QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Mẫu Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân cơsở
Căn cứ Luật hợp tác xã ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật Các tổ chứctín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ vềnhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2001 củaChính Phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹtín dụng nhân dân ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này "Mẫu Điều lệ Quỹ tín dụng nhân dân cơsở ".
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các Quỹ tín dụngnhân dân cơ sở căn cứ vào Mẫu điều lệ ban hành kèm theo quyết định này để xâydựng Điều lệ về tổ chức và hoạt động của mình.
Điều 3. ChánhVăn phòng, Vụ trưởng Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác, Thủ trưởng các đơn vị cóliên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai và hướng dẫnQuỹ tín dụng nhân dân cơ sở thực hiện Quyết định này./.
MẪU ĐIỀU LỆ
QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1269/2001/QĐ - NHNN
ngày 08 tháng 10 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1- Tên gọi, địa chỉ, địa bàn hoạt động.
1.Tên gọi đầy đủ : Quỹ tín dụng nhândân cơ sở..................
2.Tên gọi tắt : Quỹ tín dụng...........................
3.Biểu tượng : Sử dụng biểu tượng chungcủa hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân
4.Trụsở làm việc : Số nhà.....,phố......, xã (phường)..........,
Huyện (thịxã)............, tỉnh, thành phố.............
5.Số điện thoại.................................Fax...........................
6.Địa bàn hoạt động (Ghi theo giấy phép thành lập và hoạt động được Ngân hàngNhà nước cấp).
7.Thời gian hoạt động: (Ghi theo giấy phép thành lập và hoạt động được Ngânhàng Nhà nước cấp).
Điều 2 - Tính chất và mục tiêu hoạt động.
Quỹtín dụng.............là tổ chức tín dụng hợp tác do các thành viên trong địabàn tự nguyện thành lập và hoạt động theo các quy định của pháp luật nhằm mụctiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên.
Điều 3 - Tư cách pháp nhân.
Quỹtín dụng ......có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu riêng, hạchtoán kinh tế độc lập, chịu trách nhiệm trước thành viên và trước pháp luật vềhoạt động của mình.
Quỹtín dụng... có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh.
Điều 4 - Nguyên tắc tổ chức và hoạt động.
Quỹtín dụng .......được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
1.Tự nguyện gia nhập và ra Quỹ tín dụng: Mọi công dân Việt Nam, các hộ gia đìnhvà các đối tượng khác có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 của Điều lệ nàycó thể trở thành thành viên Quỹ tín dụng; thành viên có quyền xin ra Quỹ tíndụng theo quy định tại Điều 10 của Điều lệ;
2.Quản lý dân chủ và bình đẳng: Thành viên Quỹ tín dụng có quyền tham gia quảnlý, kiểm tra, giám sát Quỹ tín dụng và có quyền ngang nhau trong biểu quyết;
3.Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: Quỹ tín dụng tự chịu trách nhiệm về kết quảhoạt động của mình; tự quyết định về phân phối thu nhập, bảo đảm Quỹ tín dụngvà thành viên cùng có lợi;
4.Chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của thành viên và sự phát triển của Quỹ tíndụng: Sau khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi còn lại được trích một phần vàocác quỹ của Quỹ tín dụng, một phần chia theo số vốn góp của thành viên, phầncòn lại chia cho thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của Quỹ tín dụng do Đạihội thành viên quyết định;
5.Hợp tác và phát triển cộng đồng: Thành viên phải phát huy tinh thần tập thể,nâng cao ý thức hợp tác trong Quỹ tín dụng và trong cộng đồng xã hội, hợp tácgiữa các Quỹ tín dụng nhân dân với nhau ở trong và ngoài nước theo quy định củapháp luật.
Điều 5 - Quỹ tín dụng có quyền.
1.Được huy động vốn, cho vay vốn và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác theogiấy phép hoạt động; có quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kếtquả hoạt động của mình;
2.Nhận vốn tài trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
3.Yêu cầu người vay cung cấp các tài liệu về tài chính, sản xuất, kinh doanh liênquan đến khoản cho vay;
4. Đượctuyển chọn, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởngthích hợp và thực hiện các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy địnhcủa pháp luật;
5.Kết nạp thành viên mới, giải quyết việc thành viên ra khỏi Quỹ tín dụng nhândân, khai trừ thành viên theo quy định của Điều lệ này.
6.Quyết định phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ theo quy định của pháp luậtvà Điều lệ này;
7. Quyếtđịnh khen thưởng và xử phạt đối với thành viên.
8. Từchối yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trái với quy định của pháp luật;
9.Thực hiện các quyền khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Điều 6 -Quỹ tín dụng có nghĩa vụ.
1.Hoạt động kinh doanh theo giấy phép được cấp; chấp hành các quy định của Nhà nướcvề tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng;
2.Thực hiện Pháp lệnh Kế toán - Thống kê và chấp hành chế độ thanh tra, chế độkiểm toán theo quy định;
3.Bảo toàn và phát triển vốn hoạt động; quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản đượcgiao;
4.Chịu trách nhiệm hoàn trả tiền gửi, tiền vay, các khoản nợ khác đúng kỳ hạn;chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ khác bằng toàn bộ số vốnvà tài sản thuộc sở hữu của Quỹ tín dụng;
5.Nộp thuế theo luật định;
6.Tham gia tổ chức liên kết phát triển hệ thống nhằm mục tiêu xây dựng Quỹ tín dụngvà hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững;
7.Chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cung cấp thông tin đểmọi thành viên tích cực tham gia xây dựng và quản lý Quỹ tín dụng nhân dân.
8.Bảo đảm các quyền lợi của thành viên và thực hiện các cam kết kinh tế đối vớithành viên.
9.Thực hiện hợp đồng lao động; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.
CHƯƠNG II
THÀNH VIÊN
Điều 7 - Điều kiện để trở thành thành viên.
Đểtrở thành thành viên Quỹ tín dụng cá nhân, hộ gia đình phải có đủ các điều kiệnsau:
a. Cá nhân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vidân sự đầy đủ, có hộ khẩu thường trú trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng.Đối với những cá nhân có tài sản, có tổ chức sản xuất - kinh doanh và đăng kýtạm trú có thời hạn trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng cũng có thể đượcxem xét cho tham gia thành viên;
b.Hộ gia đình cử người đại diện có đủ điều kiện và tiêu chuẩn là thành viên Quỹtín dụng;
c.Các hợp tác xã, tổ hợp tác có trụ sở chính đóng trên địa bàn hoạt động của Quỹtín dụng, cử đại diện hợp pháp tham gia thành viên Quỹ tín dụng;
Cácđối tượng quy định tại điểm a, b, c trên đây tự nguyện gia nhập, tán thành Điềulệ, góp đủ vốn đều có thể trở thành thành viên của Quỹ tín dụng.
d.Các điều kiện khác (quy định theo tình hình cụ thể của từng Quỹ tín dụng).
Điều 8 - Quyền của thành viên.
1.Được dự Đại hội thành viên hoặc bầu đại biểu đi dự Đại hội thành viên, dự cáccuộc họp thành viên để bàn bạc và biểu quyết những công việc của Quỹ tín dụng;
2. Đượcứng cử, bầu cử vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các chức danh được bầukhác của Quỹ tín dụng;
3.Được gửi tiền, vay vốn, chia lãi theo vốn góp;
4.Được hưởng thụ các phúc lợi xã hội chung của Quỹ tín dụng theo quy định củapháp luật;
5.Được khen thưởng khi có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và phát triển Quỹtín dụng;
6. Đượccung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của Quỹ tín dụng;
7.Được đề đạt, phản ánh, kiến nghị những vấn đề liên quan đến hoạt động của Quỹtín dụng và yêu cầu được trả lời; yêu cầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soáttriệu tập Đại hội thành viên bất thường để giải quyết những vấn đề cấp thiết;
8.Được chuyển vốn góp, các quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho thành viên kháchoặc những người đủ điều kiện trở thành thành viên;
9.Được quyền xin ra Quỹ tín dụng theo quy định tại Điều 10 của Điều lệ này;
10.Được trả lại vốn góp và các quyền lợi khác khi ra Quỹ tín dụng theo quy địnhtại Khoản 3 và 4 Điều 12 của Điều lệ và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước. Trongtrường hợp thành viên chết, vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ khác của thànhviên được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Điều 9 - Nghĩa vụ thành viên.
1.Chấp hành Điều lệ và các Nghị quyết của Đại hội thành viên;
2.Góp vốn theo quy định tại Điều 26 của Điều lệ này.
3.Hợp tác, tương trợ giữa các thành viên, góp phần xây dựng và thúc đẩy sự pháttriển của Quỹ tín dụng;
4.Cùng chịu trách nhiệm về các khoản rủi ro, thua lỗ của Quỹ tín dụng trong phạmvi vốn góp của mình;
5.Hoàn trả vốn và lãi tiền vay của Quỹ tín dụng theo cam kết;
6.Bồi thường các thiệt hại do mình gây ra cho Quỹ tín dụng theo quyết định củaĐại hội thành viên.
Điều 10 - Các trường hợp được xem xét giải quyết cho ra Quỹ tíndụng.
Thànhviên được xem xét giải quyết cho ra khỏi Quỹ tín dụng trong những trường hợpsau:
1. Thànhviên thực sự gặp khó khăn như: Bản thân hoặc người trong gia đình bị ốm đau dàingày, thành viên là người già neo đơn, thành viên sản xuất kinh doanh bịthua lỗ kéo dài không có khả năng phục hồi;
2.Thành viên gặp rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng như: sản xuất kinh doanh bịthiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn;
3.Các trường hợp khác (từng Quỹ tín dụng căn cứ vào thực tế để quy định chophù hợp).
Điều 11: Các trường hợp bị khai trừ.
1.Thành viên không chấp hành Điều lệ và các Nghị quyết của Đại hội thành viên;
2. Vaynợ cố tình chây ỳ, có những hành vi tuyên truyền xuyên tạc về tình hình hoạtđộng của Quỹ tín dụng;
3.Các trường hợp khác (từng Quỹ tín dụng căn cứ vào thực tế để quy định chophù hợp).
Điều 12 -Chấm dứt tư cách thành viên.
1. Tưcách thành viên chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a.Thành viên là cá nhân bị chết, bị mất năng lực hành vi dân sự;
b.Thành viên xin ra khỏi Quỹ tín dụng đã được chấp nhận;
c.Thành viên là pháp nhân khi tổ chức đó giải thể hoặc phá sản;
d.Thành viên bị Đại hội thành viên khai trừ;
đ.Thành viên đã chuyển hết vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ thành viên cho ngườikhác;
e.Các trường hợp khác (từng Quỹ tín dụng căn cứ vào tình hình thực tếđể quy đinh cho phù hợp).
2.Trường hợp thành viên có nguyện vọng xin ra Quỹ tín dụng thì phải có đơn đềnghị gửi Hội đồng quản trị trước 1 tháng để xem xét và quyết định.
3. Khira khỏi Quỹ tín dụng thành viên được chuyển vốn góp, quyền lợi và nghĩa vụ củamình cho thành viên khác hoặc người có đủ điều kiện để trở thành thành viên Quỹtín dụng. Trong những trường hợp quy định tại Điểm a, c, d Khoản 1 Điều này nếukhông chuyển nhượng được vốn góp cho người khác thì được trả lại vốn góp.
4.Việc trả lại vốn góp, lãi vốn góp (nếu có) cho thành viên phải căn cứ vào thựctrạng tài chính của Quỹ tín dụng khi quyết toán cuối năm, sau khi thành viên đãgiải quyết dứt điểm các nghĩa vụ tài chính của mình (nếu có) đối với Quỹ tíndụng, bao gồm:
a. Hoàntrả các khoản nợ vay Quỹ tín dụng (cả gốc và lãi);
b.Các khoản tổn thất phải bồi hoàn do phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịutrách nhiệm;
c.Chịu một phần các khoản lỗ kinh doanh, các khoản rủi ro trong hoạt động của Quỹtín dụng, mức cụ thể tương ứng với tỷ lệ vốn góp của thành viên theo nghị quyếtcủa Đại hội thành viên.
5. Thànhviên khi ra khỏi Quỹ tín dụng được hưởng các quyền lợi từ quỹ khen thưởng, quỹphúc lợi do Đại hội thành viên quyết định.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ QUỸ TÍN DỤNG
Điều 13 -Đại hội thành viên.
1.Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của Quỹ tín dụng.
2.Đại hội toàn thể thành viên hoặc Đại hội đại biểu thành viên (gọi chung là Đạihội thành viên) có nhiệm vụ, quyền hạn như nhau. Căn cứ vào thực tế tại Quỹ vàhướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Hội đồng quản trị quyết định về tổ chức Đạihội thành viên, bầu đại biểu đi dự Đại hội thành viên và số lượng đại biểu đidự Đại hội thành viên trong từng kỳ Đại hội.
3.Đại hội thành viên thường kỳ: Họp mỗi năm 1 lần do Hội đồng quản trị triệu tậptrong vòng 90 ngày, kể từ ngày khoá sổ quyết toán năm tài chính. Quỹ tín dụngtổ chức Đại hội nhiệm kỳ khi hết nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị và Ban kiểmsoát. (Căn cứ vào thực tế Điều lệ Quỹ tín dụng có thể quy định Đại hội nhiệmkỳ tổ chức kết hợp với Đại hội thường kỳ).
4.Đại hội thành viên bất thường: Do Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát triệutập để quyết định những vấn đề cần thiết vượt quá quyền hạn của Hội đồng quảntrị hoặc của Ban kiểm soát;
Trongtrường hợp có ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên cùng có đơn yêu cầutriệu tập Đại hội thành viên gửi lên Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát, thìtrong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ đơn, Hội đồng quản trị phải triệu tậpĐại hội thành viên; nếu quá thời hạn này mà Hội đồng quản trị không triệu tậpĐại hội thì Ban kiểm soát phải triệu tập Đại hội thành viên bất thường để giảiquyết các vấn đề nêu trong đơn.
Điều 14 - Nội dung Đại hội thành viên.
Đạihội thành viên thảo luận và quyết định những vấn đề sau đây:
1.Báo cáo kết quả hoạt động trong năm, báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị vàBan kiểm soát;
2.Báo cáo công khai tài chính - kế toán, dự kiến phân phối lợi nhuận và xử lý cáckhoản lỗ (nếu có);
3.Phương hướng hoạt động năm tới;
4.Tăng, giảm vốn điều lệ theo mức quy định của Ngân hàng Nhà nước; mức góp vốntối thiểu của thành viên;
5.Bầu, bầu bổ sung hoặc bãi miễn Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hộiđồng quản trị, Ban kiểm soát Quỹ tín dụng;
6.Thông qua phương án do Hội đồng quản trị xây dựng về mức thù lao cho thành viênHội đồng quản trị, Ban kiểm soát, mức lương của Giám đốc và các nhân viên làmviệc tại Quỹ tín dụng;
7.Thông qua danh sách kết nạp thành viên mới và cho thành viên ra khỏi Quỹ tíndụng do Hội đồng quản trị báo cáo; quyết định khai trừ thành viên;
8.Chia tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể Quỹ tín dụng;
9.Sửa đổi Điều lệ của Quỹ tín dụng;
10.Những vấn đề khác do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc có ít nhất 1/3 (mộtphần ba) tổng số thành viên đề nghị.
11.Riêng Đại hội thành viên nhiệm kỳ còn thông qua báo cáo kết quả hoạt động trongnhiệm kỳ; báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; thông quaphương hướng hoạt động và bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hộiđồng quản trị, Ban kiểm soát của nhiệm kỳ mới.
Điều 15 -Quy định về số lượng đại biểu và biểu quyết trong Đại hội thành viên Quỹ tíndụng.
1.Đại hội thành viên phải có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên hoặcđại biểu thành viên tham dự. Nếu không đủ số lượng quy định trên thì phải tạmhoãn Đại hội; Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát phải triệu tập lại Đại hội.
2.Quyết định sửa đổi Điều lệ, hợp nhất, chia tách, giải thể Quỹ tín dụng đượcthông qua khi có ít nhất 3/4 (ba phần tư) tổng số thành viên hoặc đại biểuthành viên có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành. Các quyết định về những vấnđề khác được thông qua khi có quá 1/2 (một phần hai) tổng số đại biểu có mặttại Đại hội biểu quyết tán thành.
3.Việc biểu quyết tại Đại hội thành viên và các cuộc họp thành viên không phụthuộc vào số vốn góp hay chức vụ của thành viên trong Quỹ tín dụng. Mỗi thànhviên hoặc đại biểu thành viên chỉ có một phiếu biểu quyết.
Điều 16 -Thông báo triệu tập Đại hội thành viên:
Chậmnhất là 10 ngày, trước khi khai mạc Đại hội thành viên, cơ quan triệu tập Đạihội phải thông báo thời gian, địa điểm họp và chương trình Đại hội cho từngthành viên hoặc đại biểu thành viên. Đại hội thành viên chỉ thảo luận và quyếtđịnh những vấn đề đã ghi trong chương trình và những vấn đề phát sinh khi có ítnhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên đề nghị.
Điều 17- Hội đồng quản trị.
1.Hội đồng quản trị có chức năng quản trị Quỹ tín dụng theo quy định của phápluật.
2.Hội đồng quản trị có tối thiểu 3 thành viên; số lượng cụ thể mỗi nhiệm kỳ doĐại hội thành viên quyết định. Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồngquản trị do Đại hội thành viên bầu trực tiếp theo thể thức bỏ phiếu kín.
3.Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản trị:
a.Phải là thành viên của Quỹ tín dụng;
b. Lànhững người có phẩm chất đạo đức tốt, có tín nhiệm, có năng lực quản lý và hiểubiết về hoạt động ngân hàng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
c.Không được đồng thời là thành viên Ban kiểm soát, Kế toán trưởng, thủ quỹ củaQuỹ tín dụng và không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em ruộtcủa họ;
d.Các tiêu chuẩn khác (căn cứ thực tế hoạt động của từng Quỹ tín dụng để quyđịnh).
4.Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là..........năm.
5.Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Đại hộithành viên và trước pháp luật.
6.Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị không được uỷ quyền chonhững người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ,quyền hạn của mình.
Điều 18 - Hoạt động của Hội đồng quản trị.
1. Hộiđồng quản trị họp ít nhất mỗi tháng 1 lần, để xem xét và quyết định những vấnđề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình. Trường hợp cần thiết, có thể họpphiên bất thường theo đề nghị của chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc ít nhất 2/3(Hai phần ba) thành viên Hội đồng quản trị; của Trưởng ban kiểm soát hoặc ítnhất 2/3 (Hai phần ba) thành viên Ban kiểm soát .
2.Các phiên họp của Hội đồng quản trị được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 (Haiphần ba) thành viên Hội đồng quản trị tham dự. Hội đồng quản trị hoạt động theonguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Trong trường hợp biểu quyết củaHội đồng quản trị có số phiếu ngang nhau, thì phiếu biểu quyết của bên có ngườichủ trì phiên họp là quyết định.
3.Nội dung và kết luận của mỗi phiên họp Hội đồng quản trị phải được ghi thànhbiên bản, biên bản phải có đủ chữ ký của chủ tọa và thư ký phiên họp. Thànhviên Hội đồng quản trị có quyền bảo lưu ý kiến của mình, ý kiến bảo lưu đượclập thành văn bản có chữ ký của người bảo lưu và được lưu trữ cùng với nghịquyết của phiên họp.
Điều 19 -Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị.
1. Tổchức thực hiện các nghị quyết Đại hội thành viên;
2.Quyết định những vấn đề về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng (trừ những vấnđề thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên);
3.Bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, phó Giám đốc, Kế toán trưởng; quyết định số lượnglao động, cơ cấu tổ chức và các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn của Quỹ tín dụng;
4.Chuẩn bị chương trình nghị sự của Đại hội thành viên và triệu tập Đại hội thànhviên;
5.Xây dựng phương án trình Đại hội thành viên về mức thù lao cho thành viên Hộiđồng quản trị, Ban kiểm soát, mức lương của Giám đốc và các nhân viên làm việctại Quỹ tín dụng.
6. Xétkết nạp thành viên mới, giải quyết việc thành viên xin ra khỏi Quỹ tín dụng(trừ trường hợp khai trừ thành viên) và báo cáo để Đại hội thành viên thôngqua;
7.Quyết định việc tăng, giảm vốn điều lệ trong mức được Ngân hàng Nhà nước chophép và tổng hợp báo cáo chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và báo cáotrước Đại hội thành viên gần nhất.
8. Xửlý các khoản cho vay không có khả năng thu hồi và những tổn thất khác theo quyđịnh của Nhà nước;
9. TrìnhĐại hội thành viên Báo cáo về tình hình hoạt động và kết quả hoạt động, báo cáoquyết toán, dự kiến phân phối lợi nhuận, phương án xử lý lỗ (nếu có); phương hướngkế hoạch hoạt động năm tới;
10. Kiếnnghị sửa đổi Điều lệ;
11.Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 20 -Chủ tịch Hội đồng quản trị.
1.Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện cho Quỹ tín dụng trước pháp luật.
2.Chủ tịch Hội đồng quản trị là người tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội đồngquản trị; triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng quản trị; phân côngvà theo dõi các thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nghị quyết Đại hội thànhviên và quyết định của Hội đồng quản trị; đôn đốc và giám sát việc điều hànhcủa Giám đốc Quỹ tín dụng.
3.Chủ tịch Hội đồng quản trị là người ký các văn bản thuộc thẩm quyền của HĐQT(Các văn bản trình Đại hội thành viên; trình Ngân hàng Nhà nước...).
4. ViệcChủ tịch Hội đồng quản trị có thể đồng thời là Giám đốc Quỹ tín dụng (căn cứvào tình hình thực tế của Quỹ tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đểghi vào Điều lệ cho phép hoặc không).
5.Chủ tịch Hội đồng quản trị không được đồng thời tham gia hội đồng quản trị hoặctham gia điều hành tại các tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tham gia Hộiđồng quản trị của Quỹ tín dụng Trung ương.
6.Khi vắng mặt, Chủ tịch Hội đồng quản trị phải uỷ quyền bằng văn bản cho 1 thànhviên Hội đồng quản trị khác thay thế, theo quy chế làm việc của Hội đồng quảntrị.
Điều 21-Ban kiểm soát.
1.Ban kiểm soát chịu trách nhiệm giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của Quỹ tíndụng theo pháp luật và Điều lệ Quỹ tín dụng.
2.Ban kiểm soát do Đại hội thành viên bầu trực tiếp. Ban kiểm soát có........thành viên, trong đó có 1 kiểm soát viên chuyên trách. Ban kiểm soátbầu 1 người là trưởng Ban để điều hành công việc của Ban, Nhiệm kỳ của Ban kiểmsoát theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị (các Quỹ tín dụng căn cứ vào hướngdẫn của Ngân hàng Nhà nước và thực tế của Quỹ tín dụng để quy định số lượngthành viên Ban kiểm soát cho phù hợp).
3. Thànhviên Ban kiểm soát phải đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn trình độ chuyênmôn và đạo đức nghề nghiệp do Ngân hàng Nhà nước quy định.
4.Thành viên Ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị,Kế toán trưởng, Thủ quỹ của Quỹ tín dụng và không phải là cha, mẹ, vợ, chồng,con hoặc anh, chị em ruột của họ.
Điều 22 - Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát.
1.Kiểm tra, giám sát Quỹ tín dụng hoạt động theo pháp luật;
2.Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Quỹ tín dụng, Nghị quyết Đại hộithành viên, Nghị quyết Hội đồng quản trị;
3.Kiểm tra về tài chính, kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụngcác Quỹ của Quỹ tín dụng, sử dụng tài sản và các khoản hỗ trợ của Nhà nước;
4.Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động của Quỹtín dụng thuộc thẩm quyền của mình;
5.Trưởng Ban kiểm soát hoặc đại diện Ban kiểm soát được tham dự các cuộc họp củaHội đồng quản trị nhưng không biểu quyết;
6. Yêucầu những người có liên quan trong Quỹ tín dụng cung cấp tài liệu, sổ sáchchứng từ và những thông tin cần thiết khác để phục vụ cho công tác kiểm tra, nhưngkhông được sử dụng các tài liệu, thông tin đó vào mục đích khác;
7.Được sử dụng bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Quỹ tín dụng nhân dân đểthực hiện nhiệm vụ của Ban kiểm soát;
8. Chuẩnbị chương trình và triệu tập Đại hội thành viên bất thường khi có một trong cáctrường hợp sau:
a.Khi Hội đồng quản trị không sửa chữa hoặc sửa chữa không có kết quả những viphạm pháp luật, vi phạm Điều lệ và Nghị quyết của Đại hội thành viên mà Bankiểm soát đã yêu cầu.
b.Khi Hội đồng quản trị không triệu tập Đại hội thành viên bất thường theo yêucầu của thành viên .
9.Thông báo cho Hội đồng quản trị, báo cáo trước Đại hội thành viên và Ngân hàngNhà nước về kết quả kiểm soát; kiến nghị với Hội đồng quản trị, Giám đốc khắcphục những yếu kém, những vi phạm trong hoạt động của Quỹ tín dụng.
Điều 23.Giám đốc.
1.Giám đốc Quỹ tín dụng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
2.Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị điều hành hoạt độnghàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3.Giám đốc phải có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực điều hànhtheo quy định của Ngân hàng Nhà nước (căn cứ vào thực tế địa phương từng Quỹtín dụng có thể quy định các tiêu chuẩn khác của Giám đốc nhưng phải phù hợpvới quy định của pháp luật).
4.Giám đốc không kiêm nhiệm các chức vụ ở các tổ chức kinh tế, chính quyền và cácchức vụ chủ chốt khác tại địa phương.
5.Khi vắng mặt, Giám đốc được uỷ quyền cho Phó giám đốc hoặc một thành viên Hộiđồng quản trị điều hành công việc của Quỹ tín dụng, người uỷ quyền không đượcuỷ quyền lại cho người khác.
Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc.
1.Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Quỹ tín dụng theo đúng pháp luật,Điều lệ và Nghị quyết Đại hội thành viên, nghị quyết Hội đồng quản trị;
2.Lựa chọn, đề nghị Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh phó Giám đốc(nếu có), Kế toán trưởng;
3.Tuyển dụng, kỷ luật, cho thôi việc các nhân viên làm việc tại Quỹ tín dụng;
4.Ký các báo cáo, văn bản, hợp đồng, chứng từ; trình Hội đồng quản trị các báocáo về tình hình và kết quả hoạt động của Quỹ tín dụng;
5.Giám đốc không phải là thành viên Hội đồng quản trị được tham dự các cuộc họpcủa Hội đồng quản trị nhưng không được quyền biểu quyết;
6.Chuẩn bị báo cáo hoạt động, báo cáo quyết toán, dự kiến phân phối lợi nhuận, phươngán xử lý lỗ (nếu có) và xây dựng phương hướng hoạt động của năm tới để Hội đồngquản trị xem xét và trình Đại hội thành viên;
7.Được từ chối thực hiện những quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị ,các thành viên Hội đồng quản trị nếu thấy trái pháp luật, trái Điều lệ và nghịquyết Đại hội thành viên đồng thời báo cáo ngay với Ngân hàng Nhà nước để cóbiện pháp xử lý.
Điều 25 - Những người không được là thành viên Hội đồng quản trị,Ban kiểm soát, người Điều hành.
Nhữngngười sau đây không được bầu vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc bổ nhiệmlàm Giám đốc, phó Giám đốc (nếu có):
1.Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
2.Đã bị kết án về các tội nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm sở hữuXã hội chủ nghĩa và tài sản của công dân; các tội nghiêm trọng về kinh tế;
3.Đã bị kết án về các tội phạm khác mà chưa được xoá án;
4.Đã từng là thành viên Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc của một tổ chức bị phásản, trừ các trường hợp :
a. Là Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị củadoanh nghiệp bị phá sản vì lý do bất khả kháng do Chính phủ quy định;
b. LàGiám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị không trựctiếp chịu trách nhiệm về lý do doanh nghiệp bị phá sản;
c . LàGiám đốc hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị đã tự nguyện đệ đơn xin tuyên bố phásản doanh nghiệp đúng pháp luật và đã trả đủ nợ cho các chủ nợ.
5.Đã từng là đại diện theo pháp luật của một tổ chức bị đình chỉ hoạt động do viphạm pháp luật nghiêm trọng;
6.Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị,Giám đốc không được là thành viên Ban kiểm soát, Kế toán trưởng, thủ quỹ củacùng một Quỹ tín dụng.
CHƯƠNG IV
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Điều 26 - Nguồn vốn hoạt động.
1. Vốn điều lệ: Vốn điều lệ của Quỹ tín dụng là số vốn góp của thành viên, tốithiểu là 100.000.000đ (một trăm triệu đồng). Thành viên gia nhập Quỹ tín dụngphải có vốn góp tối thiểu là......đồng, mức tối đa (kể cả vốn chuyển nhượng)không vượt quá ...% tổng số vốn điều lệ của Quỹ tín dụng. (Căn cứ vào hướngdẫn của Ngân hàng Nhà nước từng Quỹ tín dụng quy định mức vốn góp tối thiểu,tối đa của thành viên cho phù hợp với thực tế).
2.Vốn huy động: Quỹ tín dụng huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi không kỳhạn, tiền gửi có kỳ hạn của thành viên và các tổ chức, cá nhân; vay vốn của Quỹtín dụng Trung ương và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của Ngân hàngNhà nước.
3.Các nguồn vốn khác: bao gồm các nguồn vốn dịch vụ uỷ thác, vốn tài trợ của cáctổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các loại vốn và quỹ khác hình thành trongquá trình hoạt động của Quỹ tín dụng.
Điều 27 -Hoạt động tín dụng.
1. Quỹtín dụng ... cho vay các khách hàng:
a.Cho vay đối với thành viên;
b.Cho vay các hộ nghèo không phải là thành viên trong địa bàn hoạt động (theohướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, từng Quỹ tín dụng quy định việc cho vay hộnghèo cho phù hợp thực tế).
c. Chovay khách hàng không phải là thành viên dưới hình thức cầm cố sổ tiền gửi dochính Quỹ tín dụng phát hành.
2.Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tuỳtheo tính chất và khả năng nguồn vốn của Quỹ tín dụng.
3.Khi cho vay Quỹ tín dụng tiến hành lập hồ sơ và thủ tục xét duyệt cho vay, kiểmtra việc sử dụng tiền vay, chấm dứt cho vay, xử lý nợ, điều chỉnh lãi suất và lưugiữ hồ sơ, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
4.Thực hiện các hoạt động tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 28- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
1.Quỹ tín dụng... được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, Quỹ tín dụngTrung ương và các tổ chức tín dụng khác (không phải là Quỹ tín dụng cơ sở);
2.Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 29.Các hoạt động khác.
1.Quỹ tín dụng... được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn vào Quỹ tín dụngTrung ương và Tổ chức liên kết phát triển hệ thống theo quy định của Ngân hàngNhà nước.
2.Được nhận uỷ thác và làm đại lý trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ; được thựchiện các hoạt động khác theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước;
3.Thực hiện các hoạt động khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
CHƯƠNG V
TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
Điều 30 - Năm tài chính Quỹ tín dụng.
Nămtài chính của Quỹ tín dụng bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31tháng 12 năm dương lịch.
Điều 31 - Hạch toán.
Quỹtín dụng phải thực hiện hạch toán theo hệ thống tài khoản, chế độ chứng từ theoquy định của pháp luật về kế toán, thống kê và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 32 - Thu - chi tài chính của Quỹ tín dụng.
Quỹtín dụng thực hiện chế độ thu - chi tài chính theo quy định của phápluật và hướng dẫn của Bộ Tài chính, của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 33 -Phân phối lợi nhuận.
Phânphối lợi nhuận của Quỹ tín dụng nhân dân do Đại hội thành viên quyết định theohướng dẫn của Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước.
Điều 34 - Sử dụng vốn tự có và quỹ của Quỹ tín dụng.
1. Quỹtín dụng được mua, đầu tư vào tài sản cố định sử dụng trực tiếp cho hoạt độngnghiệp vụ, với tỷ lệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
2. Quỹtín dụng không được sử dụng Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ dự phòng tàichính, Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, Quỹ trợ cấp mất việc làm để chia lãivốn góp, việc sử dụng các quỹ trên do Hội đồng quản trị quyết định theo quyđịnh của Bộ tài chính và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
3. Quỹkhen thưởng, phúc lợi dùng thưởng định kỳ hoặc đột xuất, chi trợ cấp khó khăncho nhân viên và thành viên Quỹ tín dụng hoặc dùng để đầu tư xây dựng, sửa chữacác công trình phúc lợi của Quỹ tín dụng, việc sử dụng 2 quỹ này do Hội đồngquản trị quyết định.
Điều 35-Thực hiện chế độ báo cáo.
Quỹtín dụng thực hiện chế độ báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động nghiệp vụ địnhkỳ, báo cáo đột xuất theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 36 -Xử lý các khoản lỗ.
Trườnghợp quyết toán năm tài chính bị lỗ do nguyên nhân khách quan gây ra, Quỹ tíndụng được lấy lãi năm tài chính sau để bù; nếu lỗ do nguyên nhân chủ quan gâyra thì người có lỗi phải bồi hoàn theo quyết định của Đại hội thành viên.
CHƯƠNG VI
HỢP NHẤT, CHIA TÁCH,
PHÁ SẢN, GIẢI THỂ, THANH LÝ QUỸ TÍN DỤNG
Điều 37 - Hợp nhất, chia tách Quỹ tín dụng.
1. Việchợp nhất, chia tách Quỹ tín dụng phải xuất phát từ yêu cầu của thực tế và đápứng các điều kiện quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật hiện hành.
2.Đại hội thành viên quyết định việc hợp nhất, chia tách Quỹ tín dụng trên cơ sởphương án do Hội đồng quản trị trình trước Đại hội.
3.Thủ tục hợp nhất, chia tách được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướngdẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 38 - Giải thể.
Quỹtín dụng giải thể trong các trường hợp sau:
1.Giải thể tự nguyện theo Nghị quyết của Đại hội thành viên và được Ngân hàng Nhànước chấp thuận;
2.Hết thời hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được Ngânhàng Nhà nước chấp thuận.
3. Bịcơ quan Nhà nước có thẩm quyền bắt buộc giải thể; Ngân hàng Nhà nước thu hồigiấy phép thành lập và hoạt động.
Điều 39 - Phá sản.
Quỹtín dụng có thể bị toà án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theoquy định của pháp luật sau khi Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản về việc khôngáp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán củaQuỹ tín dụng và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đã dùng mọi biện pháp hỗ trợ nhưngQuỹ tín dụng vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Điều 40 - Thanh lý.
1.Trong trường hợp Quỹ tín dụng bị tuyên bố phá sản, việc thanh lý được thực hiệntheo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
2.Quỹ tín dụng khi giải thể, việc thanh lý được thực hiện theo quy định của phápluật và dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
3.Mọi chi phí liên quan đến việc thanh lý do Quỹ tín dụng chịu.
CHƯƠNG VII
CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA QUỸ TÍN DỤNG
Điều 41 - Quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước.
1.Quỹ tín dụng chịu sự quản lý của Bộ Tài chính về thực hiện cơ chế, chính sách,chế độ tài chính.
2. Chịusự quản lý của Ngân hàng Nhà nước về thực hiện chế độ, chính sách tiền tệ - tíndụng - Ngân hàng.
3.Quỹ tín dụng chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước khác theo quy định củapháp luật.
Điều 42 - Quan hệ với chính quyền địa phương.
1.Được chính quyền địa phương giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động antoàn, có hiệu quả.
2.Được Chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong việc xử lý các khókhăn vướng mắc trong quá trình hoạt động; giải quyết các khiếu nại, tố cáo vàxử lý các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan để bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của Quỹ tín dụng và thành viên Quỹ tín dụng.
3. Thườngxuyên báo cáo tình hình hoạt động của Quỹ tín dụng đối với chính quyền địa phươngnơi Quỹ tín dụng đóng trụ sở.
Điều 43 - Quan hệ với các tổ chức tài chính - tín dụng khác.
Đượcquan hệ hợp tác với tất cả các tổ chức tài chính - tín dụng ở trong nước theo nguyêntắc bình đẳng, cùng có lợi.
Điều 44 - Quan hệ với Quỹ tín dụng nhân dân trung ương.
1. Làthành viên của Quỹ tín dụng trung ương.
2. Đượcgửi vốn và vay vốn Quỹ tín dụng trung uơng; hưởng thụ các dịch vụ chung của Quỹtín dụng Trung ương cung cấp cho thành viên; được trao đổi kinh nghiệm về hoạtđộng của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.
CHƯƠNG VIII
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 45 - Khen thưởng.
Cáctổ chức, cá nhân, thành viên của Quỹ tín dụng có nhiều thành tích xuất sắctrong việc xây dựng, phát triển Quỹ tín dụng, có nhiều đóng góp mang lại hiệuquả trong hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng sẽ được khen thưởng. Mức cụ thểdo Đại hội thành viên quyết định.
Điều 46 - Kỷ luật.
1. Thànhviên nào vi phạm Điều lệ hoạt động của Quỹ tín dụng tuỳ theo tính chất và mứcđộ vi phạm mà bị khiển trách, cảnh cáo, khai trừ ra khỏi Quỹ tín dụng hoặc bịxử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại tài sản thìphải bồi thường.
2.Tổ chức, cá nhân nào lợi dụng danh nghĩa Quỹ tín dụng để hoạt động vì mục đíchmưu cầu lợi ích cá nhân; vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động Ngân hàngtuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chínhhoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi hoàn vật chấttheo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG IX
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 47 - Điều lệ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Ngân hàng nhà nướcchuẩn y.
Điều 48-Việc sửa đổi Điều lệ do Đại hội thành viên quyết định và phải được Ngân hàngNhà nước chấp thuận.
Điều 49 -Điều lệ được lập thành 3 bản và lưu giữ tại:
-Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố: 1 bản
-Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 1 bản
-Quỹ tín dụng ................... : 1 bản
Thay mặt Hội đồng quản trị
Chủ tịch