủ và đã được đơn vị nêu rõ trong phần thuyết minhbáo cáo tài chính. Ví dụ:

"Theo ý kiếncủa chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khíacạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng nhưkết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúctại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành vàcác quy định pháp lý có liên quan".

36. ý kiến chấp nhậntoàn phần được áp dụng cho cả trường hợp báo cáo tài chính được kiểm toán cónhững sai sót nhưng đã được kiểm toán viên phát hiện và đơn vị đã điều chỉnhtheo ý kiến của kiểm toán viên; Báo cáo tài chính sau khi điều chỉnh đã đượckiểm toán viên chấp nhận. Trường hợp này thường dùng mẫu câu: "Theo ýkiến của chúng tôi, báo cáo tài chính sau khi đã điều chỉnh theo ý kiến củakiểm toán viên, đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọngyếu...".

37. ý kiến chấp nhậntoàn phần còn được áp dụng cho cả trường hợp báo cáo kiểm toán có một đoạn nhậnxét để làm sáng tỏ một số yếu tố ảnh hưởng không trọng yếu đến báo cáo tàichính, nhưng không có ảnh hưởng đến báo cáo kiểm toán. Đoạn nhận xét này thườngđặt sau đoạn đưa ra ý kiến nhằm giúp người đọc đánh giá ảnh hưởng của các yếutố ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Ví dụ:

"Theo ý kiếncủa chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khíacạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng nhưkết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúctại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành vàcác quy định pháp lý có liên quan.

ở đây chúng tôikhông phủ nhận ý kiến chấp nhận toàn phần như trên, mà chỉ muốn lưu ý người đọcbáo cáo tài chính đến điểm X trong phần thuyết minh báo cáo tài chính: Công tyABC đã đưa vào sử dụng công trình xây dựng có giá trị XX VNĐ, 3 tháng trướcngày kết thúc niên độ tài chính, nhưng chưa ghi tăng tài sản cố định, chưa tínhkhấu hao và cũng chưa lập dự phòng. Điều này cần được thuyết minh rõ ràng trongbáo cáo tài chính...".

38. ý kiến chấp nhậntoàn phần không có nghĩa là báo cáo tài chính được kiểm toán là hoàn toàn đúng,mà có thể có sai sót nhưng sai sót đó là không trọng yếu.

(Xem Phụ lục số 01)

ý kiến chấp nhậntừng phần

39. Báo cáo kiểmtoán đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần được trình bày trong trường hợpkiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính chỉ phản ánhtrung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơnvị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc (hoặc ngoại trừ) mà kiểm toánviên đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán. Điều này cũng có nghĩa là nếu cácyếu tố do kiểm toán viên nêu ra trong báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng trọng yếuđến báo cáo tài chính thì báo cáo tài chính đó đã không phản ánh trung thực vàhợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.

Yếu tố tuỳ thuộc làyếu tố trọng yếu nhưng không chắc chắn, như các vấn đề liên quan đến tính liêntục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc một khoản doanh thu có thểkhông được công nhận làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty.

40. Yếu tố tuỳ thuộcdo kiểm toán viên nêu ra thường liên quan đến các sự kiện có thể xảy ra trong tươnglai, nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị và kiểm toán viên. Việc đưa ra yếutố tuỳ thuộc cho phép kiểm toán viên hoàn thành trách nhiệm kiểm toán của mìnhnhưng cũng làm cho người đọc báo cáo tài chính phải lưu ý và tiếp tục theo dõikhi sự kiện có thể xảy ra.

Ví dụ về báo cáo kiểmtoán có yếu tố tuỳ thuộc:

"Theo ý kiếncủa chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khíacạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng nhưkết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúctại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành vàcác quy định pháp lý có liên quan, tuỳ thuộc vào:

- Khoản doanh thuXX VNĐ được chấp nhận;

- Khoản chi XY VNĐđược Hội đồng quản trị thông qua".

(Xem Phụ lục số 02)

41. ý kiến chấpnhận từng phần được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên cho rằng khôngthể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần, và những phần không chấp nhận do khôngđồng ý với Giám đốc hay do công việc kiểm toán bị giới hạn, là quan trọng nhưngkhông liên quan tới một số lượng lớn các khoản mục tới mức có thể dẫn đến "ýkiến từ chối, hoặc ý kiến không chấp nhận". ý kiến chấp nhận từngphần còn được thể hiện bởi thuật ngữ "ngoại trừ" ảnhhưởng của các vấn đề không được chấp nhận, bằng mẫu câu: "ngoại trừnhững ảnh hưởng (nếu có) của những vấn đề nêu trên, báo cáo tài chính phản ánhtrung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu..." .

(Xem Phụ lục số 03)

            ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa raý kiến)

42. ý kiến từchối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến) được đưa ra trong trường hợp hậuquả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liênquan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà kiểm toán viên không thể thuthập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về báocáo tài chính, bằng mẫu câu: "Theo ý kiến của chúng tôi, vì các lýdo nêu trên, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính...".

(Xem Phụ lục số 04)

            ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược)

43. ý kiến khôngchấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược) được đưa ra trong trường hợp cácvấn đề không thống nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượnglớn các khoản mục đến mức độ mà kiểm toán viên cho rằng ý kiến chấp nhận từngphần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của báo cáotài chính, bằng mẫu câu: "Theo ý kiến của chúng tôi, vì ảnhhưởng trọng yếu của những vấn đề nêu trên, báo cáo tài chính phản ánhkhông trung thực và không hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu...".

(Xem Phụ lục số 05)

Mỗi khi kiểm toánviên đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (ý kiến chấpnhận từng phần, ý kiến từ chối, hoặc ý kiến không chấp nhận) thì phải mô tảrõ ràng trong báo cáo kiểm toán tất cả những lý do chủ yếu dẫn đến ý kiến đó vàđịnh lượng, nếu được, những ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Thông thường, các thông tin nàyđược ghi trong một đoạn riêng nằm trước đoạn đưa ra ý kiến của kiểm toán viên,và có thể tham chiếu đến một đoạn thuyết minh chi tiết hơn trong báo cáo tàichính (nếu có).

44. Những tình huốngdẫn đến ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.

Kiểm toán viên khôngthể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần trong trường hợp xảy ra một trong cáctình huống có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, như :

a- Phạm vi công việckiểm toán bị giới hạn;

b- Không nhất trí vớiGiám đốc đơn vị được kiểm toán về việc lựa chọn và áp dụng chuẩn mực và chế độkế toán, hoặc sự không phù hợp của các thông tin ghi trong báo cáo tài chínhhoặc phần thuyết minh báo cáo tài chính.

Các tình huống nêutrên có thể dẫn đến ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến từ chối,hoặc ý kiến không chấp nhận.

Phạm vi công việckiểm toán bị giới hạn:

45. Phạm vicông việc kiểm toán bị giới hạn đôi khi là do khách hàng áp đặt (Ví dụ: Trườnghợp các điều khoản của hợp đồng kiểm toán thoả thuận rằng kiểm toán viên khôngđược thực hiện một số thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên cho là cần thiết).Tuy nhiên, nếu kiểm toán viên cho rằng giới hạn này lớn đến mức có thể dẫn đến ýkiến từ chối, thì hợp đồng bị giới hạn này sẽ không được coi là hợp đồngkiểm toán, trừ khi kiểm toán viên bị bắt buộc về mặt pháp luật. Trường hợp hợpđồng kiểm toán trái với nghĩa vụ pháp lý của mình thì kiểm toán viên nên từchối.

46. Phạm vi công việckiểm toán bị giới hạn có thể do hoàn cảnh thực tế (Ví dụ: Kế hoạch kiểm toánkhông cho phép kiểm toán viên tham gia kiểm kê hàng tồn kho). Giới hạn cũng cóthể do các tài liệu kế toán không đầy đủ, hoặc là do kiểm toán viên không thểthực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết. Trong trường hợp này, kiểm toán viênphải cố gắng thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế để có thể thu thập đượcđầy đủ bằng chứng thích hợp để làm cơ sở cho ý kiến chấp nhận toàn phần.

47. Trường hợp dogiới hạn phạm vi công việc kiểm toán dẫn đến ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ýkiến từ chối, thì báo cáo kiểm toán phải mô tả các giới hạn này và những điềuchỉnh liên quan đến báo cáo tài chính, nếu không có sự giới hạn này.

48. Ví dụ về phạm vikiểm toán bị giới hạn:

"...Chúng tôiđã không thể tham gia kiểm kê hàng tồn kho vào ngày 31/12/X, vì tại thời điểmđó chúng tôi chưa được bổ nhiệm làm kiểm toán. Với những tài liệu hiện có ở đơnvị, chúng tôi cũng không thể kiểm tra được tính đúng đắn của số lượng hàng tồnkho tại thời điểm trên bằng các thủ tục kiểm toán khác.

Theo ý kiến chúngtôi, ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) đến báo cáo tài chính vì lý donêu trên, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnhtrọng yếu..."

Hoặc:

"...Do nhữnghạn chế từ phía đơn vị mà chúng tôi đã không kiểm tra được toàn bộ doanh thu,cũng không nhận được đủ các bản xác nhận nợ phải thu từ khách hàng, và vì tínhtrọng yếu của các sự kiện này, chúng tôi từ chối đưa ra ý kiếncủa mình về báo cáo tài chính của đơn vị".

Không nhất trí vớiGiám đốc đơn vị được kiểm toán:

49. Trường hợp kiểmtoán viên không nhất trí với Giám đốc một số vấn đề, như việc lựa chọn và ápdụng chuẩn mực và chế độ kế toán, hay sự không phù hợp của các thông tin ghitrong báo cáo tài chính hoặc phần thuyết minh báo cáo tài chính.

Nếu những điểmkhông nhất trí với Giám đốc là trọng yếu đối với báo cáo tài chính, thì kiểmtoán viên phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến khôngchấp nhận.

50. Ví dụ về khôngnhất trí với Giám đốc:

"... Như đãnêu trong phần thuyết minh X của báo cáo tài chính, đơn vị đã không tính khấuhao TSCĐ, trong khi TSCĐ này đã thực sự được sử dụng trên 6 tháng, với mức khấuhao đáng lẽ phải tính là XXX VNĐ. Do vậy, chi phí kinh doanh đã bị thiếu và giátrị thuần của TSCĐ đã cao hơn thực tế với giá trị tương đương XXX VNĐ, làm cholãi tăng giả tạo XXX VNĐ.

Theo ý kiến củachúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng (nếu có) đến báo cáo tài chính của sựkiện trên, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khíacạnh trọng yếu..."

Hoặc:

"... Ngày25/3/X, Công ty đã cho vay một khoản tiền lớn là XXX VNĐ, đến ngày 31/12/X vẫnchưa làm xong thủ tục xác nhận nợ. Điều đó cần thiết phải ghi rõ trong phầnthuyết minh báo cáo tài chính...

Theo ý kiến củachúng tôi, ngoại trừ ảnh hưởng (nếu có) của việc bỏ sót phần thuyết minhnói trên, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnhtrọng yếu ..."

Hoặc:

"... Trong báocáo tài chính, giá trị TSCĐ là XXX VNĐ; khoản vay công ty B là XY VNĐ đã khôngphản ánh trong sổ kế toán và không có chứng từ kế toán xác minh...

Theo ý kiến củachúng tôi, vì ảnh hưởng trọng yếu của những vấn đề nói trên, báo cáo tài chínhđã phản ánh không trung thực và không hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu..."

51. Phụ lục Báo cáokiểm toán:

             Trongmột số trường hợp thấy cần thiết phải bổ sung thêm thông tin về kết quả củacuộc kiểm toán đã được trình bày trên báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên đượcphép lập thêm phần Phụ lục đính kèm báo cáo kiểm toán, như: Phần trìnhbày rõ thêm các thông tin về yếu tố ngoại trừ, bảng tính số liệu chi tiết, cáckiến nghị của kiểm toán viên,...

52. Thư quản lý:

            Để giúp đơn vị chấn chỉnh công tác quản lý tàichính, kế toán, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soátnội bộ, kiểm toán viên và công ty kiểm toán được phép lưu hành Thư quản lý.

Thư quản lý mô tả vềtừng sự kiện cụ thể, gồm: Hiện trạng thực tế, khả năng rủi ro, kiến nghị củakiểm toán viêný kiến của người quản lý liên quan đến sự kiện đó.Thư quản lý được trình bày về một hay nhiều sự kiện do kiểm toán viên quyếtđịnh.

Thư quản lý là mộtphần kết quả của cuộc kiểm toán, nhưng không nhất thiết phải đính kèm báo cáokiểm toán.

53. Phụ lục

Phụ lục số 01: Vídụ Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần;

Phụ lục số 02: Vídụ Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần

(có đoạn ghi thêm ýkiến);

Phụ lục số 03: Vídụ Báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần

(ý kiến ngoại trừ);

Phụ lục số 04: Vídụ Báo cáo kiểm toán có ý kiến từ chối

(không thể đưa ra ýkiến);

Phụ lục số 05: Vídụ Báo cáo kiểm toán có ý kiến không chấp nhận

(ý kiến trái ngược);

Phụ lục số 06: Vídụ Báo cáo kiểm toán do hai công ty kiểm toán cùng

thực hiện một cuộckiểm toán;

Phụ lục số 07: Vídụ Biên bản kiểm toán./. 

Phụ lục số 01: Vídụ Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần

Công ty Kiểm toán XYZ

Địa chỉ, điện thoại, fax...

Số :..............

 

Báo cáo kiểm toán

về báo cáo tài chính năm ... của công ty ABC

Kính gửi: Hội đồngquản trị và Giám đốc Công ty ABC

Chúng tôi đã kiểmtoán báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/X, Báo cáo kếtquả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính nămtài chính kết thúc ngày 31/12/X được lập ngày ... của Công ty ABC từ trang ...đến trang ... kèm theo.

Việc lập và trìnhbày báo cáo tài chính này thuộc trách nhiệm của Giám đốc công ty. Trách nhiệmcủa chúng tôi là đưa ra ý kiến về các báo cáo này căn cứ trên kết quả kiểm toáncủa chúng tôi.

Cơ sở ý kiến:

Chúng tôi đã thựchiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mựcnày yêu cầu công việc kiểm toán lập kế hoạch và thực hiện để có sự đảm bảo hợplý rằng các báo cáo tài chính không còn chứa đựng các sai sót trọng yếu. Chúngtôi đã thực hiện việc kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu và áp dụng các thửnghiệm cần thiết, các bằng chứng xác minh những thông tin trong báo cáo tàichính; đánh giá việc tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc đượcchấp nhận), các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng, các ước tính vàxét đoán quan trọng của Giám đốc cũng như cách trình bày tổng quát các báo cáotài chính. Chúng tôi cho rằng công việc kiểm toán của chúng tôi đã đưa ra nhữngcơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của chúng tôi.

ý kiến của kiểmtoán viên:

Theo ý kiến củachúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khíacạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng nhưkết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúctại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành vàcác quy định pháp lý có liên quan.

Hà Nội, ngày... tháng... năm ...

Công ty kiểm toán XYZ

 

Kiểm toán viên

Giám đốc

 

(Họ và tên, chữ ký)

(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu)

 

Số đăng ký hành nghề...

Số đăng ký hành nghề...

 

 

Phụ lục số 02: Ví dụ Báo cáo kiểm toán chấp nhậntoàn phần (có đoạn ghi thêm ý kiến)

Công ty Kiểm toán XYZ

Địa chỉ, điện thoại, fax...

Số :..............

 

 

 

Báo cáo kiểm toán

về báo cáo tài chính năm ... của công ty ABC

 

Kính gửi: Hội đồngquản trị và Giám đốc Công ty ABC

 

Chúng tôi đã ...(Xem Phụ lục số 01).

Cơ sở ý kiến:

(Xem Phụ lục số 01)

ý kiến của kiểmtoán viên:

Theo ý kiến củachúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khíacạnh trọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng nhưkết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúctại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành vàcác quy định pháp lý có liên quan, tuỳ thuộc vào:

- Khoản doanh thuXX VNĐ được chấp nhận;

- Khoản chi XY VNĐđược Hội đồng quản trị thông qua.

Hà Nội, ngày... tháng... năm ...

 

 

 

 

Công ty kiểm toán XYZGiám đốc

 

(Họ và tên, chữ ký)

(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu)

 

Số đăng ký hành nghề...

Số đăng ký hành nghề...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 03 : Ví dụ Báo cáo kiểm toán chấp nhậntừng phần

(ý kiến ngoại trừ)

 

Công ty Kiểm toán XYZ

Địa chỉ, điện thoại, fax...

Số :..............

 

 

Báo cáo kiểm toán

về báo cáo tài chính năm ... của công ty ABC

 

 

Kính gửi: Hội đồngquản trị và Giám đốc Công ty ABC

Chúng tôi đã...(Xem Phụ lục số 01).

Cơ sở ý kiến:

(Xem Phụ lục số 01)

ý kiến của kiểmtoán viên:

Chúng tôi đã khôngthể tham gia kiểm kê hàng tồn kho vào ngày 31/12/X, vì tại thời điểm đó chúngtôi chưa được bổ nhiệm làm kiểm toán. Với những tài liệu hiện có ở đơn vị chúngtôi cũng không thể kiểm tra được đúng đắn số lượng hàng tồn kho tại thời điểmtrên bằng các thủ tục kiểm toán khác.

Theo ý kiến chúngtôi, ngoại trừ những ảnh hưởng (nếu có) đến báo cáo tài chính vì lý donêu trên, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnhtrọng yếu tình hình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng như kếtquả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tạingày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và cácquy định pháp lý có liên quan.

Hà Nội, ngày... tháng... năm ...

 

Công ty kiểm toán XYZ

 

Kiểm toán viên

Giám đốc

 

(Họ và tên, chữ ký)

(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu)

 

Số đăng ký hành nghề...

Số đăng ký hành nghề...

 

 

 

 

 

Phụ lục số 04: Ví dụ Báo cáo kiểm toán có ý kiếntừ chối

(không thể đưa ra ý kiến)

Công ty Kiểm toán XYZ

Địa chỉ, điện thoại, fax...

Số :..............

 

 

Báo cáo kiểm toán

về báo cáo tài chính năm ... của công ty ABC

 

Kính gửi: Hội đồngquản trị và Giám đốc Công ty ABC

Chúng tôi đã...(Xem Phụ lục số 01).

Cơ sở ý kiến:

(Xem Phụ lục số 01)

ý kiến của kiểmtoán viên:

Do những hạn chế từphía đơn vị mà chúng tôi đã không thể kiểm tra được toàn bộ doanh thu, cũngkhông nhận được đủ các bản xác nhận nợ phải thu từ khách hàng, và vì tính trọngyếu của các sự kiện này, chúng tôi từ chối đưa ra ý kiến (hoặc không thể đưa raý kiến) của mình về báo cáo tài chính của đơn vị.

Hà Nội, ngày... tháng... năm ...

Công ty kiểm toán XYZ

 

Kiểm toán viên

Giám đốc

 

(Họ và tên, chữ ký)

(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu)

 

Số đăng ký hành nghề...

Số đăng ký hành nghề...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 05: Ví dụ Báo cáo kiểm toán có ý kiếnkhông chấp nhận

(ý kiến trái ngược)

Công ty Kiểm toán XYZ

Địa chỉ, điện thoại, fax...

Số :..............

 

 

 

Báo cáo kiểm toán

về báo cáo tài chính năm ... của công ty ABC

 

Kính gửi: Hội đồngquản trị và Giám đốc Công ty ABC

Chúng tôi đã...(Xem Phụ lục số 01).

Cơ sở ý kiến:

(Xem Phụ lục số 01)

ý kiến của kiểmtoán viên:

Trong báo cáo tàichính, giá trị TSCĐ là XXX VNĐ; khoản vay công ty B là XY VNĐ đã không phản ánhtrong sổ kế toán và không có chứng từ kế toán xác minh...

Theo ý kiến chúngtôi, vì ảnh hưởng trọng yếu của những vấn đề nói trên, báo cáo tài chính đãphản ánh không trung thực và không hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tìnhhình tài chính của công ty ABC tại ngày 31/12/X, cũng như kết quả kinh doanh vàcác luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X,không phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quyđịnh pháp lý có liên quan.

Hà Nội, ngày... tháng... năm ...

 

Công ty kiểm toán XYZ

 

Kiểm toán viên

Giám đốc

 

(Họ và tên, chữ ký)

(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu)

 

Số đăng ký hành nghề...

Số đăng ký hành nghề...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục số 06: Ví dụ Báo cáo kiểm toán do hai côngty kiểm toán cùng thực hiện

một cuộc kiểm toán

 

Công ty Kiểm toán A

Địa chỉ, điện thoại, fax...

Số:.........

Công ty Kiểm toán B

Địa chỉ, điện thoại, fax...

 

Báo cáo kiểm toán

về báo cáo tài chính năm ... của công ty ABC

 

Kính gửi: Hội đồngquản trị và Giám đốc Công ty ABC

Chúng tôi (Công tykiểm toán A và Công ty kiểm toán B) đã kiểm toán báo cáo tài chính gồm: Bảngcân đối kế toán tại ngày 31/12/X, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyểntiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính năm tài chính kết thúc ngày 31/12/X đượclập ngày ... của Công ty ABC từ trang ... đến trang ... kèm theo.

Việc lập và trìnhbày báo cáo tài chính này thuộc trách nhiệm của Giám đốc công ty. Trách nhiệmcủa chúng tôi là đưa ra ý kiến về các báo cáo này căn cứ trên kết quả kiểm toáncủa chúng tôi.

 

Cơ sở ý kiến:

(Xem Phụ lục số 01)

ý kiến của kiểmtoán viên:

(Xem Phụ lục số 01,02, 03, 04. 05)

Hà Nội, ngày... tháng... năm ...

Công ty kiểm toán A

 

Công ty kiểm toán B

Giám đốc

 

Giám đốc

(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu)

 

(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu)

Số đăng ký hành nghề...

 

Số đăng ký hành nghề...

 

 

 

 

 

Phụ lục số 07: Ví dụ Biên bản kiểm toán

 

Công ty Kiểm toán XYZ

Địa chỉ, điện thoại, fax...

Số :..............

 

 

Biên bản kiểm toán

Thực hiện kế hoạchkiểm toán tại Tổng công ty X, Tổ kiểm toán Công ty kiểm toán XYZ đã tiến hànhkiểm toán báo cáo tài chính năm kết thúc ngày 31/12/X, gồm: Bảng cân đối kếtoán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báocáo tài chính của Xí nghiệp ABC (là đơn vị phụ thuộc Tổng Công ty X) được lậpngày ... (kèm theo).

Hôm nay, ngày...tại Văn phòng Xí nghiệp ABC, chúng tôi, gồm có:

1- Đại diện Xínghiệp ABC:

            Ông (Bà)...

Chức vụ...

2- Đại diện Côngty kiểm toán:

            Ông (Bà)...

            Chức vụ...

cùng nhau thốngnhất các vấn đề liên quan tới kết quả kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày31/12/X của Xí nghiệp ABC, như sau:

            Tổ kiểm toán thuộc Công ty Kiểm toánXYZ đã thực hiện công việc kiểm toán theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, đãkiểm tra chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính, thực hiện kiểm kê kho hàng... từngày ... đến ngày .... kết quả như sau:

I- Tổ chức và chứcnăng, nhiệm vụ của Xí nghiệp ABC:

- Xí nghiệp ABC đượcthành lập theo Quyết định số ... ngày ...

- Chức năng, nhiệmvụ...

II- Chế độ kế toánáp dụng:

Xí nghiệp ABC thựchiện công tác kế toán theo chế độ kế toán Việt Nam (hoặc...).

Hình thức kế toánlà hình thức Nhật ký chung (hoặc...)

(Nêu các chính sáchkế toán chủ yếu mà Xí nghiệp ABC đã áp dụng)

III- Số liệu kếtoán:

1- Bảng cân đốikế toán tại ngày 31/12/X

2- Tổng hợpdoanh thu và thu nhập khác năm X

3- Tổng hợp chiphí năm X

4- Số liệukhác...

(Ghi lại những sốliệu điều chỉnh đã có sự nhất trí hoặc những số liệu chưa nhất trí, kèm theocác báo cáo tài chính trước khi kiểm toán và báo cáo tài chính sau khi đã điềuchỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên - nếu có)

IV- Các vấn đề tồntại liên quan đến hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ ở Xí nghiệpABC:

(Mô tả từng vấn đềcòn tồn tại, ảnh hưởng có thể có đến báo cáo tài chính, gợi ý cách thức giảiquyết, và ý kiến tiếp thu hay giải trình của Giám đốc (hoặc người đại diện Xínghiệp).

ý kiến nhận xét củakiểm toán viên:

Theo ý kiến củakiểm toán viên, báo cáo tài chính của Xí nghiệp ABC đã... (chi tiết ý kiến củakiểm toán viên)

ý kiến của Ban Giámđốc Xí nghiệp ABC (nếu có)

(Nếu hai bên cùngnhất trí ý kiến của kiểm toán viên thì ghi chung câu: "Biên bản kiểm toán nàyđã được hai bên cùng nhất trí").

Biên bản này đượclập thành hai (2) bản, Xí nghiệp ABC giữ một bản, Công ty kiểm toán XYZ giữ mộtbản./.

..., ngày ... tháng... năm ...

Đại diện Xí nghiệpABC                   Đại diện Công tykiểm toán XYZ

Giám đốc                                                                                Kiểmtoán viên

(Họ và tên, chữký, đóng dấu)                                               (Họ và tên, chữ ký)

                                                                                                 Số đăng ký hành nghề...

---@@@---

 

 

 

 

 

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6696&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận