Văn bản pháp luật: Quyết định 133/2002/QĐ-TTg

Phan Văn Khải
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 133/2002/QĐ-TTg
Quyết định
14/10/2002
09/10/2002

Tóm tắt nội dung

Ban hành Quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển

Thủ tướng
2.002
Thủ tướng Chính phủ

Toàn văn

chính phủ

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Ban hành Quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an,

Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan trong đấutranh

phòng, chống các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biêngiới, cửa khẩu và trên biển

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Phòng,chống ma tuý ngày 22 tháng 12 năm 2000;

Căn cứ Quyết địnhsố 150/2000/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệtChương trình hành động phòng, chống ma tuý giai đoạn 2001 - 2005;

Xét đề nghị của Bộtrưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quanthuộc Bộ Tài chính,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết địnhnày Quy chế phối hợp giữa các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sátbiển và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý tại địabàn biên giới, cửa khẩu và trên biển.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lựcsau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởngBộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởngcơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Quy chế

Phối hợp giữa lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng,

Cảnh sát biển và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống

các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biên giới, cửa khẩuvà trên biển

(Ban hành kèm theo Quyết định số 133/2002/QĐ-TTg

ngày 09 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Chương I

Những quy định chung

Điều 1. Trách nhiệm của các lực lượngCông an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan trong đấu tranh phòng,chống các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển:

1. Lực lượng cảnh sátphòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Bộ Công an chủ động phối hợp với các lựclượng chức năng của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan thực hiện cáchoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuýtại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển.

2. Lực lượng Bộ độiBiên phòng thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an, Hảiquan và chính quyền địa phương khu vực biên giới thực hiện các hoạt động phòngngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biên giới.

3. Lực lượng Cảnh sátbiển thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an, Bộ đội Biênphòng và Hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý các tội phạm về ma tuý trên biểnbao gồm địa bàn vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặcquyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

4. Lực lượng Hải quanthuộc Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòngvà Cảnh sát biển kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý các hành vi mua bán,vận chuyển trái phép các chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướngthần tại khu vực kiểm soát của Hải quan bao gồm các cửa khẩu quốc gia và quốctế, cửa thông quan hàng hóa, kho ngoại quan ...

Điều 2. Nguyên tắc phối hợp giữa lực lượngCông an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan:

1. Hoạt động phối hợpgiữa các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan dựatrên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng lực lượng đã được phápluật quy định, đảm bảo sự đoàn kết, hiệp đồng hỗ trợ lẫn nhau nhằm phát huy sứcmạnh và hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuýtại các địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển.

2. Đảm bảo công tácquản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý thống nhất theo chuyên ngành, tránh sơhở, chồng chéo, không cản trở lưu thông và các hoạt động hợp pháp qua biêngiới, cửa khẩu và trên biển.

3. Việc trao đổi thôngtin tội phạm, điều tra, thực hiện các biện pháp công tác nghiệp vụ phải bảo đảmtheo đúng chế độ bảo mật đã được quy định.

4. Cơ quan chuyêntrách phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Bộ Công an là nòng cốt và trung tâmphối hợp hoạt động giữa các lực lượng trong công tác phòng, chống các tội phạmvề ma tuý trên phạm vi toàn quốc kể cả địa bàn khu vực biên giới, cửa khẩu vàtrên biển.

Chương II

Nội dung phối hợp đấu tranh phòng, chống

các tội phạm về ma tuý tại địa bàn biên giới, cửa khẩuvà trên biển

Điều 3. Chế độ trao đổi thông tin, tàiliệu và xử lý tin báo, tố giác tội phạm về ma tuý giữa lực lượng Công an, Bộđội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan:

1. Bộ Công an, Bộ Quốcphòng và Bộ Tài chính trong phạm vi quyền hạn của mình thống nhất chỉ đạo lực lượngchuyên trách phòng, chống ma tuý các cấp phối hợp chặt chẽ trong công tác nắmtình hình và trao đổi thông tin liên quan đến tội phạm về ma tuý, để phối hợpđấu tranh phòng, chống ma tuý trên địa bàn và lĩnh vực được giao. Thực hiện chếđộ giao ban định kỳ tháng, quý, năm. Trong tình huống đột xuất, các lực lượngchủ động thông báo cho nhau để phối hợp giải quyết.

2. Cơ quan phòng,chống các tội phạm về ma tuý thuộc Bộ Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biểnvà Hải quan các cấp khi tổ chức đào tạo, tập huấn, hội thảo, hội nghị chuyên đềvề công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý có trách nhiệm thôngbáo để đại diện các cơ quan cùng cấp nói trên tham gia.

3. Chế độ, nội dung vàhình thức trao đổi thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác phòng, chốngcác tội phạm về ma tuý giữa các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sátbiển và Hải quan các cấp quy định như sau :

a) Các thông tin, tàiliệu về tình hình và hoạt động của tội phạm ma tuý do Bộ đội Biên phòng, Cảnhsát biển và Hải quan thu thập được có liên quan đến nội địa, nếu cần có sự phốihợp của lực lượng công an thì đơn vị nhận được thông tin, tài liệu phải kịpthời báo cáo cấp trên trực tiếp của mình, đồng thời thông báo ngay cho lực lượngcông an và các lực lượng có liên quan cùng cấp để phối hợp đấu tranh.

Lực lượng công an khicó thông tin, tài liệu về hoạt động của tội phạm về ma tuý liên quan đến địabàn biên giới, cửa khẩu, trên biển có trách nhiệm thông báo cho đơn vị trựctiếp của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan biết để phối hợp giảiquyết.

b) Bộ Công an có tráchnhiệm thông báo cho Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính về tình hình đấu tranh phòng,chống các tội phạm về ma tuý, những phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tộiphạm ma tuý trong nước và quốc tế, tình hình sản xuất, mua bán, vận chuyển, sửdụng, tàng trữ, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý ...

c) Hàng quý, lực lượngCông an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan cấp tỉnh (tỉnh có biêngiới) tổ chức giao ban để thống nhất đánh giá tình hình và công tác đấu tranhchống tội phạm ma tuý. Định kỳ hàng tháng, công an các huyện biên giới, các đồnBiên phòng, Chi cục Hải quan cửa khẩu và đơn vị Cảnh sát biển có trụ sở đóngquân trên địa bàn tổ chức giao ban trao đổi thông tin tình hình và thống nhấtcác biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ma tuý. Các cuộc giao bannày do lực lượng công an chủ trì.

d) Cơ quan chuyêntrách phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Bộ Công an có trách nhiệm tổng hợptình hình hoạt động của tội phạm về ma tuý ở khu vực biên giới, cửa khẩu, trênbiển và nội địa báo cáo lãnh đạo Bộ Công an thống nhất với Bộ Quốc phòng và BộTài chính để chỉ đạo thực hiện các chủ trương, kế hoạch, biện pháp giải quyếttrong từng giai đoạn.

Điều 4. Chế độ phối hợp thực hiện cácbiện pháp công tác nghiệp vụ:

1. Lực lượng Công anphối hợp với Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan các cấp trong việctuyên truyền để nhân dân khu vực biên giới, cửa khẩu và trên biển nắm vững phápluật về phòng, chống ma tuý, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm ma tuý, hậuquả và tác hại do ma tuý gây ra đối với đời sống xã hội; trên cơ sở đó phátđộng phong trào quần chúng tích cực tham gia phòng ngừa phát hiện và tố giác tộiphạm ma tuý.

2. Các đồn, tiểu khubiên phòng và phòng nghiệp vụ thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, cácđơn vị Cảnh sát biển, các Chi cục Hải quan cửa khẩu, biên giới và đơn vị nghiệpvụ của Hải quan cấp tỉnh phối hợp với lực lượng chuyên trách phòng, chống tộiphạm về ma tuý thuộc Bộ Công an cùng cấp thực hiện toàn diện các mặt công tácnghiệp vụ cơ bản tại các địa bàn do lực lượng mình quản lý.

Tại những địa bàn cơsở trọng điểm, phức tạp, nếu thấy cần thiết thì lực lượng chuyên trách phòng,chống tội phạm về ma tuý thuộc Bộ Công an chủ trì, phối hợp các lực lượng Bộđội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan tập trung xử lý dứt điểm.

3. Khi lực lượngchuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Bộ Công an có yêu cầu thựchiện công tác nghiệp vụ trinh sát ở khu vực biên giới, khu vực ngoại biên, cửakhẩu hoặc trên biển thì lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quantạo điều kiện cung cấp thông tin và hỗ trợ triển khai.

4. Khi lực lượng Bộđội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan thực hiện các biện pháp nghiệp vụphòng, chống ma túy thì lực lượng công an chuyên trách phòng, chống tội phạm matuý có trách nhiệm trao đổi thông tin, tài liệu về tình hình và hoạt động củatội phạm ma tuý ở địa bàn nội địa liên quan đến địa bàn biên giới, cửa khẩu vàtrên biển, đồng thời hỗ trợ các biện pháp nghiệp vụ cần thiết thuộc thẩm quyềnđược pháp luật quy định.

