Văn bản pháp luật: Quyết định 140/2000/QĐ-BNN/KL

Nguyễn Văn Đẳng
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Quyết định 140/2000/QĐ-BNN/KL
Quyết định
05/01/2001
21/12/2000

Tóm tắt nội dung

Về việc công bố bản danh mục một số loài động vật hoang dã là thiên địch của chuột

Thứ trưởng
2.000
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Toàn văn

Bộ Nôngnghiệp và

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Về việc công bố bản danh mục một số loài động vật hoangdã là thiên địch của chuột

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

Căn cứ Chỉ thị số 09/1998/CT-TTg ngày 18/02/1998 của Thủ tướngChính phủ về các biện pháp cấp bách diệt trừ chuột bảo vệ mùa màng;

Trên cơ sở Thông tư số 05/1998/TT/BNN-BVTV ngày 06/5/1998 của BộNông nghiệp và PTNT v/v hướng dẫn triển khai thi hành Chỉ thị số 09/1998/CT-TTgngày 18/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm Lâm

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1:Nay ban hành kèm theo quyết định này "Danh mục một số loài động vật hoangdã là thiên địch của chuột ".

Điều 2:Nghiêm cấm việc khai thác từ tự nhiên các loài động vật hoang dã có tên trongdanh mục này, các hành vi vi phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật hiệnhành.

Riêngđối với 02 loài trăn đất và trăn hoa (nưa) thuộc giống Python và loàirắn hổ mang thường (Naja naja) là những loài động vật hoang dã có thểgây nuôi, nhân giống, sinh sản tại trại nuôi hợp pháp thì được phép kinh doanhsử dụng con sống và các sản phẩm của chúng. Việc kinh doanh con sống và các sảnphẩm động vật hoang dã nuôi phải có xác nhận trại nuôi và chứng nhận kiểm tranguồn gốc gây nuôi sinh sản từng lô hàng cụ thể của Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnhtheo quy định của pháp luật hiện hành

Điều 3 :Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4:Các ông Chánh văn phòng, Thủ trưởng các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ, Giám đốc SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm ở cáctỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cá nhân, tổ chức có liên quan chịutrách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

DANH MỤC MỘT SỐ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ LÀ THIÊN ĐỊCH CỦACHUỘT

(Ban hành kèm theo Quyết định số 140/ 2000/BNN-KL ngày21 tháng 12 năm 2000)

Ghi chú :         +++ : Thức ăn chính làchuột

                         ++ : Ăn nhiều chuột

 

TT

TÊN PHỔ THÔNG

TÊN KHOA HỌC

VÙNG SỐNG

MỨC ĐỘ ĂN CHUỘT

KHẢ NĂNG NUÔI SINH SẢN NHÂN GIỐNG TẠI TRẠI HIỆN NAY

CÁC NGUY CƠ ĐE DỌA NGOÀI TỰ NHIÊN

I. RẮN

 

 

1

Rắn dọc dưa

Tên khác : Rắn chuột / Hổ ngựa / Rắn Rồng / Mỏ vỏ /

(Lớp bò sát)

Elaphe radiata

Phổ biến toàn Việt Nam, đồng bằng nông thôn, trung du, miền núi

 

+++

Không

Bị săn bắt quá mức (thực phẩm). Chết vì ăn phải chuột bị đánh bả độc

 

2

Rắn ráo thường

Tên khác : Rắn Lải

(Lớp bò sát)

Ptyas korros

Phổ biến toàn Việt Nam, Đồng bằng trung du phong phú

++

Không

Bị săn bắt quá mức để ăn thịt và ngâm rượu thuốc, xuất lậu qua biên giới

 

3

Rắn ráo trâu

Tên khác :Hổ trâu/ Hổ chuột / Hổ hèo /

(Lớp bò sát)

Ptyas mucosus

Phổ biến toàn Việt Nam, Đồng bằng trung du phong phú

+++

Không

Bị săn bắt quá mức để ăn thịt và ngâm rượu thuốc, xuất lậu qua biên giới, ăn phải chuột bị bả

 

4

Rắn hổ mang thường

Tên khác : Hổ phì / Mang phì /

(Lớp bò sát)

Naja naja

(Rắn độc)

Phổ biến toàn Việt Nam, từ miền núi đến đồng bằng

++

 

Rất tốt, thành nghề truyền thống nhiều vùng, hướng kinh tế có triển vọng

Bị săn bắt quá mức để làm thực phẩm và làm thuốc, xuất lậu qua biên giới

 

5

Rắn cạp nong

Tên khác: Mai gầm /

Rắn đen vàng

(Lớp bò sát)

Bungarus fasciatus

(Rắn độc)

Phổ biến toàn Việt Nam, vùng đồng bằng ướt

++

Có khả năng nuôi sinh sản

Bị săn bắt quá mức để ăn thịt, làm thuốc, xuất lậu qua biên giới

 

6

Các loài thuộc Giống rắn lục

(Lớp bò sát)

Trimeruxurus

(Rất độc)

Phổ biến toàn Việt Nam, Trung du khô hạn đến đồng bằng ẩm cây bụi

++

Không

Ít bị săn bắt

 

7

Trăn đất

Tên khác : Trăn mốc / Trăn mắt võng /

(Lớp bò sát)

Python molurus

Phổ biến toàn Việt Nam nhưng chủ yếu là Trung và Nam bộ

++

Hình thành nghề truyền thống, rất phát triển ở phía Nam, hướng kinh tế rõ rệt

Bị săn bắt quá mức ngoài tự nhiên. Giảm sút vùng sống

 

8

Trăn hoa

Tên khác : Nưa /

Trăn gấm /

(Lớp bò sát)

Python reticulatus

Phổ biến trung bộ trở vào Nam, rất thích hợp Nam bộ

++

Hình thành nghề truyền thống, rất phát triển ở phía Nam, hướng kinh tế rõ rệt

Bị săn bắt quá mức ngoài tự nhiên. Giảm sút vùng sống

II. CHIM

 

9

Cú lợn trắng

(Chim lợn)

(Bộ cú)

Tyto alba

Phổ biến ở các thành phố thị xã trên toàn quốc

+++

Không

Ít bị săn bắt, có thể chết vì ăn phải chuột đã ăn phải bả độc

 

10

Cú lợn vằn

(Cú lợn lưng nâu)

(Bộ cú)

Tyto capensis

Phổ biến vùng trung du toàn quốc

+++

Không

Ít bị săn bắt, có thể chết vì ăn phải chuột đã ăn phải bả độc

 

11

Cú mèo

(Bộ cú)

Otus bakkamoena

Phổ biến toàn quốc

+++

Không

Bị xua đuổi vì mê tín, có thể bị chết do ăn chuột đã ăn phải bả độc

12

Giống thù thì

(Dù dì) vài loài

(Bộ cú)

Ketupa

Vùng núi và trung du toàn quốc

++

Không

Ít bị săn bắt

Suy giảm rừng cây lớn

13

Cú vọ lưng nâu

(Bộ cú)

Ninox scutulata

Phân bố rộng toàn quốc. Chủ yếu đồng bằng và trung du

+++

Không

Ít bị đánh bắt, có thể chết do ăn chuột đã ăn phải bả độc

 

14

Nhiều loài Cắt, Diều hâu (Bộ diều)

Họ Falconidae

Toàn Việt Nam, mùa đông xuất hiện nhiều vùng đồng bằng trung du

++

Không

Đôi khi bị săn bắt, bẫy

 

15

Diệc xám

(Bộ cò)

Ardea cinerea

Nhiều cá thể mùa đông di trú về Việt Nam, phổ biến ở đồng bằng

++

Không

Luôn bị đe doạ săn bắn

Vùng kiếm ăn bị thu hẹp

 

16

Mèo rừng (3 loài)

(Bộ ăn thịt)

1. Felis bengalensis

2. Felis viverina

3. Felis marmorata

Trung du vùng núi, toàn Việt Nam

+++

Không

Bị săn bắn, bẫy bắt , bị thu hẹp môi trường sống

 

17

Triết bụng vàng

(Bộ ăn thịt)

Mustela kathiah

 

Phổ biến rộng ở Việt Nam, mọi vùng

++

Không

Bị săn bắt quá mức để xuất khẩu lậu và làm đặc sản

 

18

Triết chỉ lưng

(Bộ ăn thịt)

Mustela strigidosa

Phổ biến cả nước, trung và nam nhiều hơn

++

Không

Bị săn bắt quá mức để xuất khẩu lậu và làm đặc sản

 

19

Cầy hương

(Bộ ăn thịt)

Viverricula india

Phổ biến toàn quốc,Trung du nhiều

++

Có triển vọng

Bị săn bắt quá mức để xuất khẩu lậu và làm đặc sản

Thu hẹp vùng sống

                                                                                                                                               


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=5733&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận