: Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về quản lý, cấp phát vồn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Ngân sách huyện, xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây của UBND tỉnh trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Cục trưởng Cục Đầu tư phát triển, Giám đốc các Sở Tài chính - Vật giá, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các Huyện, Thành phố, Thị xã, các chủ đầu tư; các ban quản lý dự án và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
(Ban hành kèm theo Quyết định 1306/1998/QĐ-UB ngày 29 tháng 12 năm 1998 của UBND tỉnh Nghệ An)
Điều 4: Xác định chủ trương đầu tư:
Trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch phát triển Kinh tế xã hội của Huyện, cơ quan Tài chính Huyện, Xã về chủ trương đầu tư phát triển; Tham gia ý kiến trong việc thẩm định các dự án đầu tư theo phân cấp của UBND Tỉnh để cùng với Kế hoạch trình Chủ tịch UBND Huyện Quyết định đầu tư.
Điều 5: Lập thông báo kế hoạch vốn hàng quý:
1. Chủ đầu tư các dự án thuộc Ngân sách Huyện, Xã lập kế hoạch cấp vốn quý gửi phòng Tài chính Huyện. Căn cứ kế hoạch vốn cả năm và khả năng Ngân sách, Phòng Tài chính Huyện phân bổ mức chi quý cho từng dự án, thông báo cho chủ đầu tư, đồng gửi Kho bạc Huyện.
2. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Ngân sách huyện, xã theo phân cấp Ngân sách hàng năm của UBND Tỉnh và các nguồn vốn huy động theo quy định của Nhà nước.
Điều 6: Đảm bảo nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
1. Đối với các dự án đầu tư thuộc Ngân sách Huyện, kể cả nguồn hỗ trợ, uỷ quyền của Ngân sách cấp trên, phòng Tài chính Huyện đảm bảo đủ nguồn vốn trên cơ sở mức chi Ngân sách Huyện đã cân đối hàng quý để cấp phát cho các dự án.
2. Đối với dự án đầu tư thuộc Ngân sách xã.
a) Trường hợp chi từ nguồn vốn bổ sung ngân sách Huyện kể cả nguồn hỗ trợ, uỷ quyền của Ngân sách cấp trên thì phòng Tài chính Huyện đảm bảo nguồn vốn theo mức chi đã cân đối.
b) Trường hợp nguồn vốn là các khoản huy động đóng góp bằng tiền thì UBND xã phải làm thủ tục nộp vào tài khoản Ngân sách Huyện tại Kho bạc Nhà nước. Phòng Tài chính Huyện căn cứ vào số tiền huy động đóng góp của Xã nộp vào Kho bạc Nhà nước để cân đối và cấp phát cho các dự án.
c) Nếu nguồn thu từ các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân bằng hiện vật, bằng ngày công lao động thì Ban Tài chính Xã lập báo cáo khối lượng cơ bản hoàn thành quy ra tiền theo gía thời điểm, gửi Phòng Tài chính thẩm tra và làm thủ tục ghi thu - ghi chi qua Ngân sách Huyện theo đúng quy định hiện hành. Hồ sơ thủ tục ghi thu - ghi chi phải được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt.
3. Chủ đầu tư tất cả các dự án thuộc Ngân sách Huyện, Xã đều phải mở Tài khoản cấp phát tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận vốn cấp phát của dự án theo quy định của Bộ Tài chính và Kho bạc nhà nước Trung ương.
Điều 7: Cấp phát vốn quy hoạch.
1. Điều kiện được cấp phát:
a) Quyết định của UBND huyện cho phép tiến hành lập dự án quy hoạch.
b) Dự toán chi phí cho công tác quy hoạch được UBND Huyện phê duyệt.
c) Được UBND Huyện ghi kế hoạch đầu tư.
d) Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và các tổ chức Tư vấn.
2. Cấp tạm ứng:
a) Khi có hợp đồng giao nhận thầu về công tác quy hoạch, Chủ đầu tư được cấp tạm ứng theo chế độ quy định là tối đa không quá 25% kế hoạch vốn hàng năm cuả hợp đồng thực hiện dự án.
b) Khi tạm ứng, chủ đầu tư gửi đến phòng Tài chính Huyện, giấy đề nghị tạm ứng kèm theo uỷ nhiệm chi. Tối đa sau hai ngày kể từ khi nhận được giấy đề nghị tạm ứng. Cán bộ cấp phát tiến hành kiểm tra, xem xét, báo cáo với Trưởng phòng Tài chính để tiến hành cho tạm ứng.
Khi có khối lượng quy hoạch hoàn thành số vốn tạm ứng sẽ được thu hồi vào lần thanh toán đầu tiên.
3. Cấp vốn thanh toán cho khối lượng hoàn thành.
Khi có khối lượng quy hoạch hoàn thành, chủ đầu tư gửi đến Phòng Tài chính các tài liệu sau:
a) Bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng công việc.
b) Bản tính chi tiết về các chi phí kèm theo bảng tổng hợp chi phí.
c) Phiếu đề nghị thanh toán kèm theo uỷ nhiệm chi.
d) Các chứng từ, hoá đơn có liên quan.
Tối đa sau hai ngày kiểm tra, cán bộ cấp phát báo cáo Trưởng phòng để tiến hành cấp phát vốn cho dự án.
Điều 8: Cấp phát khối lượng chuẩn bị đầu tư (CBĐT).
1. Điều kiện được cấp phát:
a) Văn bản của UBND Huyện cho phép tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư.
b) Dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư được UBND Huyện phê duyệt.
c) Được UBND Huyện ghi kế hoạch đầu tư.
d) Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và các tổ chức tư vấn, nhà thầu.
2. Cấp phát tạm ứng.
Chế độ, nguyên tắc cấp phát được thực hiện như cấp phát tạm ứng cho dự án quy hoạch.
3. Cấp khối lượng hoàn thành:
a) Khi có khối lượng chuẩn bị đầu tư hoàn thành, chủ đầu tư gửi đến Phòng Tài chính Huyện các tài liệu sau:
- Phiếu đề nghị thanh toán kèm theo uỷ nhiệm chi.
- Bảng kê giá trị khối lượng công tác chuẩn bị đầu tư hoàn thành.
- Biên bản nghiệm thu, bàn giao hồ sơ tài liệu theo hợp đồng đã ký.
- Các chứng từ khác có liên quan (nếu có)
b) Trong thời hạn tối đa 2 ngày, cán bộ cấp phát phải kiểm tra, báo cáo kết quả cho Trưởng phòng Tài chính Huyện để tiến hành cấp phát.
Điều 9: Cấp phát khối lượng giai đoạn thực hiện dự án.
1. Điều kiện được cấp phát:
a) Báo cáo dự án đầu tư và Quyết định đầu tư của UBND Huyện.
b) Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán; dự toán chi tiết công trình.
c) Được UBND Huyện ghi kế hoạch đầu tư.
d) Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và các tổ chức Tư vấn, Nhà thầu.
2. Cấp tạm ứng:
a) Đối tượng cấp tạm ứng là các công trình thuộc diện đấu thầu (công trình chỉ định thầu thì không thuộc diện được tạm ứng): Mức tạm ứng 10% giá trị gói thầu.
b) Khi tạm ứng vốn, Ban quản lý dự án gửi đến phòng Tài chính Huyện giấy đề nghị cấp tạm ứng, uỷ nhiệm chi, giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng của đơn vị trúng thầu.
Sau khi nhận được đề nghị tạm ứng vốn, cán bộ cấp phát xem xét tính pháp lý và báo cáo với Trưởng phòng Tài chính để tiến hành giải quyết tạm ứng.
Việc thu hồi giá trị tạm ứng được tiến hành dần vào các lần cấp phát giá trị khối lượng hoàn thành.
3. Cấp phát khối lượng hoàn thành.
a) Khi có khối lượng hoàn thành, Ban quản lý dự án gửi đến phòng Tài chính các tài liệu sau:
- Bản tính toán chi tiết giá trị khối lượng hoàn thành.
- Biên bản nghiệm thu khối lượng.
- Phiế u đề nghị thanh toán khối luợng xây lắp hoàn thành kèm theo uỷ nhiệm chi.
b) Sau khi nhận đủ hồ sơ tối đa trong 3 ngày, cán bộ cấp phát của phòng Tài chính kiểm tra khối lượng nghiệm thu, định mức, đơn giá, chất lượng công trình theo đúng chế độ quy định; Báo cáo kết quả kiểm tra cho Trưởng phòng Tài chính Huyện để giải quyết cấp phát cho dự án.
Điều 1: Quyết toán vốn đầu tư năm:
Khi kết thúc năm kế hoạch, chủ đầu tư phải lập báo cáo kế toán vốn đầu tư thực hiện trong năm gửi UBND Huyện, Phòng Tài chính, UBND xã và Ban tài chính Xã. Báo cáo kế toán gồm các nội dung sau đây:
1. Tình hình thực hiện đầu tư trong năm kế hoạch:
a) Giá trị khối lượng thực hiện trong năm và luỹ kế từ khởi công.
b) Số vốn được cấp phát trong năm và luỹ kế từ khởi công.
c) Giá trị khối lượng hoàn thành đủ điều kiện cấp vốn thanh toán (a-b).
2. Nguồn vốn đầu tư của Ngân sách Huyện, Xã và các nguồn vốn khác.
3. Chi phí ban Quản lý dự án, chi phí khác trong năm và luỹ kế từ ngày khởi công.
4. Báo cáo kế toán vốn đầu tư thực hiện hàng năm phải phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và kết quả đầu tư trong năm, các vấn đề khó khăn, tồn tại và kiến nghị biện pháp giải quyết.
Điều 11: Quyết toán dự án hoàn thành.
Khi dự án được hoàn thành đưa vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành gửi Phòng Tài chính Huyện.
Nội dung lập báo cáo quyết toán gồm các nội dung sau đây:
1. Tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án qua các năm gồm toàn bộ vốn đầu tư thực hiện dự án giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến kết thúc xây dựng đưa dự án vào sử dụng.
2. Các chi phí không tính vào giá trị tài sản bàn giao.
3. Giá trị tài sản bàn giao cho sản xuất, sử dụng:
a) Giá trị Tài sản cố định (TSCCĐ)
b) Giá trị tài sản lưu động (TSLĐ).
4. Đối với dự án thiết kế quy hoạch khi hoàn thành, và dự án kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư đều phải lập báo cáo quyết toán vốn như dự án hoàn thành.
Điều 12: Phòng Tài chính Huyện chủ trì thẩm tra quyết toán các dự án do UBND huyện quyết định đầu tư để trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt quyết toán.
Điều 13: Chế độ báo cáo:
1. Hàng tháng, quý, năm phòng Tài chính Huyện đối chiếu với Kho bạc Nhà nước Huyện về số vốn Ngân sách và các nguồn vốn khác đã cấp phát thanh toán cho từng dự án.
2. Phòng Tài chính Huyện báo cáo UBND Huyện, Sở Tài chính - Vật giá và Cục đầu tư Phát triển theo định kỳ về các chỉ tiêu sau đây:
a) Vào ngày 05 hàng tháng báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong tháng (theo mẫu 02/BC- XDCB)
b) Vào ngày 10 của tháng đầu quý báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản quý (theo mẫu 02/BC - XDCB).
c) Vào ngày 20/01 năm sau báo cáo tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm trước (Theo mẫu 03/BC-XDCB).
d) Vào ngày 20/01 năm sau báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư của các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng (theo mẫu 04/BC-XDCB).
3. Hàng tháng, quý, năm Cục đầu tư phát triển tổng hợp tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản huyện, Xã để báo cáo UBND Tỉnh, Tổng cục đầu tư phát triển, Bộ Tài chính.
Điều 14: Kiểm tra, giám sát.
Định kỳ hoặc đột xuất, Cục Đầu tư Phát triển và Sở Tài chính - Vật giá kiểm tra Phòng Tài chính Huyện về tình hình thẩm định khối lượng và phiếu giá thanh toán của các dự án; nghiệp vụ cấp phát vốn và các vấn đề liên quan khác.
Chương III
Điều 15: Trách nhiệm của UBND Huyện, Xã.
1. Thực hiện việc quản lý đầu tư và xây dựng theo phân cấp chức năng UBND Tỉnh giao.
2. Chỉ đạo công tác quản lý, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các dự án thuộc Ngân sách Huyện, Xã theo quy định tại Quyết định này.
Điều 16: Trách nhiệm của chủ đầu tư:
1. Thực hiện việc đầu tư xây dựng dự án theo đúng trình tự xây dựng cơ bản và nhiệm vụ được giao, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và tiết kiệm.
2. Cung cấp các tài liệu, tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản cho cơ quan Tài chính Huyện, Xã và cơ quan có liên quan khác.
3. Tiếp nhận và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm có hiệu quả, chấp hành đúng chế độ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Quy định này.
4. Báo cáo định kỳ và quyết toán vốn đầu tư theo quy định.
Điều 17: Trách nhiệm của cơ quan liên quan:
1. Cục Đầu tư và Phát triển:
a) Chịu trách nhiệm trước Tổng cục Đầu tư Phát triển, Bộ Tài chính, UBND Tỉnh về việc quản lý Nhà nước vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở địa phương.
b) Hướng dẫn. giúp đỡ Phòng Tài chính Huyện, về chính sách, chế độ và các vấn đề nghiệp vụ cụ thể trong quản lý, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản, chủ trì quyết toán vốn đầu tư dự án do UBND tỉnh quyết định đầu tư theo quy định tại Quyết định 1217/1998/QĐ-UB ngày 10/8/1998 của UBND tỉnh Nghệ An.
c) Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn báo cáo UBND Tỉnh và Bộ Tài chính.
2. Sở Tài chính - Vật giá:
a) Có trách nhiệm hướng dẫn phòng Tài chính UBND Huyện lập dự toán Ngân sách hàng quý, năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
b) Chỉ đạo hướng dẫn Phòng tài chính huyện thực hiện quản lý vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ.
3. Phòng Tài chính Huyện:
a) Đảm bảo đủ nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản để cấp phát vốn cho các dự án theo kế hoạch năm và mức chi hàng quý đã thông báo, tổ chức cấp phát vốn cho các dự án theo đúng chế độ quy định.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn chủ đầu tư lập và đăng ký kế hoạch cấp phát vốn và chế độ quản lý sử dụng vốn đầu tư, báo cáo định kỳ, lập báo cáo quyết toán.
c) Chủ trì thẩm tra quyết toán vốn đầu tư hoàn thành trình UBND Huyện phê duyệt đối với các dự án do UBND Huyện quyết định đầu tư.
d) Quyết toán nguồn vốn đầu tư phát triển theo quy định của quy luật Ngân sách Nhà nước.
4. Kho bạc Nhà nước
a) Tổ chức công tác thanh toán vốn đầu tư theo yêu cầu của Phòng Tài chính Huyện.
b) Tổ chức công tác kế toán vốn đầu tư thực hiện đối với từng dự án.
c) Xác nhận số vốn đã cấp phát thanh toán của từng dự án khi quyết toán và báo cáo định kỳ theo quy định.
Chương IV