Điều 5. Chế độ phối hợp điều tra, xửlý các vụ, việc cụ thể:

1. Bộ đội Biên phòng,Cảnh sát biển và Hải quan các cấp điều tra, xử lý những hành vi phạm tội về matuý được quy định tại Chương XVIII Bộ Luật Hình sự năm 1999, trong địa bàn quảnlý của mình theo đúng thẩm quyền được quy định trong Pháp lệnh Tổ chức điều trahình sự, Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng, Pháp lệnh Cảnh sát biển và Luật Hải quan.Trong quá trình điều tra, nếu có yêu cầu thì Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biểnvà Hải quan được gửi người bị tạm giữ ở nhà tạm giữ hoặc trại tạm giam của lựclượng công an.

2. Lực lượng công ancác cấp khi nhận được yêu cầu của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quancùng cấp về việc truy bắt đối tượng, phương tiện phạm pháp từ biên giới, cửakhẩu hoặc trên biển chạy vào nội địa có trách nhiệm triển khai lực lượng phốihợp truy tìm, bắt giữ, sau đó bàn giao lại cho Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển,Hải quan hoặc tiếp nhận hồ sơ, để tiếp tục điều tra, xử lý.

Đối với các chuyên ánma tuý lớn do Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan phát hiện, xác lậpđấu tranh có đối tượng liên quan đến địa bàn nội địa cần làm rõ thì chuyển giaocho lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma tuý và cơ quan cảnh sát điềutra cùng cấp tiếp tục điều tra theo quy định của pháp luật (trừ các vụ án matuý thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra quân đội).

Đối với các chuyên án,vụ án do lực lượng công an xác lập đấu tranh, có đối tượng liên quan đến địabàn của lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan thì lực lượng Bộđội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan phối hợp, tạo điều kiện theo yêu cầu.

3. Đối với những vụ ánma tuý phức tạp, đối tượng có liên quan đến nhiều địa phương và nước ngoài cầnphải thành lập Ban chuyên án bao gồm Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biểnthì lực lượng công an chủ trì.

Trong trường hợp cácchuyên án do Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan phát hiện thì điềutra theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi có yêu cầu thì lực lượng công ancó trách nhiệm hỗ trợ và phối hợp.

4. Trường hợp lực lượngcông an có yêu cầu hoạt động nghiệp vụ, điều tra, trinh sát xác minh về tộiphạm ma tuý ở khu vực biên giới, cửa khẩu và trên biển thì lực lượng Bộ độiBiên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan có trách nhiệm phối hợp tạo điều kiệngiúp đỡ lực lượng công an hoàn thành nhiệm vụ. Lực lượng Công an có trách nhiệmhỗ trợ lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan khi các lực lượngnày có yêu cầu phối hợp trong địa bàn nội địa.

5. Sau khi hoàn thànhđiều tra, xử lý, các bên thông báo kết quả phối hợp và rút kinh nghiệm.

Chương III

Tổ chức thực hiện

Điều 6. Củng cố và kiện toàn lực lượngphòng, chống tội phạm về ma tuý:

1. Bộ Công an, Bộ Quốcphòng và Bộ Tài chính chủ động củng cố, kiện toàn tổ chức lực lượng chuyêntrách phòng, chống ma tuý của ngành mình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ củatừng lực lượng và yêu cầu của từng tuyến, từng địa bàn. Cán bộ, chiến sĩ làmcông tác phòng, chống ma tuý phải được tuyển chọn chặt chẽ; có phẩm chất tốt,lập trường vững vàng, kiên định; có trình độ nghiệp vụ, pháp luật và có nănglực; được ưu tiên trang bị phương tiện đi lại; phương tiện thông tin liên lạcvà vũ khí, công cụ hỗ trợ cần thiết, được bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống tộiphạm ma tuý kể từ khi đang theo học tại các trường nghiệp vụ của mỗi ngành.

2. Trong trường hợpcần thiết lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan cóthể thành lập các đơn vị đặc nhiệm phòng, chống ma tuý liên ngành trên cáctuyến, địa bàn trọng điểm. Các đơn vị này do lực lượng đề xuất chủ trì tổ chức,các lực lượng khác có trách nhiệm cử cán bộ tham gia.

Điều 7. Tổ chức thực hiện.

1. Bộ trưởng Bộ Côngan, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo, hướngdẫn thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu cần bổ sung, sửa đổithì Bộ Công an tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.

Hàng năm, tổ chức sơkết và thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật theo quy định.

2. Cơ quan chuyêntrách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ Công an có trách nhiệm theo dõivà kiểm tra việc thực hiện Quy chế này, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng,chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm kết quả thực hiện theo địnhkỳ./.

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=22205&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận